Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 630 : Bộc nghị chi tranh

Ngày đăng: 17:49 30/04/20


Viên Vĩ run run đưa tay ra, mở bản tấu chương, chỉ thấy trên đó dùng khẩu khí của ông ta, đàn hặc Trương Cư Chính thái độ không đoan chính, xem thường công việc, còn dùng ngôn từ mập mờ, thể hiện bất mãn với việc hoàng đế quá mức đề cao cha mẹ ruột, những lại xử tệ với Trương thái hậu...



Đương nhiên một lá đơn vu cáo, tuyệt đối không thể hoàn toàn bịa đặt, mà phải kết hợp với ba phần sự thực, mới làm bảy phần kia thành sự thực.

Nghiêm Thế Phiên hiển nhiên đã theo dõi Trương Cư Chính rất lâu, tìm ra sơ hở trong văn chương ca ngợi công tích mà hắn biên soạn.



Bài văn đó khen Gia Tĩnh đế hiếu lễ, đồng thời luận chứng bất kỳ nhi tử có hiếu nào gặp phải tình huống đó đều đưa ra lựa chọn tương tự, hoàng đế cũng không ngoại lệ.

Đáng lý điều này đúng lòng đế vương, Gia Tĩnh đế khi đó xem xong còn long nhan hớn hở, khoan khoái vô cùng.



Nhưng Nghiêm Thế Phiên tìm được điều công kích trong đó. Khi Trương Cư Chính luận chứng, lấy Anh Tông Bắc Tống làm ví dụ. Còn nhắc tới hai chữ "bộc nghị"...



Tống Anh Tông tên Triệu Thự, nguyên danh Tông Thật, là cháu của Bộc vương Triệu Nguyên Phân đệ đệ Tống Nhân Tông.

Nhân Tông là hoàng đế đời thứ ba của triều Tống, là đường thúc của Triệu Thự. Đáng lý ra Triệu Thự vô duyên với hoàng vị, nhưng Chân Tông không có con trai, hoàng vị liền rơi lên người hắn, vận mệnh nghe sao mà tương tự với Gia Tĩnh.



Hơn nữa hai vị hoàng đế số đỏ này còn cùng một loại người, đều vô cùng thông minh, lại vô cùng cố chấp, vì cùng một sự kiện mà phát sinh xung đột mãnh liệt với triều thần.

Đó là hiếu đáo một cách cố chấp, đăng cơ không lâu, cả hai đều diễn một vở hài kịch truy tặng danh phận cho phụ thân làm chân động triều đình.



Gia Tĩnh đế không cần nói, "đại lễ nghị" diễn ra oanh liệt được đưa vào sử sách, Anh Tông cũng chẳng chịu kém, "bộc nghị chi tranh" kéo dài cả nửa đời làm hoàng đế, cũng viết vào sử sách.



Nhân Tông qua đời, Anh Tông kế vị, triều đình thảo luận vấn đề xưng hô của Bộc vương cha Anh Tông.

Khi đó Nhân Tông mới qua đời 14 tháng, Anh Tôn hạ chỉ, đợi Nhân Tông tang tròn 24 tháng hẵng nói. Đó không phải là vì tôn kính Nhân Tông, mà là kế hoãn binh giảm bớt cản trở việc truy phong.



Khi đó Vương Khuê cầm đầu lưỡng chế cho rằng, Anh Tông kế thừa hoàng vị của Nhân Tông, phải gọi cha đẻ Bộc vương là hoàng bá. Còn Hàn Kỳ, Âu Dương Tu vì đón ý hoàng thượng, cho rằng Anh Tông nên gọi cha là Hoàng khảo, bọn họ thỉnh cầu Anh Tông đem cả hai phương án ra cho bách quan thảo luận:

*** khảo: Cha, mẹ đã mất.



Khi đó Anh Tông và tế tướng cho rằng, các đại thân nhất định có người tán đồng chủ trương bọn họ, nào ngờ tình hình trái ngược hoàn toàn, bách quan cực lực phản đối chuyện này, đa số tán đồng kiến nghị của quan viên lưỡng chế.

Nhưng Anh Tông dự mưu đã lâu, sao chịu thay đổi? Liền gây áp lực để bách quan thay đổi suy nghĩ. Có điều vì Tống triều không có đình trượng, mà hoàng đế không thể giết sĩ đại phu, cho nên Anh Tông cũng cảm thấy áp lực rất lớn, rất vất vả.



Đúng lúc đó nguyên phối của Nhân Tông hoàng đế là Tào thái hậu hay tin, đích thân viết chiếu thư nghiêm khắc chỉ trích đám Hàn Kỳ, Âu Dương Tu.

Cho rằng Anh Tông được kế vị, bởi vì là hắn làm con nuôi thừa tự của Nhân Tông, không thể gọi Bộc vương là cha nữa, cho nên không thể gọi là hoàng khảo, tức thì việc được định đoạt.



Con đường nhận cha của Anh Tông dường như thành vô vọng.



Thấy tình thế bất lợi cho mình, Anh Tông đành hoãn thảo luận việc này, nhưng ông ta không từ bỏ. Mà ngược lại, thông qua thời gian dài tranh luận, ông ta nhận thức được, muốn giành thắng lợi, chỉ có cách tranh thủ ủng hộ của thái hậu, mới cho bách quan một đồn trí mạng được.



Cuối cùng dùng một chiêu không sao tin nổi, ông ta sai Âu Dương Tu viết sắc chiếu thư "Bộc vương xưng hoàng khảo", giấu trên người, sau đó mời thái hậu ăn cơm, trong bữa ăn khóc lóc, bày tỏ mình đã nhận thức được sai lầm, muốn thay đổi cong người, không đòi hỏi gì nữa.



Quan hệ giữa Tào thái hậu và Anh Tông rất tệ, nhưng nghe nhưng lời chân tình tha thiết đó, lại nghĩ tương lai còn phải dựa vào Anh Tông, thái độ mềm xuống, bị Anh Tông dùng lời ngon ngọt chuốc say, sau đó lấy chiếu thư ra, lừa Tào thái hậu hồ đồ đóng dấu vào.



Hôm sau, Tào thái hậu tỉnh rượu mới biết nội dung chiếu thư, nhưng hối hận thì đã muộn, vì Anh Tông đã công bố thiên hạ, lập miếu hiệu cho Bộc vương, cấp vinh diệu hoàng đế.



Nhưng quyết định này bị triều thần kiên quyết kháng cự, quan viên can gián bao gồm cả Tư Mã Quang, thậm chí cả người trợ tá cho Bộc vương cũng đứng ra phản đối, làm Anh Tông không ngờ.


Từ Giai nhìn y:

- Ngươi mới có bao tuổi? Sớm muộn cũng có ngày ngươi ăn phát ngán.



Thẩm Mặc cười, đi theo ông ta rời Tây Uyển, tới một ngõ đối diện đường Trường An, chọn một tửu lâu vắng vẻ, lấy phòng bao tĩnh lặng, gọi mấy món ăn.



Đợi người phục vụ lui ra, Từ Giai lấy hai thứ từ trong ông tay áo cho Thẩm Mặc xem.



Xem xong, sắc mặt Thẩm Mặc nghiêm lại, hỏi:

- Thái Nhạc đã biết chưa?



- Chưa, nói cho hắn cũng vô ích, chỉ gây loạn thêm.

Từ Giai cười khổ:

- Kẻ này đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng.



Thẩm Mặc trầm giọng nói:

- Cổ nhân có câu, trừ ác trừ tận gốc! Câu này không sai chút nào. Nghiêm Thế Phiên một ngày không chết, Nghiêm đảng một ngày không đổ, lòng hại người của bọn chúng vĩnh viễn không ngừng. Không thể để bọn chúng hồi phục nguyên khí.



Y tức thật sự rồi, hiện giờ thế cục triều đình đã rõ,cái mới thay cái cũ là không thể tránh khỏi, cha con họ Nghiêm thức thời, thu mình lại, bảo toàn được cho con cháu, không tới mức thân bại danh liệt.



- Phải bọn chúng lúc nào cũng hám muốn quyền lực. Sau bảy ngày đại tang của phu nhân, Nghiêm các lão liền chuyển về ở Vô Dật điện, ban ngày hầu hạ bên cạnh hoàng thượng, buổi tối ngủ trong viện tử của ông ta, hai tháng rồi chưa về nhà một lần.

Từ Giai cười tự trào:

- Vốn cho rằng phu nhân ông ta chết, đáng lẽ phải tâm tàn ý lạnh, ai ngờ lại phát huy tinh thần phấn đấu chứ.



- Nghiêm Thế Phiên chẳng phải cũng thế sao, đáng lý không về quê đình ưu đã là trái đạo lý lắm ròi, lại còn không chịu ngoan ngoãn ở nhà, chạy khắp nơi xúi bẩy kích động, chỉ sợ thiên hạ không loạn, bách quan kinh thành ngứa mắt từ lâu.

Thẩm Mặc ôm quyền nói:

- Sư phụ, lần này người nên hạ quyết tâm rồi chứ?



- Ừ.

Từ Giai trịnh trọng gật đầu:

- Nếu không quyết định, ta cũng chẳng tìm ngươi giữa ban ngày ban mặt.



- Được, lần này nhất định phải cho hai cha con này xong đời.

Thẩm Mặc phấn chấn:

- Nếu không âm hồn không tan, làm người ta suốt ngày khó chịu.



- Ha ha ha, Chuyết Ngôn có kế hay rồi chứ?



- Sư phụ, xin người ghé tai lại đây.

Thẩm Mặc nói nhỏ.