Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 752 : Ngọc đàn
Ngày đăng: 17:50 30/04/20
Sáng hôm sau Thẩm Mặc phải dùng toàn bộ nghị lực mới bò dậy được, đánh răng rửa mặt, y phục chỉnh tề, mang theo ấn kinh lược, kiếm thiên tử , tới ngoài Tây Uyển, thỉnh cầu diện thánh, giao trả nhiệm vụ.
Hiện giờ cung cấm do Hoàng Cẩm định đoạt, đám tiểu thái giám tất nhiên ra sức lấy lòng bằng hữu thân thiết của Hoàng công công, một mặt đi bẩm báo, một mặt mời y vào phòng gác uống trà.
Thẩm Mặc đối đáp nhát gừng với đám tiểu thái giám, nghe bọn chúng kể thay đổi trong kinh năm qua. Có điều đám thái giám này hứng thú là ai "hoành tráng" hơn, chiêu bài cứng hơn, hiển nhiên càng thích những kẻ hoành hành bá đào, khinh nam hiếp nữ.
Thẩm Mặc nghe bọn chúng nói đi nói lại toàn mấy cái tên "Vương Kim", "Đào Thế Ân", "Cao Thủ Trung", dù không ở kinh, nhưng y luôn theo dõi nơi này, tất nhiên chẳng lạ gì.
Nói ra mấy vị này đều là đạo sĩ, phương sĩ, nhưng khác hẳn nhưng khác hẳn Thiệu Nguyên Tiết, Đào Trọng Văn.
Dù sao hai vị kia cũng là đệ tử Trương thiên sư trên Long Hổ Sơn, phải giữ thể diện, luôn bày ra vẻ thế ngoại cao nhân, luôn kiếm chế con cháu không cho nhiễu dân, nên có tiếng lành trong kinh, tín đồ vô số.
Nhưng sau khi hai vị đó qua đời, đám đạo sĩ bên cạnh hoàng đế đã không như trước nữa, Lam Đạo Hành mặc dù trung nghĩa vô song, nhưng người dân chỉ biết vị thiên sư này ăn mặc luộm thuộm, chẳng hề có khí chất. Hùng Hiển hạng yêu nhân mang họa , thiếu chút nữa hại chết hoàng đế không cần nói nữa.
Dù Lam Đạo Hành, Hùng Hiển liên tiếp xảy ra chuyện, làm Gia Tĩnh đế ý thức được bên cạnh mình toàn hàng động cơ bất chính, từng đuổi hết đạo sĩ trong cung đi. Nhưng ông ta bệnh nặng, ngày càng sợ cái chết, vì thế lại triệu tập "cao nhân" thiên hạ vào cung tu huyền.
Đám đại phái như Long Hổ Sơn, Lao Sơn đều đã thấy hoàng đế chẳng được bao ngày nữa, nào dám đâm đầu vào vũng nước đục? Nên ước thúc đệ tử không cho vào kinh. Nhưng đám đầu cơ không bao giờ thiếu, hạng bàng môn tà đạo liền nhân cơ hội tới bên hoàng đế cầu vinh hoa phú quý.
Bọn chúng không giống đệ tử chính phái, vì lấy lòng hoàng đế chuyện gì cũng dám làm, khiến Gia Tĩnh đế tự nhận anh minh thần võ ngày càng lún sâu.
Đám Vương Kim, Đào Thế Ân đều được mặc mãng bào, đeo đai ngọc, hưởng thụ đãi ngộ thượng thư, làm trong ngoài xôn xao, tới cả quốc vương Triều Tiên cũng nói với đại thần của mình :" Vương thượng sủng phương sĩ, lạm dụng quan hàm, e chẳng phải cái may của Trung Nguyên ..."
Nhưng Gia Tĩnh biết mình không sống được lâu nữa, nếu không thành công trong thời gian ít ỏi còn lại, đành vĩnh biệt hoàng vị, giang sơn của mình thôi.
Dưới sự uy hiếp của tử vong, Gia Tĩnh khát vọng trường sinh tới biến thái.
Tất nhiên dễ bị tiểu nhân lợi dụng, trước đó nói tới Vương Kim, thực ra hắn không phải là đạo sĩ, mà là một tên sĩ tử thi mãi không đỗ, nên muốn đi đường tắt, mua chuộc thái giám trong cung lấy được linh chi các nơi hiến lên, nặn thành "tiên đơn" cho hoàng đế, kết quả hoàng đế mừng rỡ, giữ lại thái y viện làm ngự y.
Vương Kim nếm được mật ngọt không chịu dừng tay, bắt con rùa đen nhuộm ngũ sắc, gọi là "ngũ sắc quy" hiến cho Gia Tĩnh đế, lần này hiệu càng tốt hơn, Gia Tĩnh đế lệnh bách quan dâng biểu, đề bạt hắn làm viện trưởng thái y viện, cho mặc mãng bào, hoàng ân vô song.
Thấy tên gia hỏa này hiến của báu được thánh sủng, đám tiểu nhân bốn phương học theo, điềm lành đổ về kinh thành như lũ, tựa hồ tiên dược ở Đại Minh triều đã biến thành củ cải trên mặt đất.
Ai cũng nhìn ra, chỉ Gia Tĩnh đễ là không, ông ta tin lời đám đạo sĩ, điềm lành xuất hiện liên tục là đại đạo của vương thượng sắp thành.
Đương nhiên còn có nguyên nhân, Gia Tĩnh đế dùng kim đan đám Vương Kim hiến lên, tinh thần khỏe khoắn, thậm chí khôi phục hùng phong nam nhân đã mất bao năm, càng thêm tin đám này, hạ lệnh trách mắng đại thần can gián, đồng thời nghiêm lệnh, ai dám khuyên là đình trượng.
Triều đường yên tĩnh ngay, mọi người biết Gia Tĩnh đế chưa từng coi thần tử là người, tuyệt đối không phải là dọa dẫm.
Trấn áp được tiếng phản đối, Gia Tĩnh tranh thủ tất cả thời gian chuyên tâm cầu đạo, ông ta nghe lời Vương Kim, kiến lập ngọc đàn, tập trung tất cả tiên đơn tiên thảo, tiên hỏ, tiên quy, tiên hạc ... Gom lại một chỗ hình thành điềm lành lớn.
Hoàng đế lệnh Vương Kim chọn chỗ trong kinh thành kiến tạo ngọc đàn, nghe nói vị trí đã chọn, nhưng vì đám Thát Đát chen ngang làm lỡ mất một tháng trời, giờ chắc là sẽ bắt đầu khởi công.
~~~~~~~~~~~
Chờ một lúc liền được hoàng đế triệu kiến, Thẩm Mặc theo thái giám tới cung Thánh Thọ. Gia Tĩnh đế thấy môn sinh đắc ý của mình rất là cao hứng, nhưng Thẩm Mặc báo cáo tình hình đông nam lại chẳng hứng thú, chưa nghe được vài câu đã mất kiên nhẫn hỏi:
- Ái khanh có biết trẫm liên tục được điềm lành không?
Thẩm Mặc sớm biết không tránh được câu hỏi này, cũng biết chẳng thay đổi được hoàng đế, nên ngậm miệng là hơn, nói mình với về kinh hôm qua chưa biết gì, Gia Tĩnh nói sao chỉ vâng dạ, chúc hoàng đế hồng phúc tề thiên, trường sinh bất tử ..
Gia Tĩnh đang nói tới cao hứng thì chuông đồng hồ vang lên, thấy đã đến giờ, liền nói:
- Trẫm phải làm pháp sự, không giữ ái khanh lại ăn cơm được.
Thẩm Mặc cáo lui, mặc dù tinh thần Gia Tĩnh đế rất tốt, nhưng Thẩm Mặc đã nhìn thấy khí đen trên mặt, theo lời năm xưa của Lý Thời Trân, vị hoàng đế này đã chết nửa người rồi, thôi thì cứ để cho ông ấy làm bừa đi... Thẩm Mặc tự an ủi mình.
Tất nhiên tới cung thì Thẩm Mặc phải đi thỉnh an Từ sư phụ rồi.
Trong cung đa phần nhận ra y, Thẩm Mặc đi thẳng tới trị phòng thủ phụ, cách rèm thấy Từ Giai đang viết gì đó, liền im lặng đứng ngoài đợi.
Qua rất lâu, Từ Giai dừng bút xoa cổ, nhìn thấy Thẩm Mặc vui mừng nói:
- Chuyết Ngôn, tới từ bao giờ thế? Mau mau vào đây.
- Học sinh vừa mới tới.
Thẩm Mặc cung kính thi lễ, Từ Giai bảo y vào ngồi, còn đích thân pha trà cho y:
- Tới không vào, đứng ngoài đó làm gì?
- Thấy sư phụ đang bận xử lý công văn, học sinh không dám quấy rầy.
Sắc mặt Từ Giai hơi quái dị:
- Hổ thẹn, hôm nay vi sư còn chưa làm việc.
- Vậy sư phụ đang làm gì?
- Viết thanh từ.
Từ Giai cười khổ:
- Gần đây hoàng thượng muốn tế thiên, lệnh ta tổ chức đại điển, truyền bách quan soạn thanh từ. Ta thân là thủ phụ, tất nhiên phải làm gương.
- Đại điển gì ạ?
Thẩm Mặc nhớ sắp tới làm gì có ngày nào đặc biệt.
- Hoàng thượng muốn lập ngọc đàn đặt điềm lành, quốc sự đành bỏ sang một bên, làm bồi bút cho hoàng thượng ...
Cảm khái một phen, Từ Giai thu lại tâm tình, vui vẻ nói:
- Ngươi làm việc ở đông nam rất tốt, ta rất mừng.
- Gây thêm không ít rắc rối cho sư phụ, học sinh thật áy náy.
Từ Giai lắc đầu :
- Chuyện nhỏ thôi, ta có giúp được gì ngươi đâu. Năm ngoái đám ngôn quan công kích ngươi nằm ngoài dự liệu lão phu, bù đắp đã muộn, làm ngươi oan ức rồi.
Thẩm Mặc cười:
- Người là thủ phụ nhưng cũng đâu quản nổi ngôn quan, huống hồ không có sư phụ trấn áp, đám người đó đâu chịu yên.
- Tốt, tốt.
Thẩm Mặc hiểu lý lẽ như thế, Từ Giai rất vui:
- Ngươi rất tốt, thật đó.
Thẩm Mặc không hiểu ý ông ta đành khiêm tốn vài câu.
Từ Giai chỉ tự cảm khái, không có y để y hiểu:
- Về là được rồi, gần đây sư phụ cảm thấy một mình khó chèo chống, đang đợi ngươi về đây.
Thẩm Mặc chẳng biết ông ta thật hay vờ, thuận theo qua loa cho có, Từ Giai hỏi:
- Vừa rồi hoàng thượng nói gì với ngươi?
Thẩm Mặc nhỏ giọng đáp:
- Chẳng có gì, hoàng thượng đã tẩu hỏa nhập ma, vài ba câu đã quay sang tu huyền.
- Ài, đúng thế, hoàng thượng ngày càng hoang đường, chẳng biết Đại Minh này còn hi vọng gì không?
Không ngờ ông ta bi quan như thế, Thẩm Mặc nói:
- Còn sư phụ, thiên hạ không loạn được.
- Dù ta còn rèn bằng sắt cũng chịu sao thấu.
Từ Giai lắc đầu:
- Huống hồ đồng liêu kẻ nào cũng có mưu đồ, loạn quốc không lo đoàn kết, còn đâm lén sau lưng ta, thật làm người ta chán nản.
Thẩm Mặc biết ông ta nói Cao Củng, nhưng không định xen vào, liền vờ như không hiểu.
Song Từ Giai không định tha cho y, nói thẳng luôn:
- Hôm qua Cẩm Y vệ đã giải Nhân Phù về kinh, đưa vào chiếu ngục tra khảo, ngươi đã nghe nói chưa?
Từ Giai gọi thẳng tên hiệu của Lưu Đào, nói rõ quan hệ thân mật đôi bên.
Thẩm Mặc kinh ngạc:
- Nhanh vậy?
- Có kẻ ngầm gây áp lực, sao chẳng nhanh.
Từ Giai lạnh lùng nói:
- Cao Túc Khanh giờ oai phong lắm, Cẩm Y vệ cũng phải nể mặt hắn.
Chiêu này của Cao Củng rất tuyệt, Lưu Đào ngoài nắm binh quyền, trong trấn áp Đô sát viện. Ông ta là tả đô ngự sử, có thể quay về bất kỳ lúc nào, cho nên đám ngôn quan đô sát viện luôn nương tay cho Từ đảng.
Nếu bảo Thẩm Mặc nói thì Từ Giai sai ở chỗ quá tham, biết tầm quan trọng của Lưu Đào thì đừng nên phái ông ta nắm binh, chẳng phải tăng thêm nguy hiểm sao? Nhưng giờ nói gì cũng đã muộn, y hiểu đau khổ của Từ Giai:
- Lưu Đái Xuyên đáng thương, văn võ song toàn, cả đời anh minh lại hồ đồ rơi vào cảnh này. Sư phụ, chúng ta có cách gì cứu ông ấy không?
Từ Giai dựa lưng vào ghế, lắc đầu:
- Nhân Phủ tuy oan, nhưng không thể cứu.
- Vì sao?
Thẩm Mặc không hiểu.
- Cao Củng nhìn như cương trực, nhưng trong lòng mưu kế gian hiểm. Ông ta dám công kích Lưu Đào trước mặt hoàng thượng, kỳ thực mục tiêu là ta.
Từ Giai ánh mắt âm trầm:
- Ông ta nghĩ ta nhất định sẽ cứu Nhân Phủ, cố làm hoàng thượng không vui, để hắt chậu nước bẩn lên người ta.
Thẩm Mặc thấy Từ Giai phân tích có lý:
- Ai cũng biết quan hệ giữa sư phụ và Lưu đại nhân, người mà khoanh tay ngồi nhìn, sẽ có kẻ nói ra nói vào.
- Đó là chỗ âm hiểm của Cao Củng.
Từ Giai thở dài bất lực:
- Cứu thì đắc tội với hoàng thượng, không cứu mất lòng đồng liêu. Chuyết Ngôn, ngươi có cách vẹn toàn không?
Thẩm Mặc nghĩ một lúc, nói:
- Xem ra chỉ có cách bỏ xe giữ tướng.
- Nếu bỏ quân tướng già này giữ được con xe lớn thì ta liều cũng được. Nhưng vấn đề là người ta đặt bẫy là để giết cả xe lẫn tướng.
Nói đi nói lại vẫn là tính bỏ Lưu Đào.
Thẩm Mặc tuy hiểu, nhưng không khỏi thất vọng, xem ra trong lòng vị thủ phụ này, chỉ cần giữ lấy thân có thể vứt bỏ bất kỳ ai. Y vẫn an ủi Từ Giai:
- Chính trường hay chiến trường đều không tranh thắng nhất thời, ai cười cuối cùng mới chiến thắng. Đành ủy khuất Lưu đại nhân, chỉ cần sư phụ ngồi vững, ông ấy còn có ngày trở lại.
- Mong là thế.
Từ Giai mặt nhẹ nhõm hơn:
- Chuyết Ngôn, có thấy ta tàn nhẫn không?
- Không phải sư phụ tàn nhẫn, mà là tranh đấu chính trị tàn nhẫn.
- Đúng thế.
Từ Giai gật đầu đồng cảm:
- Chuyết Ngôn này, ta có cảm giác một trận phong ba nữa sắp tới rồi.
Thẩm Mặc ưỡn thẳng lưng:
- Xin sư phụ chỉ giáo.
- Tháng tư nhận lệnh, tháng sáu tiến kinh, tìm được phòng đã là tháng tám, định quét tường treo vài bức tranh tự vẽ, nhưng nghĩ sắp vào đông, thôi đợi xuân ấm hãy tính.
- Nhà này thuê một năm bao nhiêu, sống trong kinh có khó khăn hơn không?
Y biết cái kiểu quan như Hải Thụy, sống ở nha môn còn tạm, vào kinh phải thuê phòng, chắc chịu không thấu.
- Một năm tám lượng, phải tìm rất lâu mới có.
Hải Thụy giọng thấp xuống:
- Bổng lộc hạ quan là một năm 30 lượng, nhưng triều đình phát một phần bảo sao, mỗi tháng có hai lượng, ngay thuê phòng ăn uống còn chưa đủ, phải dựa vào mẹ già và vợ tới xướng dệt kiếm thêm.
Tuy chưa từng nói ra miệng, nhưng hắn coi Thẩm Mặc là bạn mới nói lời này.
- Người ta nói tri phủ thanh liêm ba năm kiếm mười vạn bạc trắng.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Huynh làm quan phụ mẫu tám năm mà nghèo rớt mùng tơi.
- Thứ tiền bất nghĩa không cần.
- Không thể vơ đũa cả nắm được.
Thẩm Mặc cười xấu hổ:
- Nhiều người giàu đâu dựa vào tham ô phạm pháp.
- Đại nhân là ngoại lệ, nhưng quan lại gia cảnh giàu có thậm chí còn càng tham lam.
Hải Thụy thở dài:
- Luôn có vài con quả trắng, nhưng chẳng ảnh hưởng thiên hạ toàn quạ đen.
Chạm đúng nọc hắn lại bắt đầu:
- Muốn trừ tham thành công, phải dùng lại nghiêm hình thái tổ, tham ô trên 60 lượng là tử hình, tịch thu gia sản , hai phần cho người tố cáo, đồng thời lột da nhồi cỏ, treo trong huyện nha, xem còn kẻ nào dám. .. Nhưng đó là suy nghĩ khi làm quan địa phương, tới kinh hạ quan dần thay đổi rồi.
- Thế thì tốt.
Thẩm Mặc lén lau mồ hôi, suy nghĩ nguy hiểm này bỏ là tốt nhất nếu không văn võ toàn triều thành người cỏ hết, ai ngờ y mừng quá sớm, Hải Thụy nói chắc nịch:
- Hiện giờ hạ quan biết mầm họa ở đâu, nếu không trị tận gốc, tham quan giết mãi không hết được.
Thẩm Mặc tim thiếu chút nữa ngừng đập, y biết Hải Thụy nói ai, không chỉ y mà chí sĩ thiên hạ, không ai không oán hận người đó, nhưng không ai dám nói ra, ngược lại còn vắt óc ca ngợi, lấy lòng.
Hải Thụy thì không hề khách khí chỉ thẳng ra:
- Thượng bất chính hạ tất loạn, chính vì có một vị hoàng đế không quan tâm tới chính sự, không cần biết tai họa dân gian, chỉ biết tu huyền hưởng lạc, tin dùng gian thần, cho nên Đại Minh mới thành ra thế này.
Hắn nhìn Thẩm Mặc chằm chằm:
- Điều này hạ quan tin đại nhân biết, công khanh toàn triều cũng biết.
Thẩm Mặc bị hắn nhìn bối rối, không nói được lời nào.
- Đại nhận không phủ nhận là thừa nhận rồi, vì sao không ai dám khuyên bảo để hoàng thượng tỉnh ngộ?
Thẩm Mặc sờ mồ hôi lạnh trên trán, cười khổ:
- Ai dám nói, không muốn sống nữa sao?
Hải Thụy không phục:
- Chẳng lẽ vì bảo vệ bản thân mặc cho dân gian đau khổ, mặc quân phụ đã sai càng sai? Đó là hành vi của thần tử, của quan viên làm cha làm mẹ sao?
Bao năm rồi mới lại có người lên tiếng giáo huấn trước mặt y. Thẩm Mặc giờ mới hiểu, một người nói chuyện có tự tin, không chỉ liên quan xuất thân của kẻ đó, đa phần tới từ đạo đức và tư tưởng.
- Cương Phong huynh cao ngôn diệu ngữ, thực sự nghe một buổi hơn mười năm đọc sách, có điều lời này ngàn vạn lần đừng mang ra ngoài.
Hải Thụy nghe thế buồn nản, thầm nghĩ :" Té ra mình nói uổng phí nước bọt." Nhưng hắn kỳ vọng rất cao vào Thẩm Mặc, kiên nhẫn nói:
- Đại Minh nay trong lo ngoài loạn, nếu như chúng ta không can gián quan phụ chăm lo việc nước, làm sao xứng với bách tính thiên hạ, sao xứng với liệt tổ liệt tông?
- Huynh nói đúng cả, nhưng hoàng thượng từ nhỏ si mê tiên đạo, tới nay đã gần 60 năm, bệnh đã ăn vào tận xương, nếu như chịu nghe khuyên bảo thì đâu tới nước này?
Thẩm Mặc thở dài.
- Đại nhân nói đúng, hoàng thượng bệnh tới nước này lời nói nhẹ nhàng không còn tác dụng nữa.
Hải Thụy tán đồng, nhưng hắn chấp nhận số mệnh, ưỡn ngực nói:
- Bệnh của hoàng thượng phải dùng thuốc mạnh mới được.
- Thuốc mạnh gì?
Thẩm Mặc như ngồi trên bàn chông, y cảm giác được, Hải Thụy muốn đùa với lửa rồi.
- Hoàng Thượng ăn cam thảo mấy chục năm, sớm bị loài ngon ngọt lừa cho không phân biệt được phải trái nữa. Chỉ có hoàng liên vị đắng mới khiến người tỉnh ngộ được.
Hắn đứng dậy vái Thẩm Mặc:
- Xin đại nhân dùng chuyện Ngọc đàn nói rõ phải trái với hoàng thường, đem hết hiện trạng Đại Minh nói ra, để hoàng thượng biết, quốc gia đã tới bờ vực nguy hiểm, nếu còn mê đắm tu huyền, không lo việc nước, xa lánh trung thần, thì ngày vong quốc không còn xa nữa.
- Thuốc này quá nặng.
Thẩm Mặc ra sức lắc đầu:
- Bệnh đã lâu ngày, cơ thể hao tổn, phải dùng thuốc trung hòa điều dưỡng, dần dần mà trị mới có hiệu quả ... Không gấp được.
- Sao không gấp cho được? Đại nhân đợi được, nhưng bách tính thiên hạ không đợi được.
- Quá vội hỏng việc, làm như lời của huynh hậu quả khó dự liệu ... Sinh tử của chúng ta chỉ là việc nhỏ, chẳng may bị đám tiểu nhân thừa cơ gây sóng gió tàn hại trung lương, chẳng phải làm người thân đau đớn, kẻ thù vui sướng sao?
Thẩm Mặc gần như cầu khẩn:
- Không kích động được đâu Cương Phong huynh.
- Hạ quan không kích động. Trước kia triều chính rối loạn, ai cũng bảo tại Nghiêm Tung, giờ Nghiêm Tung đã chết, sao triều chính vẫn không khá lên, dân chúng vẫn khổ nạn trùng trùng? Vì mầm bệnh vẫn còn, hoàng thượng không tỉnh ngộ, Đại Minh vĩnh viễn vô vọng.
Hải Thụy nói từng chữ :
- Mọi người không can gián thì hạ quan làm! Tuy hạ quan chỉ là lang trung nho nhỏ, lời nói kkhông có giá trị, nhưng dùng máu rưới kim điện, để hoàng thượng động lòng, để làm gương cho bách quan.
Thẩm Mặc dù không biết lịch sử Đại Minh được là bào, nhân vật biết được càng đếm trên đầu ngón tay, không may trong đó có Hải Thụy, mà y còn biết sự kiện lưu danh sử sách của Hải Thụy là dâng sớ mắng hoàng đế.
Bi hơn hơn nữa, y không biết kết cục cuối cùng của Hải Thụy là gì, trên sách không nói, y cũng chẳng quan tâm, chỉ coi như câu chuyện mà thôi.
Nhưng hiện giờ chuyện xảy ra ở bên cạnh, câu chuyện thành thực tế trước mắt, với hiểu biết của y về hoàng thượng, Hải Thụy sẽ không được chết tử tế.
Điều này phù hợp với mệnh anh hùng, không xả thân vì nghĩa, sao được lưu danh mãi mãi?
Những lời của Hải Thụy còn làm Thẩm Mặc phát hiện mình đã ngày càng xa rời mục tiêu ban đầu, vì sao lại thế?
Vì y thiếu dũng khí.
Mặc dù đã làm rất nhiều chuyện, nhưng hoàng quyền bao phủ tất cả, những điều y làm chẳng qua xây thành trên cát, không tránh khỏi vận mệnh người đi cảnh tàn. Nhưng vì sợ hãi, làm mỗi lần cất bước về phương hướng đó, lại bất giác lùi lại.
Hiện giờ rõ ràng có một cơ hội để y tới gần mục tiêu hơn một bước, nhưng cái giá vô cùng thảm, làm hay không làm, có đáng làm hay không? Vấn đề này quanh quẩn trong đầu y.
Cả bữa cơm Thẩm Mặc đầu óc cứ để đâu đâu, món ăn thích nhất cũng không đụng đũa, qua loa vài miệng rồi cáo từ về phủ.
Hải lão phu nhân và Hải Thụy tiễn y ra tận cửa ngõ, nhìn kiệu đi xa mới về. Đóng cửa lại, lão phu nhân gọi con vào đông sương phòng, nghiêm mặt ngồi xuống bên cạnh bài vị trượng phu, bắt Hải Thụy quỳ dưới.
Hải Thụy tuy rất nghe lời mẹ, nhưng dù sao cũng đã trên 40 lại là mệnh quan triều đình, cảm thấy mất mặt lắm:
- Mẹ có chuyện gì thế?
- Cánh ngươi cứng rồi, ngay cả lời mẹ cũng không nghe nữa sao?
Hải lão phu nhân chống gậy hỏi:
- Hài nhi không dám, hài nhi làm sai điều gì, xin mẫu thân trách phạt.
- Ta hỏi ngươi, vừa rồi nói gì với Thẩm đại nhân?
- Không có gì.
Hải Thụy ngượng ngập nói:
- Tán gẫu mà thôi.
Hải lão phu nhân cười nhạt:
- Tán gẫu mà làm cho con cưng của trời như mất hồn, con ta miệng làm bằng thép mà.
- Có lẽ đại nhân có tâm sự, có lẽ là người không khỏe ...
- Thối lắm.
Hải lão phu nhân thô bạo cắt ngang:
- Giọng ngươi to như thế, ta ở bếp nghe rõ hết, sao dám nói mà không dám nhận.
- Mẫu thân đã biết sao còn hỏi.
Hải Thụy mặt đầy xấu hổ:
- Còn chỉ phát biểu ý kiến về quốc sự, Thẩm đại nhân không phải người ngoài, không sợ phiền toái gì đâu.
- Còn không chịu nói thật.
Hải lão phu nhân bị chọc giật thực sự rồi, run run chỉ mặt nhi tử:
- Vả miệng.
Hải Thụy tức thì tát mình một cái, thấy mẹ không bảo dừng, đành tiếp tục đánh, tính hắn cũng ương, người ta càng đánh càng nhẹ, hắn thì càng đánh càng nặng, một lúc sau mũi ứa máu.
Hãi lão phu nhân đứt từng khúc ruột, ôm bài vị cất tiếng khóc xé lòng:
- Lão gia, ông xem thằng nghịch tử muốn làm tim chúng ta tan nát, sao nó không để người ta yên tâm cơ chứ?
Thấy mẹ khóc ngất đi, Hải Thụy vội dựng tay, quỳ bò tới, ôm lấy chân bà:
- Mẹ, rốt cuộc hài nhi làm sai điều gì mà khiến người thương tâm như thế.
- Hải gia ta ba đời đơn truyền, nay mày lại sắp tuyệt tự rồi, mày có xứng với cha mày không?
Hải phu nhân vừa khóc vừa mắng:
- Ta thủ qua một tay nuôi mày khôn lớn, còn chưa được hưởng phúc ngày nào, mày lại muốn vứt mẹ ở lại mà đi, mày thấy mình có xứng với mẹ mày không?
Hải Thụy không biết nói gì, đành khóc trong im lặng.
Hải lão phu nhân tưởng mình làm con động lòng rồi, lau nước mắt nói:
- Con à, nghe mẹ nói một câu, nếu làm vạn tuế gia tỉnh ngộ, có mang cả nhà ta vào cũng đành. Nhưng chuyện này ngay quốc lão thượng thư còn không dám nói, con một viên quan nho nhỏ, bỏ mạng đi cũng như đá ném xuống giếng, vạn tuế gia sao chịu nghe? Dù có nghe cũng không sửa được.. Đừng quên chó không sửa được tính ăn phân ... Con à ...
Nghe mẹ nói như thế, Hải Thụy hết sức khổ sở:
- Mẹ, người từ nhỏ dạy hài nhi đọc sách, học thánh hiền. Không phải là muốn hài nhi vì dân vì nước, không thẹn với đất trời sao? Hiện giờ triều chính suy tàn, dân chúng lầm than, đám quan nhân kia chỉ biết bo bo giữ mình! Vừa rồi con nói với Thẩm đại nhân, mong ngài ấy can gián quân vương, làm việc đáng làm nhất thiên hạ. Ai ngờ ngài ấy một mực chối từ, xem ra hi vọng vào những người đó là không được nữa, hài nhi đành đứng ra, nếu không quân vương vĩnh viễn không hối cải, thiên hạ lê dân vĩnh viễn không có ngày giải thoát.
Sắc mặt lão phu nhân hòa hoãn hơn, vuốt ve khuôn mặt kiên cường của nhi tử:
- Mẹ cũng không bảo con đem cả tính mạng vào đó. Con à, nhà ta độc đinh, mẹ con vợ con còn đứa con chưa ra đời kia dựa mỗi vào con thôi. Nếu con có gì bất trắc, bảo chúng ta sống sao đây? Dù chết cũng ăn nói sao với cha con dưới suối vàng.
Hải Thụy có thể ưỡn thẳng lưng trước Thẩm Mặc, nhưng đối với người nhà mình, hắn chỉ có áy náy.
- Mẹ nghe thuyết thư tiên sinh nói, tất cả có vận số, trời đưa Nghêu Thuấn xuống, bốn phương bình an là do ban phúc; quân vương vô đạo, thương sinh cơ cực cũng là kiếp số thiên định, không phải phàm nhân có thể thay đổi được. Chẳng phải mẹ tham sống sợ chết, con vốn chẳng phải hợp làm quan, giờ tri phủ cũng đã làm rồi, chẳng phụ tài học. Nếu triều đình u ám, bỏ quan mà đi ... Ở Quỳnh Châu còn mấy mẫu ruộng cằn, đủ nuôi mấy người chúng ta, hưởng hạnh phúc gia đình chẳng hơn là bị dày vò sao?
Hải Thụy cuối cùng cũng gật đầu:
- Mẹ, con hiểu rồi, con không làm việc lỗ mãng đâu.
Hải lão phu nhân thấy lời khuyên không uổng, vui vẻ gật đầu, sờ gò má sưng vù của con, trách:
- Thằng bé này không biết nặng nhẹ, đó là mặt mình ...
- Không phải là mông người khác . ... Chứ gì ạ, con biết mà.
Lão phu nhân cuối cùng cũng cười, tiếng cười hai mẹ con phảng phất mang đi hết tất cả chuyện vừa xảy ra.