Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 777 : Tây phong kính(1+2)

Ngày đăng: 17:51 30/04/20


Bầu trời mây đen rậm rạp, mặc dù đã là giờ Mẹo, nhưng vẫn đưa tay không thấy năm ngón.



Trước Thừa Thiên môn treo cao tám cái đèn lồng lớn, bởi lẽ quốc tang chưa hết nên còn dùng vải trắng che, ánh sáng thảm đạm chiếu vào trên người các quan viên hậu triều trước cửa cung, chiếu rọi ra từng khuôn mặt âm trầm thậm chí kinh khủng. Bầu không khí cực kỳ trầm trọng, đã hình thành đối lập rõ nét với tràng diện náo nhiệt bình thường nói giỡn pha trò của chúng quan viên trước khi bước vào Thừa Thiên môn.



Đoàn người trầm mặc hơi có gây rối, các quan viên theo tiếng nhìn lại, thấy dưới dẫn dắt của hai ngọn đèn lồng, các Đại học sĩ cùng nhau đi tới từ phương hướng nội các, hiển nhiên các các lão đã một đêm chưa ngủ để mà nghiên cứu đối sách.



Bách quan nhìn xung quanh, muốn nhìn ra chút manh mối từ trên mặt các các lão...Một thấp một cao đi tuốt đằng trước là thủ phụ Từ Giai và thứ phụ Cao Củng. Từ các lão vẫn như giếng cạn không có sóng, ai cũng đừng nghĩ nhìn ra cái gì, nhưng từ trên sắc mặt xanh đen của Cao các lão là có thể đoán được, thế cục hình như xấu hơn tưởng tượng nhiều.



Các các lão luôn đến đúng thời gian, vừa mới đứng ổn định tại triều ban, trên lầu canh liền vang lên tiếng chuông, Thừa Thiên môn từ từ mở ra, bách quan im lặng xếp thành hàng, nối đuôi nhau mà vào. . .



Trên Kim điện, Long Khánh hoàng đế đã sớm đợi ở đó rồi, mặc dù ưa thích an nhàn, nhất là không thích sáng sớm, nhưng tiếng báo nguy liên tiếp truyền đến đã làm cho hoàng đế trẻ tuổi phải trắng đêm mất ngủ, lần đầu tiên khẩn cấp muốn gặp các đại thần của hắn.



Khi bách quan hô to vạn tuế, hoàng đế cảm thấy có cảm giác an toàn hơn, nhưng trong tiếng nói của quan tuyên dụ Hồng lư tự thì rất nhanh lại biến mất, quan tuyên dụ trước tiên tuyên đọc bí tấu của tổng đốc Tuyên Đại - Vương Chi Cáo: "Thần dò xét biết được Lỗ tù Yêm Đáp suất lĩnh 8 vạn thiết kỵ đã từ Tấn Trung vòng qua Đại Đồng, đã chấn động kinh sư, thỉnh xin tiếp ứng, hoặc tăng thêm quan Cư Dung."



Lại tuyên đọc cấp tấu của kế liêu tổng đốc Tào Bang Phụ: "Hơn 3 vạn kỵ binh của bộ Thổ Man Thát Đát đã men theo bờ sông tiến tới cửa Cổ Bắc, Kế trấn báo nguy."



Mặc dù Long Khánh không để tâm đối với chính sự, nhưng Đại Minh thiên tử thủ biên giới, hắn đương nhiên biết Đại Đồng và Kế trấn chính là ngõ Đông Tây của kinh thành, hiện giờ đông đại môn đã bị vượt qua, tây đại môn cũng ngập nguy cơ, đã hình thành thế kẹp giữa, hiển nhiên lần này người Mông Cổ đến đây là rất có tính toán.



Thế là, sau khi Long Khánh hoàng đế đăng cơ, đạo thánh chỉ nghiêm khắc đầu tiên đã ra đời. Quan Tuyên dụ tiếp nhận một đạo chỉ dụ do thái giám đưa cho, rồi cao giọng tuyên đọc: "Biên tướng sợ địch khiếp chiến, Binh bộ tê liệt, khiến Thát Lỗ tiến quân thần tốc, còn muốn động đến đế kinh của ta, trẫm rất buồn lòng, chúng thần các ngươi chẳng phải hổ thẹn sao?"



Nghe được hoàng đế chỉ trích, Từ Giai đứng dậy khỏi cẩm đôn, suất lĩnh bách quan dập đầu thỉnh tội.



- Dập đầu có ích lợi gì, đứng lên hết đi. - Long Khánh cũng không biết là tức giận hay là không đủ hơi, giọng cũng hơi run: - Nhanh chóng thương nghị ra một đối sách đi, đừng đợi người ta binh lâm thành hạ.



Từ Giai đỡ cẩm đôn đứng dậy, cung kính an ủi hoàng đế:

- Bệ hạ bớt giận, mặc dù Thát Lỗ thế tới mãnh liệt, nhưng triều đình cũng làm đầy đủ chuẩn bị, tất sẽ không tái diễn thảm kịch Canh thú chi biến .

Rồi nghiêng đầu nhìn Dương Bác ở đối diện:

- Cứ mời Binh bộ phân trần cho hoàng thượng đi.



Mặc dù tình huống đã hết sức khẩn cấp, nhưng từ trên mặt Binh bộ thượng thư Dương Bác nhìn không thấy một tia kinh hoảng, đời này hắn đã gặp qua nhiều sóng gió, bất cứ lúc nào cũng có thể bảo trì bình tĩnh. Hắn đứng ra khỏi hàng tấu:

- Khải tấu bệ hạ, từ năm ngoái cựu thần tiếp nhận phòng vụ của kinh thành tới nay, vẫn một mực mưu cầu chuyển biến chiến lược phòng ngự của kinh thành, từ cư trọng ngự khinh(nắm giữ binh quyền để khống chế chính quyền) ban đầu cố thủ thành Bắc Kinh đã chuyển hướng lấy toàn bộ phòng ngự của vùng kinh kỳ làm điểm. Vì đạt được mục đích này, vi thần không ngừng điều Vệ kỳ quân bên ngoài luân phiên thao luyện tại kinh sư, cũng điều chỉnh một loạt phương tiện quân sự diêu tương hô ứng, hiện tại quan binh kinh doanh đã hoàn thành huy động, binh của cần vương các nơi cũng vào đúng vị trí, đã xây dựng một hệ thống phòng ngự ngoại vi, mặc dù không phải là thiên y vô phùng, nhưng khi công phá trước quân trấn ngoại vi của chúng ta, người Mông Cổ sẽ không dám tự tiện vượt qua Lôi Trì, mơ ước kinh thành.



Nghe xong Dương Bác nói, Long Khánh đã ổn định tâm trạng, long nhan đại duyệt nói:

- Thảo nào phụ hoàng muốn giao việc phòng vụ kinh kỳ cho Đại tư mã, ngài quả là định hải thần châm của Đại Minh ta.



Nghe hoàng đế tán thưởng, Dương Bác thản nhiên cười nói:

- Nhưng phòng vụ của kinh kỳ cấu trúc trong thời gian ngắn ngủi, vả lại kinh phí vẫn chỉ như giật gấu vá vai, đặc biệt là khuyết thiếu binh lực cơ động, cho nên. . . Bảo vệ kinh đô thì được, nhưng đẩy lui địch có lẽ bất lực.



Lão đầu cũng tự mình biết mình, thủ hạ của hắn chỉ có không tới 1 vạn kỵ binh, còn lại đều là bộ binh, lấy bộ binh đối kỵ binh thì thủ thành có thể, nhưng dã chiến cơ động thì đành chịu, cho nên sớm đưa ra cảnh báo trước, để tránh khỏi tương lai có người tham tấu mình thấy địch sợ hãi, không dám xuất chiến.



- Triều đình nuôi quân, không phải chỉ dùng để thủ vệ kinh thành. - Cao Củng vừa nghe liền không vui, ra khỏi hàng nói: - Nếu như 10 vạn đại quân không dám ra khỏi thành, ngồi xem bách tính chịu cảnh đồ thán, vậy thiên tử tử thủ biên giới còn có ý nghĩa gì nữa?



Những lời này làm cho Dương Bác đỏ lừ mặt, hừ một tiếng nói:

- Không phải ta không muốn bảo dân, quả thật lực bất tòng tâm. Hiện thực như vậy, có khóc cũng làm được gì? Nếu như Cao các lão cảm thấy ai có thể làm được chuyện này, thì ta nguyện nhượng hiền.



- Đừng tranh luận nữa...

Thấy hai người muốn gây tranh chấp, Từ Giai lên tiếng ngắt lời:

- Cứ mời hoàng thượng quyết định đi.



- Nguyên ông. . .

Long Khánh thầm nghĩ, ta thì quyết được gì chứ? Hắn liền nhìn sang Từ Giai:

- Ngài nghĩ thế nào?



- Ý của cựu thần là, trước tiên làm tốt phòng ngự của kinh kỳ, phải đứng ở thế bất bại.


Thoạt nhìn, khai biên hỗ thị là một biện pháp tốt để tiêu trừ chiến tranh, vĩnh viễn hưởng hòa bình, nhưng sự thực cũng không phải như vậy -- bởi vì chỉ có dưới tiền đề thực lực ngang nhau thì mậu dịch mới có thể mang đến hòa bình. Hiện thực lại là người Mông Cổ mạnh mẽ, Minh triều nằm ở thế yếu, người ta không có khả năng thành thật buôn bán với ngươi, cấm mấy con ngựa ốm già khú lại muốn đổi lấy hàng hóa giá trị nghìn vàng, ngươi có cho không? Không cho thì ta phá ta cướp. Người Hán có khôn khéo mấy cũng không thể kiếm được tiền tại hỗ thị nữa, cho nên bách tính rất không ưu thích việc này, triều đình thì càng coi đó là sự sỉ nhục.



- Đàm phán khai biên, đây đều là việc của Lễ bộ.

Nghe xong Trương Cư Chính nói, Từ Giai nhìn qua Thẩm Mặc:

- Ngươi là Lễ bộ thượng thư thì tới cùng có thái độ gì?



- Trải qua những gì lúc nãy lão sư nói, cho nên thứ cho học sinh nói thẳng, không có võ bị thì không đủ để nói chuyện gì, trên chiến trường đánh không lại, trên bàn đàm phán thì không thắng được.



Lần này Thẩm Mặc đã biểu đạt rõ ràng quan điểm của mình:

- Hôm nay Thát Lỗ xâm phạm, phá thành trì của ta, giết bách tính của ta, làm nhục quốc thể của ta, và mưu toan dùng võ lực uy hiếp ta khai biên hỗ thị, nếu như lúc này thái độ của chúng ta mềm yếu, chỉ có cầu hoà, sẽ chỉ khiến nó tự cho là đắc kế. Cho dù lần này thối lui, sau này nếu có chút không như ý thì sẽ lại xua quân tới lần nữa. Có một sẽ có hai, có hai sẽ có ba, tuyệt sẽ không khách khí với chúng ta. Trên đời này không có thứ sài lang ăn no, chỉ có súng săn đã lên đạn. Chưa đánh mà đã đàm phán, Lễ bộ thượng thư này ta thà không làm nữa.



- Nói rất đúng.



Trương Cư Chính ở bên tán thành:

- Học sinh cũng thấy như vậy, phải đánh một trận, cho dù đánh không thắng cũng phải cho thát tử biết, nam nhi nhà Hán ta có quyết tâm nhục tất báo.



Thấy hai học sinh cùng trở nên nhiệt huyết, Từ Giai chỉ đành cười khổ nói:

- Hai đứa nói thì dễ dàng lắm, vạn nhất thua thì mặt mũi của thủ phụ ta cũng không hay ho gì, còn hai người đề xướng các ngươi còn phải trả giá bằng cả sĩ đồ...



- Sư tướng, có đôi khi không thể quá tiếc mình được.



Một câu nói ngăn lại của Trương Cư Chính khiến người ta mơ hồ thấy được, tiểu Trương đại nhân tràn đầy nhiệt huyết hơn mười năm trước:

- Không quản hậu quả thế nào, học sinh nguyện ý thượng thư xin chiến.



- Học sinh cũng vậy.



Thẩm Mặc đứng lên đi tới bên cạnh Trương Cư Chính, nhưng thái độ của y hòa hoãn hơn:

- Lão sư, chỉ đánh một trận không lớn không nhỏ trận mà thôi, thắng thì một vốn bốn lời, cho dù thất bại cũng không ảnh hưởng toàn cục, sẽ không nghiêm trọng thế đâu.



Từ Giai lâm vào trầm ngâm, trong ấn tượng của ông ta mỗi lần Thẩm Mặc kiên quyết như vậy đều có chắc chắn tất thắng. . . Nếu như lần này cũng không ngoại lệ thì đương nhiên tốt rồi. Dù sao Từ Giai cũng muốn dùng một lần thắng lợi để cho thấy sự khác biệt giữa mình và Nghiêm Tung, hái xuống cái nón cam thảo quốc lão.(chỉ phận cam chịu)



Đương nhiên ông ta phải suy nghĩ đến thất bại thì làm thế nào, vẫn là câu nói đó, làm quan đã đến tầng cấp này không cầu công lao. Nếu muốn hạ quyết tâm này cũng không phải là chuyện dễ dàng gì.



Cuối cùng Từ Giai cũng không có gật đầu, nhưng cũng không đưa ra quyết định, chỉ nói muốn suy nghĩ thêm, sau đó bảo hai người về trước.



***



Đi ra khỏi từ Tử Cấm thành, bước trên con đường Trường An Trương Cư Chính hỏi Thẩm Mặc:

- Ngươi nói lão sư có khả năng đáp ứng không?



- Đã nói là suy nghĩ thêm rồi, còn có hy vọng gì nữa? - Thẩm Mặc lắc đầu nói.



- Không cần thiết. - Trương Cư Chính nói: - Lấy lý giải của ta đối với lão sư, lần này ông ấy đã tâm động thật rồi.

Dừng một chút mới nói:

- Nhưng lấy tính cách của lão sư, hơn phân nửa là sau khi do dự, tất cả lại như cũ.



Đây khác nào như chưa nói? Thẩm Mặc trợn trắng mắt, không tiếp lời.



- Ý của ta là, lúc này yêu cầu chúng ta giúp lão sư hạ quyết tâm. - Trương Cư Chính cười ra tiếng.



- Huynh có ý kiến hay à? - Thẩm Mặc liếc hắn một cái.