Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 786 : Tranh chấp(1+2+3)

Ngày đăng: 17:51 30/04/20


Kỳ thực hộ tống trên biển chẳng có được lợi nhuận cao như thế, theo lời hứa của Thẩm Mặc thì sẽ phải lấy một nửa lợi nhuận ra cho hoàng thất.

Nhưng đám Từ Hải sẽ không dị nghị, với đám hải thương giàu sụ, chút lợi ích đó có là gì, cho hết hoàng gia cũng chẳng sao. Lợi ích tương lai mang lại còn lớn hơn nhiều, vì chỉ dựng lên lá cờ "hoàng gia", thì đại nghiệp lớn Thẩm Mặc vẽ ra cho họ mới triển khai được.



Thẩm Mặc sở dĩ luôn được đám hải tặc ủng hộ , thậm chí sùng bái là vì y luôn có phương án mọi người cùng có lợi.

Y luôn tin một điều, có tiền cùng hưởng chung mới có thể lâu dài, nếu không đám tổn thất sẽ nhảy ra gây sự.

Cho nên cái giá y báo với Long Khánh kỳ thực bao hàm cả tiền cho đám thái giám trong cung tham ô, hi vọng có bạc rồi, bọn chúng ít hoành hành hơn.



Cái cách nhìn chừng như đơn giản này kẻ khác không học nổi, vì tầm mắt bọn họ chỉ giới hạn trong miếng bánh Đại Minh, cho nên nỗ lực cứu quốc đặt hết vào "bài trừ tệ nạn".



Năm xưa đi học đọc sách cải cách của Trương Cư Chính, Thẩm Mặc thấy thật kinh thiên động địa. Nhưng cùng kiến thức tăng lên, y chẳng mù quáng tin tưởng vào cải cách nữa.

Vì trong một cái hệ thống khép kín, muốn cải cách kính tế là cực khó, làm lợi cho người này sẽ tổn hại cho người khác.



Dưới tình huống đó, đấu tranh sẽ rất quyết liệt, mà quần thể có lợi trước đã thâm căn cố đế, dù nhất thời bị trấn áp cũng có thể chuyển bại thành thắng.

Cho nên bất kỳ cải cách kinh tế nào trong hoàn cảnh bế tắc cũng thường là thất bại, dù nhìn tựa như thành công, chẳng qua là chuyển đổi lợi ích lên người khác, tiếp tục người ăn thịt người mà thôi.



Thẩm Mặc tỉnh táo không muốn học theo Trương Cư Chính, nếu không động tới lợi ích của đám đại địa chủ, đại gia tộc chỉ có kết thúc trong thất bại.

Tạm biệt Long Khánh trở về Văn Uyên các, thì mọi người đã thu thập đồ đạc, kết thúc buổi làm việc buổi sáng, Thẩm Mặc cười ngượng ngập cùng bọn họ tới nhà ăn.



Trong bữa cơm Trần Dĩ Cẩn nói với Thẩm Mặc, Trương Cư Chính chủ động muốn xin cùng gian với Lý Xuân Phương, cho nên hai bọn họ sẽ làm việc cùng một gian.



Thẩm Mặc thì thấy thế nào cũng được, dù sao có phải là ngủ cùng một giường đâu, có điều thái độ của Trương Cư Chính cho thấy, quan hệ hai bên đã không thể giống như trước được nữa.



Chuyện trong dự liệu, Thẩm Mặc chẳng để trong lòng, y quan tâm là thái độ của Từ Giai và Cao Củng.



Cao Củng đang lớn tiếng nói chuyện tình hình kinh tế năm nay, thỉnh thoảng còn hỏi ý kiến mọi người.

Từ Giai thì chỉ chuyên tâm ăn uống, một lúc sau no bụng là đứng lên rời đi.



Nhìn theo bóng lưng Từ Giai, Cao Củng cười có chút khoái trá, tuy rất kín, nhưng những người ở đây là ai? Sao thoát khỏi con mắt của họ được? Thầm nghĩ :" Cao các lão sắp nở mày nở mặt rồi."



Chuyện hoàng đế ban chữ cho bốn vị đế sư đã lan truyền đi, trong đó lộ ra tin tức chính trị quá rõ ràng. Nhất là bốn chữ "khải hoành nguyên sư" của Cao Củng, thủ phụ còn gọi là nguyên phụ, hoàng đế cho Cao Củng chữ "nguyên", bảo Từ Giai phải tự xử ra sao?



Quả nhiên mấy ngày tiếp ngay cả sự khách khí bề ngoài của Cao Củng với Từ Giai cũng chẳng có, đương nhiên cũng không thể đơn giản cho rằng là "đắc ý ngông cuồng", vì phong cách làm việc của hai người quá lớn.



Như quan trường bình luận, Hoa Đình chuyên ban ơn, Tân Trịnh chuyên chuốc oán. Một người cầu mọi chuyện vẹn toàn, một người đặt hết lòng vào quốc sự, bất kể danh dự, không tránh mâu thuẫn, chuyện gì cũng chú trọng công tâm.



Hai cách làm việc này sinh vô số mâu thuẫn, một khi có bên nào không nhịn nữa, xung đột sẽ công khai hóa.



Hôm đó nội các thu được tấu chương đàn hặc tuần phủ Quảng Đông là Bàng Thượng Bằng, Lý Xuân Phương đọc xong thấy tình hình nghiêm trọng, liền báo cáo với Từ Giai:

- Thủ phụ, chư vị các lão, mấy ngày qua nội các thu được bảy bán táu, đều đàn hặc tuần phủ Quảng Châu, đây là chuyện lớn, xin thủ phụ và các vị thương lượng định đoạt.



Ba người Thẩm Mặc mới nhập các, chưa có nhiệm vụ gì cụ thể, yêu cầu của Từ Giai với bọn họ là mau chóng thoát khỏi xử lý sự vụ cụ thể ở bộ, đứng ở lập trường toàn cục xem xét vấn đề. Cho nên giờ việc bọn họ làm là quan sát và học tập.



- Tội danh gì?

Từ Giai bỏ mắt kính xuống, hỏi:



- Chủ yếu là cưỡng chế đo đạc lại ruộng đất ở Quảng Châu, làm lòng người hoảng loạn, thân sĩ đương địa liên hợp lại kháng cự, kết quả xảy ra xung đột, chết mười mấy người, tạo thành ảnh hưởng các liệt.

Lý Xuân Phương tiến hành tổng kết:

- Chẳng trách ngự sử đất Việt đồng lòng dâng tấu đàn hoặc ông ta.



*** Đất Việt chỉ hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, kiểu đất Lỗ chỉ Sơn Đông vậy.



Cao Củng chen vào:

- Ngươi nói đàn hặc ông ta toàn là ngự sử Quảng Đông?



- Vâng, ở quê xảy ra chuyện này, khẳng định có hương thân phụ lão viết thư kể khổ với bọn họ, vì thế nổi giận dâng thư cũng là có thể thông cảm được.

Lý Xuân Phương ôn hòa, không có nghĩa là hắn không có quan điểm, hắn nói giúp ngự sử đất Việt là có ý ủng hộ họ đàn hặc Bàng Thượng Bằng.



*** Nhất điều biên pháp: Cải cách trọng yếu thế kỷ 16, thường gọi là điều biên hay biên pháp, nôm na gom hết thuế khóa lao dịch một huyện gom làm một.



- Chẳng phải là Bàng Thượng Bằng đang thí điểm "nhất điều tiên pháp" sao?

Quách Phác thắc mắc:

- Thế nào lại bắt đầu đo đạc đất đai, chẳng lẽ ông ta mở rộng nó rồi?

Quách Phác. sao trắng biết nguyên do trong đó, vờ không biết là vì muốn liên hệ "đo đạc ruộng đất" với "biên pháp" mà thôi.
- Có học sinh ở đây, sư phụ muốn học sinh làm gì?



- Ta không cần ngươi đi nói xấu Cao Củng.

Từ Giai thong thả nói:

- Như thế chỉ khơi lên tâm lý phản nghịch của tân đế, còn hoài nghi ngươi bịa đặt thị phi, được không bằng mất.



Trương Cư Chính thầm thở phào, hắn thực sự sợ Từ Giai đưa ra yêu cầu đó, sau này hắn sao dám đứng trước mặt Long Khánh nữa.



- Năm xưa vi sư ngầm làm những việc vì hoàng thượng, xem ra hoàng thượng chưa biết, còn cho rằng ta và Nghiêm Tung cùng một duộc.

Từ Giai nắm được vấn đề, biết Long Khánh tâm tư đơn thuần, sở dĩ không tín nhiệm mình là vì hiểu lầm, chỉ cần giải thích rõ là có cơ xoay chuyển:

- Ngươi không cần thổi phồng, cứ đem việc mình biết nói với hoàng thượng, nếu người còn kiên trì dùng Cao Củng, vi sư sẽ chủ động nhượng hiền.



Trương Cư Chính gật đầu, Từ Giai làm gì cũng không giấu hắn, nên hắn biết Từ Giai giúp Dụ vương bao nhiêu.



Thực sự mà nói, năm xưa kỳ thực Gia Tĩnh đế càng ngả về phía Cảnh vương hơn, thêm vào cha con Nghiêm Tung đâm bị thọc chọc bị gạo, địa vị của Dụ vương hết sức nguy ngập, dưới tình huống đó, nếu không có Từ Giai bảo vệ, riêng bằng nhân mã của Cao Củng, căn bản không thể xoay chuyển tình thế.



Đừng quên năm xưa khi đấu tranh kịch liệt nhất, Cao Củng chỉ là một thị độc của Dụ vương, Trương Cư Chính chẳng qua chỉ là bạn học, còn Thẩm Mặc thì chẳng biết đang ở đâu.

Lúc đó Từ Giai chức cao quyền lớn, được Gia Tĩnh tín nhiệm, luôn ngầm bảo hộ, nếu không Dụ vương chẳng có ngày đăng cơ.



Từ Giai làm việc quá kín đáo, tất nhiên tránh trược cha con họ Nghiêm thù hận, nhưng cũng chẳng được Dụ vương cảm kích, cho nên tới giờ Dụ vương coi Từ Giai là kẻ giảo hoạt, khi đại cục đã định mới đầu cơ chính trị, đương nhiên không có thiện cảm.



Nhưng cũng cần nói thêm Từ Giai làm thế chẳng phải vì thiện cảm gì với Dụ vương, mà vì giữ lại đường lui mà thôi.



Ban đêm, Trương Cư Chính đột nhiên ý thức được, năm xưa sư phụ việc vì cũng bàn mưu với mình, e rằng muốn bồi dưỡng là thứ yếu, quan trọng hơn là muốn mình làm nhân chứng, để hôm nay sử dụng.



Nếu đúng là thế thì tâm cơ của Từ Giai quá sâu, Cao Củng đấu sao được? Càng nghĩ càng có khả năng này, mồ hôi lạnh túa ra, không ngủ nổi.



Cuối cùng hắn quyết định, tuy bản thân tán thưởng Cao Củng hơn, nhưng ông ta bại chắc rồi, mình không thể đứng hai thuyền được nữa.



Mấy hôm sau, Từ Giai liền tạo cơ hội cho hoàng đế và Trương Cư Chính gặp riêng, bảo hắn giảng giải triều chính trước kia, cho hoàng đế mau chóng gánh vác trách nhiệm nên có.

Mấy tháng trước nội các đã quyết định chia nhau ra giảng giải cho hoàng đế, Trương Cư Chính chưa nhận quốc sự, nhận việc này là hợp lý.



Cho nên không ai để tâm, nhưng hai ngày sau, ti lễ giám tới tuyên chỉ phong Từ Giai làm Ngân Thanh Vinh Lộc đại phu Thượng Quốc Trụ, thiếu sư kiêm thái phó, đồng thời cho hai nhi tử hưởng thế tập Cẩm y vệ chỉ huy thiêm sự. Đây gần như là vinh dự tối cao của thần tử rồi.



Đám Cao Củng chấn kinh, không hiểu vì sao thánh tâm thay đổi.



Bọn họ còn chưa kịp phản ứng, Từ Giai đã khấu đầu tạ ơn nói:

- Khởi tấu bệ hạ, tả tướng quốc Từ Đạt, đệ nhất công thần, cũng chỉ được phong là tả trụ quốc, khẩn xin bệ hạ miễn cho thần chức này.



Mọi người thầm than :" Có thể giữ được tỉnh táo trước vinh diệu tột đỉnh, Từ các lão đúng là khiến người ta khâm phục." Nhưng không biết rằng ông ta nhớ tới sư phụ Hạ Ngôn của mình là đại thần duy nhất có vinh diệu này, kết cục thân bại danh liệt, cho nên Từ Giai mẫn cảm với cái "thượng trụ quốc".



Long Khánh sở dĩ muốn cấp ông ta vinh dự tối cao này vì báo đáp ân bảo hộ năm xưa. Hôm trước Trương Cư Chính kể chuyện cũ tiền triều, đến đoạn nhị vương tương tranh, Long Khánh cảm thán:

- Khi đó trẫm bị phụ hoàng xa lánh, bách quan cho rằng Cảnh vương đắc thế, nên đều tránh trẫm, thậm chí có kẻ vì lấy lòng Cảnh vương mà nghĩ cách làm trẫm bêu xấu ... Chỉ có mấy vị sư phụ kiệt lực bảo hộ, chúng ta mới ngồi đây hôm nay.



- Bệ hạ quá khen rồi.

Trương Cư Chính nghiêm nghị nói:

- Kỳ thực khi ấy chúng thần căn cơ trong triều mỏng manh, Cao sư phụ chức cao nhất cũng chỉ là Quốc tử giám tế tửu mà thôi, chỉ bằng mấy người chúng thần, không cách nào đối phó được với Cảnh vương và cha con họ Nghiêm.



Long Khánh nghe ra ẩn ý, hỏi:

- Khanh nói, có người ngầm giúp đỡ?



- Vâng, có thể nói đỡ cho bệ hạ trước tiên đế, có tư cách đối đầu với cha con họ Nghiêm, đủ khiến Cảnh vương kiêng kỵ, chỉ có thứ phụ Từ các lão.



- Sao trẫm chưa bao giờ nghe qua?

Long Khánh kinh ngạc.



- Từ các lão thân phận đặc thù, là cận thần của tiên đế, là gai trong mắt cha con họ Nghiêm, nếu biểu lộ lập trường quá rõ, chẳng những khiến tiên đế nghi kỵ, mà còn làm cha con họ Nghiêm xử lý, sẽ hại hoàng thượng.

Trương Cư Chính bình thản nói:

- Nhưng Từ các lão một lòng vì người là không cần nghi vấn. Từ Hoa Đình tán thướng vi thần, chuyện gì cũng thương lượng, cho nên thần là người duy nhất biết được...

Tiếp đó kể từng việc Từ Giai ngầm bảo hộ Long Khánh ra sao..



Long Khánh hồi lâu không nói, hôm sau liền có cảnh kể trên.