Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 787 : Sứ giả tới (2)
Ngày đăng: 17:51 30/04/20
Thẩm Mặc khuyên:
- Nghi thức quá nhiều, hoàng thượng sốt ruột, sau này không tiếp kiến sứ đoàn nữa thì sao?
Từ Giai nghĩ cũng phải, Long Khánh lười tới độ người ta nghe mà nản, vì để hắn thêm hứng thú với quốc sự, cứ đơn giản chút thì hơn, nên bảo Thẩm Mặc an bài, ông ta không hỏi tới nữa.
Kết quả địa điểm tiếp kiến ngoại sứ an bài ở tây noãn các hoàng đế thích nhất.
Trong tây noãn các, Long Khánh đế nhìn thấy Sa Vật Lược sống mũi cao, tóc đỏ mắt xanh, mặc nho phục màu tìm, ngẩn ra một lúc sau đó hỏi Thẩm Mặc ở bên cạnh:
- Đây chẳng phải người Hồi sao?
- Trông giống mà thôi ạ, thực ra cũng không giống lắm.
Thẩm Mặc không ngờ Long Khánh còn biết người Hồi, liền giải thích.
Long Khánh cũng chỉ nói thế thôi, chứ hắn cũng có thấy người Hồ bao giờ đâu, chẳng qua đọc sách miêu tả thấy giống, liền nói với Sa Vật Lược:
- Nghe ngươi nói tiếng Hán không tệ.
- Cám ơn hoàng thượng khen ngợi, thần ngưỡng mộ thiên triều, nên khắc khổ học tập văn hóa Đại Minh.
Phong độ trưởng giả nho nhã của Sa Vật Lược đúng là dễ làm người ta sinh thiện cảm.
- Hiếm có, ngươi bao nhiêu tuổi rồi? Tới Đại Minh mấy năm? Từng ở đâu?
Long Khánh tò mò hỏi.
- Bẩm hoàng thượng, thần năm nay tròn 60, tới Đại Minh 4 năm, từng ở Thượng Hải, Tùng Giang, Hàng Châu, Nam Kinh, năm ngoái tới Bắc Kinh, được thấy sự phồn hoa hưng thịnh vô cùng của Đại Minh.
Long Khánh vui vẻ hỏi:
- Tới nhiều nơi quá nhỉ, biết nói tiếng Tùng Giang không?
- Thần hơi biết mà thôi.
- Ngươi dùng tiếng Tùng Giang trả lời câu trên xem.
Sa Vật Lược liền dùng tiếng Tùng Giang trả lời lại.
Long Khánh quay sang Thẩm Mặc:
- Ông ta nói thế nào?
Thẩm Mặc cười:
- Tốt hơn thần, luận thiên phú ngôn ngữ, thần không so được với Sa tiên sinh.
Long Khánh rất cao hứng:
Mục đồng, mục đồng à, chỗ ở dễ đổi, lòng chẳng dễ đâu.
Vui buồn do tâm sinh
Tâm bình vui khắp chốn.
Tâm ảo chẳng chốn vui.
Ngươi đi rồi có thể vứt bỏ tâm của mình sao?
Vì sao chẳng để tâm mình bình hòa?
Tìm lấy chốn yên tĩnh nơi núi rừng ngươi có.
Tiếng đàn mang theo ý vị Côn khúc, nhưng lại hoàn toàn khác với âm nhạc phương đông, càng có sức cảm nhiễm và biểu đạt hơn. Ca từ điển nhã đơn thuần, nhưng làm lòng người chìm đắm trong trầm tư.
Long Khánh cảm thấy khúc ca như khắc họa tâm linh của mình, Lý phi thì chìm đắm trong âm nhạc, nước mắt chan hòa. Thẩm Mặc thất thần hỏi bản thân, mình liệu có giống mục đồng kia, tới ngọn núi xa, phát hiện nó chẳng đẹp như trong tưởng tượng? Mục tiêu mình khổ công theo đuổi, thực sự thích hợp với dân tộc Hoa Hạ hay sao?
Rất lâu sau mọi người mới tỉnh lại, muốn khen hay, nhưng lại thấy khen thì quá tục, mãi một lúc lâu, Long Khánh mới nói:
- Thứ này thật thần kỳ, bỏ xa nhạc khí Đại Minh, trẫm thấy sau này có thể dùng nó diễn tấu thiều nhạc.
*** thiều nhạc: Khúc nhạc của vua Thuấn.
Thẩm Mặc khó khăn nuốt nước bọt:
- Bệ hạ, cái này e không ổn.
Long Khánh chỉ thuận miệng mà nói thôi, mau chóng chuyển đề tài:
- Vừa rồi ngươi hát bài do ai viết thế?
- Là do thần viết.
Sa Vật Lược trả lời:
- Tổng cộng có tám bài, gọi là Tây cầm bát khúc, thần vừa diễn tấu khúc Mục đồng du sơn.
Không ngờ ca khúc đầy ý cảnh Trung Hoa lại do người Tây sáng tác, Long Khánh phục thật rồi, luôn miệng nói:
- Chẳng phải Đại Minh mới có tài tử.
Long Khánh nhớ lời nhờ vả của Lý phi, liền bảo Sa Vật Lược:
- Trẫm muốn phái nhạc công học nhạc khí Tây Dương, không biết ý tiên sinh ra sao?
Với thân phận đế vương có thể tôn kính người như thế, đó là chỗ cảm lòng người của vị hoàng đế này.