Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 795 : Chi bằng trở về
Ngày đăng: 17:52 30/04/20
Từ sau khi đàn hặc Gia Tĩnh mà không chết, Hải Thụy an tĩnh một thời gian dài, vì hắn không muốn bị người ta liên hệ với "chửi tiên đế".
Thế nhưng lần này đột nhiên không biết vì sao nhảy ra dâng sớ biện giải cho Từ Giai, nói chuyện năm xưa Từ công là tì vết, nhưng công khanh khắp triều có ai không phải thế? Chẳng qua là vì tự giữ mình mà thôi, huống hồ Từ công đã bù đắp sai lầm, Cao Củng sai phái Tề Khanh công kích, kỳ thực chẳng qua mưu toan chiếm quyền.
Bị một số kẻ cố ý thúc đẩy, lời nói của Hải Thụy bị phóng đại vô số lần, tức thì quan viên các bộ ào ào dâng tấu hưởng ứng Hải Thụy, thúc giục hoàng đế mau mời Từ các lão về, tru sát gian tặc Cao Củng.
Cuộc chiến lan tới địa phương, quan viên các tỉnh tranh nhau liên danh dâng tấu, xin cho Từ các lão quay lại, đồng thời rêu rao Cao Củng tội đại ác.
Tức thì vạn dân một lòng, cả nước dấy lên phong trào đảo Cao.
Tương ứng là nội các vô chủ, các thần không còn lòng dạ làm việc, triều đình rối loạn, chính vụ đình trệ, hạ thuế, thi Hội, biên phòng, rất nhiều đại sự ở trước mắt, nếu tiếp tục loạn, hậu quả không dám tưởng tượng.
Thế nhưng Từ Giai vẫn tỏ vẻ thương tâm quá độ, không mặt mũi nào đối diện với đại thần triều đình, nên không đồng ý với thỉnh cầu của bọn họ, còn liên tục dâng tấu khẩn mong hoàng thượng cho mình về quê.
Từ tháng ba tới tháng tư, Từ Giai tổng cộng dâng 20 bản tấu từ chức, làm bất kỳ ai cũng không thể hoài nghi sự kiên quyết của ông ta.
So với Cao Củng không biến tiến thoái, hành động của Từ Giai càng cao mình, càng được thiện cảm của quan viên. Ngay Dương Bác cũng cùng mấy đại thần, dâng tấu xin hoàng đế nhất định giữ lại Từ các lão.
Đáng lý Hồ Ứng Gia đàn hặc Dương Bác, sau đó dẫn lửa đốt Cao Củng, đôi huynnh đệ đồng cảnh ngộ phải chung vai đối địch mới đúng, hiện giờ Dương Bác tỏ thái độ này, tuy là thái độ của một nguyên lão nên có, nhưng không khỏi khiến người ta rùng mình ... Cao Túc Khanh đã tới nước bị chúng bạn rời bỏ rồi.
Cuối cùng hoàng đế bao phen an ủi, công khanh khắp triều hưởng ứng, Từ các lão đành miễn cưỡng quay về nội các. Thế nhưng phái phản động chưa ngã, chưa tới mức uống rượu mừng công.
Vì thế tam pháp ti liên hợp tấu thỉnh nghiêm trừng Tề Khang, Long Khánh bấn loạn, đầnh đồng ý giáng chức điều ra ngoài.
Bại cục của Cao Củng đã định, lòng người tan rã, từ sau khi Tề Khang rời đi, ngay cả môn sinh thân tín của ông ta cũng không dám tới nhà nữa.
Tới đây Từ Giai nắm ưu thế áp đảo, tiếp theo là đánh chó rớt xuống nước.
Mỗi tên cuối cùng "giết chết" Cao Củng, bắn ra từ Nam Kinh.
Đầu tháng nam, Nam Kinh hộ khoa đô cấp sự trung Sầm Dụng Tân, ngự sử Doãn Giáo đề xuất kinh sát thập di.
Quan viên bị bãi truất trong kinh sát ngay cả hoàng đế cũng không giữ lại dùng được, dây là quyền uy vô thượng của lại bộ và đô sát viện, nhưng lục khoa cũng có thể đề suất "kinh sát thập di", quan viên bị đánh trúng, thành sỉ nhục cả đời, không còn cơ hội trở mình.
Lúc này ngôn qua Bắc Kinh đấu đá tưng bừng với Cao Củng, nên không tiện đề xuất thập di, trách nhiệm này rơi vào Nam Kinh.
Theo thông lệ, nội các luôn được miễn trừ thập di, chưa từng có các thần nào bị thập di, nhưng lần này ngôn quan Nam Kinh chĩa mũi giáo vào Cao Củng, đàn hặc "năm chuyện gian tà" của Cao Củng, lấy trình tự pháp luật kéo ông ta xuống đài.
Tất cả đều nhìn ra, thắng bại đã phân, quan viên 36 nha môn hai kinh sợ Từ Giai tính sổ vì thái độ ám muội, thậm chí ủng hộ Cao Củng của mình, tranh nhau dâng tấu vạch tội Cao Củng, tỏ rõ lập trường của mình.
Dưới áp lực ngạt thở đó, một màn kịch tồi tệ diễn ra, rất nhiều môn sinh của Cao Củng chuyển mũi giáo, mong giữ mình. Hộ bộ tả hữu thị lang Từ Dưỡng Chính, Lưu Thế Càn đồng khoa đồng môn đồng hương của Cao Củng, thường ngày quan hệ mật thiết, sợ họa cũng vội dâng tấu đàn hặc.
Nhưng bọn họ không dám ra mặt, muốn xủi bẩy Cát Thủ Lễ dâng tấu cùng, nhưng Cát Thủ Lễ năm xưa không chịu phụ họa Nghiêm Tung, sao chịu hạ mình xen vào cuộc công kích đi quá giới hạn này? Vì thế kiên quyết từ chối.
Dù thượng thư đại nhân không chịu ký tên, bọn họ bày ra "sớ không tên" làm người chê cười, lấy danh hộ bộ bày tỏ thái độ.
- Vô sỉ.
Thấy tấu sớ "hộ bộ" dâng lên, Trương Cư Chính phẫn nộ ném nó xuống đất:
- Thật không ngờ, Từ Dưỡng Chính làm thế cũng đành, nhưng Lưu Thế Càn được Cao tướng nâng đỡ, lại cũng dâng sớ, còn lời lẽ nghiêm khắc quá người khác, đây là thái độ gì.
- Bình thường.
Trần Dĩ Cần cười nhạt:
- Trong quan trường không ít kẻ coi mũ ô sa là mục đích cuối cùng, chỉ cần để bọn họ tiếp tục làm quan, lễ nghĩa liêm sỉ đều vứt hết.
- Không phải tất cả đề như thế.
Lý Xuân Phương lắc đầu:
- Như Cát lão, Chu lão không hề hùa theo.
- Ài nói sao đây, suy đồi về đạo đức, thoái hóa về nhân phẩm ..
Quách Phách cau mày :
- Biến cố Tả Thuận môn đã đánh gẫy hết sống lưng người đọc sách, giờ chỉ còn lũ sài lang.
- Đám súc sinh này luôn đê tiện nhất, chúng đi theo sau hổ báo đi săn, kiếm đồ thừa, nhưng khi hổ báo không may bị thương, bọn chúng không ngần ngại tranh nhau cắn xé.
Thẩm Mặc nói tiếp.
- Hành vi một số quan viên, đúng là giống như loại súc sinh này.
Trương Cư Chính lạnh lùng nói.
Trong cuộc chiến này, nội các nhìn rõ nhất nguyên cớ, bọn họ sau này không muốn thành con rối của Từ Giai, hầu hết đồng tình với Cao Củng, nhiều lần thỉnh cầu. Nhưng Từ Giai làm ra vẻ vô tội, vô lại nói :" Miệng thiên hạ, sao ta chặn được?"
Thật ra ai chẳng biết ai làm? Nhưng hiện giờ Từ Giai uy thế như trời, có kẻ mù mắt nào dám chống đối? Nên chỉ có thể lẩm bẩm sau lưng.
Lý Xuân Phương khom lưng nhặt tấu sớ lên, nói nhỏ với Quách Phách:
- Lúc này lên giữ miệng là hơn, để nguyên phụ nghe thấy thấy sẽ không vui đâu.
- Ta sợ cái gì?
Quách Phách trợn mắt lên:
- Chẳng lẽ ta không nói thì ông ta sẽ bỏ qua cho ta sao?
Đúng thế, với quan hệ giữa ông ta và Cao Củng làm sao có kết cục tốt đẹp được, không khí liền trở nên nặng nề.
- Có những lời phải để nguyên phụ nghe thấy.
Trương Cư Chính bực bội nói:
- Nếu không triệu đình chìm vào nội loạn, tinh anh mất hết, cải cách gì cũng là nói xuông.
Điều hắn quan tâm nhất là có thể thực hiện hoài bão của mình, nếu như cục diện tiếp tục phát triển thế này, e cả đời vô vọng.
Cao Củng cùng lão thê tới dịch trạm, nghe nói hai người họ còn chưa tới, liền đợi ở sân, ăn vài miếng dưa hấu ướp lạnh, uống chè đỗ xanh giải nhiệt thì nghe thấy tiền việt náo động.
Cao Củng nghĩ một lúc rồi đứng dậy đón, thấy Thẩm Mặc và Trương Cư Chính nối nhau tới, cả hai mặc áo lụa gọn gàng, từ trên xuống dưới không thấy chút mồ hôi nào, nghi biểu bất phàm, như hai vương công phú quý.
Ngược lại Cao Củng áo bào phải làm lũ, nửa cũ nửa mới, râu hoa râm, vẻ mặt mỏi mệt, như một vị lão tiên sinh thôn quê.
Thấy dáng vẻ này hai người đều rất không quen, trong ấn tượng của họ, Cao Củng là con gà trống luôn ngẩng cao đầu, anh hùng gặp nạn, luôn khiến lòng người chua xót nhất.
Hai bên chào hỏi xong, Cao Củng nói:
- Hai vị cao đồ thủ phụ sao lại tới đây? Cao mỗ nhận không nổi.
- Lần này từ biệt không biết bao giờ mới gặp lại, đương nhiên phải tiễn chân các lão rồi.
Trương Cư Chính nói.
- Đúng thế.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Chỗ lão phu nhân đã chuẩn bị riêng một bàn, tùy tùng cũng có rượu thịt chiêu đãi. Mời các lão ...
Sắp xếp xong, ba người cùng vào đại sảnh, hôm nay hai vị các mời khách, cho nên khách khứa khác đều không tiếp.
Hai người họ tới tiễn mình, làm Cao Củng thấy được an ủi lớn, nhất là với thân phận học sinh của Từ Giai lại càng hiếm có. Ai xấu với ông ta, ông ta xấu lại mười lần, ai tốt với ông ta, ông ta tốt lại mười lần. Cao Củng thở dài:
- Hai vị không nên tới, không cần vì lão già thất bại này khiến người ta không vui.
Trương Cư Chính rót rượu cho ông ta:
- Ngài là cấp trên cũ, lại là đồng sự tiền bối trong nội các, chúng tôi đến tiễn, chẳng ai nói được gì?
Cao Củng lại nhìn Thẩm Mặc, nghĩ :" Trương Cư Chính không sợ, vậy ngươi? Ngươi đâu có hoàn cảnh tốt như hắn?"
Nhìn ánh mắt quan tâm của Cao Củng, Thẩm Mặc cười:
- Cho nên hạ quan mới phải kéo Thái Nhạc đi cùng.
Cao Củng vuốt râu cười:
- Các ngươi còn tinh hơn quỷ, cần gì ta lo hộ.
- Cao tướng, vốn có mấy người muốn tiễn ngài, nhưng nghĩ lại ba chúng ta tụ hội tâm sự càng tiện hơn.
Trương Cư Chính nâng chén lên:
- Nào, trước tiên cạn một chén.
Ba người uống cạn, Cao Củng cảm khái nói:
- Lần trước ba chúng ta cùng uống rượu, khi đó vẫn còn ở Quốc tử giám.
- Đúng thế, Cao tướng mời chúng tôi ăn cá, con cá đó rất có lai lịch, là các chép Bắc Mang, phải không?
Trương Cư Chính hổi tưởng.
Thẩm Mặc gật đầu nhớ lại lần đó, Cao Củng đầy hùng tâm tráng chí, gắp cho y miếng "gắn bó môi răng" "cao hơn một bậc", gắp cho Trương Cư Chính "trụ cột vững vàng" "thẳng thắn mở lòng", hai bọn họ tặng Cao Củng "vỗ cánh bay xa" ...
Về sau không ai nhắc tới nữa, nhưng cảnh tượng tối hôm đó ghi sâu trong lòng, không vì thời gian mà phai nhạt.
Lời hào hùng khi ấy vẫn văng vẳng bên tai, nhưng Cao Củng thất bại rời đi, Thẩm Trương rơi vào khốn cảnh trùng trùng, tráng chí chẳng được thỏa, còn có khả năng theo Cao Củng.
Không khí liền có chút ưu thương, giữa trán ba người đều mang tâm sự không xua tan được. Trương Cư Chính nhịp đũa hát:
- Hết cách.
Chẳng bằng trở về.
Trong hoàng thành người gian ta trá.
Tại nha môn gươm đao soèn soẹt.
Toàn là đại nho đại nhã.
Vì sao người túm ta, ta nạt ngươi?
Trên cao đường, phục bao nhiêu sài lang quỷ quái?
Trước ngự đài cạm bẫy trùng trùng, cơ quan sầm sầm vận chuyển.
Về đi.
Về đi.
Nhân sinh chẳng vừa ý.
Ra sông hồ, lên thuyền nhỏ.
Đợi chuyển thời.
Lại mời tới Quảng Lăng
Trên sương khói chớ có buồn ..
Đúng thế, quan trường như vậy, cải cách gì cũng chẳng thể tiến hành được, e càng có hiều hiền thần quốc sĩ "hết cách, chẳng bằng trở về."
Nhưng cứ thế mất đi hi vọng sao? Trương Cư Chính hiển nhiên là không, ca từ của hắn ẩn hàm ý, mong Cao Củng chớ nản chí, tạm thời ẩn cư sơn lâm, đợi thời cơ Đông Sơn tái khởi.
Cao Củng dù sao cũng là hào kiệt, mày nhướng lên, ủ rũ tan hết, cao giọng nói:
- Giang Nam, chúng ta tuy gặp phải trở ngại, nhưng không thể suy sụp, chỉ cần chúng ta còn sống, lý tưởng cải cách trùng hưng sẽ không bao giờ phai tàn.
Nói rồi nắm tay hai người, rơi lệ nói:
- Ta nguyện cùng hai người nỗ lực, phò trợ xã tắc, lập nên công tích ngàn đời bất diệt.
Thẩm Mặc và Trương Cư Chính nắm chặt tay ông ta chân thành nhắc lại.
- Nào, ca kính hai người một chén.
Cao Củng vươn tay lấy vò rượu, rót vào chén bọn họ:
- Hôm nay chia tay không biết còn ngày gặp lại không, mong hai người đừng quên chí hướng của chúng ta, bao khổ nạn cũng không nên từ bỏ.
- Đạp bằng chông gai, tiến thẳng về phía trước.
Thẩm Mặc và Trương Cư Chính nâng chén rượu lên:
- Nhất định không phụ sự kỳ vọng của ngài.