Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 805 : Hy vọng

Ngày đăng: 17:52 30/04/20


- [Tây Tần thập nhị biểu pháp]?

Thẩm Mặc trầm ngâm, tờ báo này là do Tô Châu thông dịch cục xuất bản, y cẩn thận đọc tiếp.



Thì ra cái gọi là Tây Tần [Thập nhị biểu pháp] chính là [Thập nhị biểu pháp] của La Mã cổ đại mà y đã biết, bộ pháp điển này là của người La Mã cổ đại sở hữu khoảng năm 500 trước công nguyên, cũng chính là thời đại của Tiên Tần, do tầng lớp thị dân lập lên, lập pháp thành văn. Nói đến bối cảnh lập pháp, lúc đó khi thể chế cộng hòa được xác lập ở La Mã, cảnh ngộ của công dân cũng không có gì khác trước, bọn họ phần lớn là tiểu nông và thương nhân, thời gian chiến tranh phải liều chết mà đánh, nhưng khi hòa bình lại bị gạt bỏ ra ngoài, có khi vì nợ nần mà phải bán mình làm nô. Pháp luật khi đó là luật rừng trong tay nguyên lão viện, đương nhiên sẽ bị quý tộc lợi dụng, trở thành công cụ hãm hại và tiêu diệt dân chúng.



Sau đó một thời gian dài giới bình dân tụ nhau lại tạo phản, khiến cho nguyên lão viện phải đồng ý cho bình dân tuyển cử Bảo dân quan để bảo hộ quyền lọi của mình. Năm 450 trước công nguyên, bình dân yêu cầu ban hành [Thập nhị biểu pháp], lấy hình thức pháp luật điều khoản, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và pháp luật. Mặc dù mười hai điều trong đó có tới mười điều bảo vệ quyền lợi của quý tộc, nhưng dù sao vẫn còn có hai điều phản ánh ý chí của bình dân, ít nhiều cũng hạn chế được sự kiêu ngạo của các các quý tộc, vốn là tiêu chuẩn của người La Mã cổ từ xưa đến nay.



Đến thời kỳ La Mã đế quốc, [Thập nhị biểu pháp] từng bước được hoàn thiện làm pháp luật của La Mã. Thừa nhận tài sản tư hữu có thể buôn bán, hợp tác, đã thể hiện được tính dân chủ. Công dân toàn quốc cũng nhất trí pháp luật áp đảo quân chủ, nếu có vị vua nào phản đối điều này thì trong mắt dân chúng chính là bạo quân, bị vạn người sỉ vả.



Thẩm Mặc đọc bài này, đầu tiên giới thiệu sơ qua [Thập nhị biểu pháp], sau đó dùng lời lẽ nghị luận nội dung của nó. Trong bài có viết: [Thập nhị biểu pháp] có quy chế, nơi ở của công dân và xung quanh đó hai xích rưỡi, chính là tài sản của cá nhân, công dân có quyền sở hữu cao nhất với tài sản này. Ngạn ngữ phương tây có câu: Gió có thể vào, mưa có thể vào, chỉ có quốc vương không thể đi vào, đó chính là nói về các biện pháp này... nghĩ tiên hiền của Hoa Hạ ta, Dương Chu cũng có khí phách đường hoàng như vậy, nói: nhổ một cọng lông của ngươi để làm lợi cho thiên hạ là điều không đúng. Mà lấy lợi ích thiên hạ phục vụ một người lại càng không đúng. Nếu như người người đều có thể tự thỏa mãn lợi ích của mình, thì thiên hạ sẽ thực sự được gọi đại trị.



Nghe nói Dương Chu cùng học sinh Cầm Hoạt Ly của Mặc tử có một hồi biện luận. Cầm Hoạt Ly hỏi hắn: nếu ngài bị tổn hại một sợi lông mà người trong thiên hạ được lợi, thì ngài có làm hay không? Dương Chu hồi đáp: Vấn đề của người trong thiên hạ, không thể vì nhổ một sợi lông mà có thể giải quyết được.



Cầm Hoạt Ly lại hỏi: Giả sử có vấn đề như thế, thì ngài có nguyện ý không? Dương Chu không thèm nhìn hắn, bởi vì điều này không bao giờ xảy ra được.



Cái gọi là nhổ một cọng lông làm lợi cho thiên hạ chẳng qua là lời nói dối của kẻ thống trị, ngày hôm nay có thể lấy của ngươi một sợi lông, ngày mai có thể là một mảnh da, ngày sau nữa lại đòi ngươi miếng thịt, càng ngày càng lấn tới, ngươi chịu được sao? Ngày hôm nay có thể làm ngươi bị thương, ngày mai đã có thể giết ngươi. Thiên lý chi đê, hối vu kiến huyệt: miệng đã mở rộng, không thể vãn hồi. Cho nên nếu muốn giữ tính mệnh của bản thân, thì nhất định không để bị mất một sợi lông nào cả.

(Thiên lý chi đê, hối vu kiến huyệt: đê dài nghìn dặm vì tổ kiến mà bị vỡ)



Có thể thấy được Dương Chu đã hiểu thấu đáo, lấy tài sản của bình dân phục vụ quốc gia chỉ là uống rượu độc giải khát, không giải quyết được vấn đề. Người viết bài này có thể hiểu đến như vậy, đã là rất giỏi rồi.



Thẩm Mặc đọc tiếp: Hậu thế lại không như vậy, thế nhân luôn sợ bị đả kích, dù có người làm vì mình thì cũng rất khó để mở miệng. Mà nói: đất trong thiên hạ là của vua, người trong thiên hạ đều là bề tôi! Cho nên lấy vua làm chủ, lấy dân làm nô, tất cả điều lợi đều dành cho vua, tất cả điều hại đều dồn cho dân! Đó là vì sao? Đều vì người trong thiên hạ không dám tự tư tự lợi.



Cho nên bạo quân độc tài lại có thể có được thiên hạ. Dân đen cuối cùng cũng sẽ mất hết tài sản, đến khi cùng đường lại khởi nghĩa vũ trang, làm cho thiên hạ đại loạn. Thê nên mới nói nếu lợi ích của dân đen mà không giữ được, để bên trên tùy ý cướp đoạt, thì thật là cái hại to lớn của thiên hạ! Giả sử người người có can đảm tự tư tự lợi, thì làm sao có sưu cao thuế nặng, cường hào ác bá? Thiên hạ sẽ yên ổn, thái bình.



Hỡi ôi, Mạnh tử lại không thích Dương Chu, nói: Ẩn sĩ phóng túng, trong lòng không có vua mới nói như vậy! Nếu cứ như Dương Chu nói, thì thiên hạ Hoa Hạ ta làm gì còn bách tính loạn ly, làm gì có vương triều thay đổi, thiên hạ đã sớm đại đồng rồi.



- Nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất.



Đọc xong mấy chữ này, sau lưng Thẩm Mặc toát cả mồ hôi, y nhìn đi nhìn lại tên tác giả, "Thanh Đô Tán Khách", hiển nhiên người này cũng biết bài luận của y thuộc vấn đề nhạy cảm, muốn tránh phiền phức nên đã dùng bút danh.



- Ta quả thực đã coi thường cổ nhân!

Thẩm Mặc liên tục thở dài , trong lòng dâng trào cảm xúc, kích động không nhịn được. Điểm tâm giờ ăn không vào nữa, y đứng dậy đi tới cửa sổ nhìn ra hồ, nhìn lũ chim bên ngoài đang bay lượn trên sen.



Hai tay y nắm lấy song cửa, gắng sức thở sâu, hạ giọng nói:

- Con đường ta chọn không sai!

Bây giờ y đã bỏ được tảng đá đè nặng trên ngực, khiến y cảm thấy dễ chịu đôi chút. Tức giận.



Nhìn hai mắt đỏ ngầu của Thẩm lão, tất cả bọn hạ nhân đều sợ hãi, thầm nghĩ chuyện này là sao vậy? Lẽ nào món ăn mặn quá?



Bọn họ đâu biết rằng, Thẩm Mặc đã đợi thời khắc này tròn mười năm, khi y còn vẫn còn ở Đông Nam, đã mơ về một ngày y có thể mở rộng cửa ra thế giới, du nhập tư tưởng khoa học của phương tây, cũng dùng cả báo chí để tuyên truyền văn hóa, nhưng y không có khả năng thay đổi tư tưởng của mọi người, y chỉ có thể làm chuyện nên làm, gieo mầm suy nghĩ, chờ cho đến ngày đơm hoa kết trái.



Lúc đầu Thẩm Mặc cũng lo lắng, không biết người dân có lòng tự cao tự đại quá không, chẳng phải thánh nhân đã nói, ngu muội vô tri, chỉ tin vào truyền thống tổ tông hay sao? Nhưng sự thực đã chứng minh là y quá coi thường cổ nhân, y vốn tưởng rằng phải ba mươi năm sau, thậm chí năm mươi năm sau hạt mầm y gieo mới có kết quả. Nhưng bây giờ mới chỉ có hơn mười năm, đã có người thảo luận tài sản cá nhân không được xâm phạm. Đây chính là hạt mầm bảo đảm dân quyền, hạn chế độc tài mà y mong muốn.
Khi Thẩm Mặc xuất hiện trên điện đại đường của hậu điện thư viện, gần trăm thanh niên cùng nhau hành lễ nói :

- Bái kiến sư tôn.



- Mau đứng lên đi.

Thẩm Mặc cười đi đến giữa bọn họ nói :

- Mấy năm không gặp, hiếm có được các ngươi còn nhớ ta.



- Một ngày là thầy, cả đời là cha.

Một người tuổi còn trẻ giọng cung kính nói :

- Huống chi sư tôn vẫn luôn ân cần dạy bảo với các học trò, con suốt đời khó quên.

Thẩm Mặc nhìn hắn , cười mắng một tiếng nói :

- Được, quả là miệng lưỡi trơn tru.

- Hắc hắc...

Người thanh niên này bộ dạng có bảy phần giống với Thẩm Minh Thần, đây thật không phải trùng hợp, bởi vì hắn đúng là cháu ruột của Thẩm Minh Thần, tên là Thẩm Nhất Quán. Được hai người thân thích của Thẩm gia kéo lên, luận mà nói, hắn còn phải gọi Thẩm Mặc là đường thúc. Nhưng hắn là người khôn khéo, sao có thể làm loại chuyện này, cho nên cũng không nhắc đến mối quan hệ của mình với Thẩm Mặc , nhưng sau khi nhìn thấy Thẩm Mặc , lại biểu hiện vô cùng thân thiết. Thật không hổ là cháu chắt của Thẩm Minh Thần, hiểu rõ lòng người, có vẻ là trò giỏi hơn thầy.



Ghế trong đại điện không đủ, Cảnh Định Hướng gọi người lấy ra trên một trăm cái đệm hương bồ, Thẩm Mặc mời mọi người ngồi xuống, cũng không nói gì, liền cười tủm tỉm nhìn đệ tử của mình... Đây đều là đệ tử của y ở Tô Châu phủ tự mình dạy dỗ, hiện giờ đã hoàn thành việc học, cũng thuận lợi qua thi Hương, sang năm sẽ đi Bắc Kinh, vinh dự khởi xướng khiêu chiến với người đọc sách cao nhất.

Các đệ tử ngồi xếp bằng dưới đất, ngẩng đầu nhìn y , trong không khí một thứ tình cảm nồng đậm dịu dàng đang lan tỏa.

- Được , được. Đều đang chuẩn bị kỳ thi mùa xuân đấy chứ ?

Trong các đệ tử này, có một nửa là trúng cử năm nay, một nửa còn lại là cử nhân của năm ngoái. Các đệ từ đều gật gật đầu đồng ý.

- Tốt lắm.

Thẩm Mặc liền bắt đầu kỳ kiểm tra học vấn của bọn họ, đều là về thời văn chế nghệ, luận về học vấn tài hoa, y có thể không xếp vào một trăm vị đứng đầu Đại Minh, nhưng mà nói về đạo bát cổ ứng thí, cũng tự nhận là thứ hai, không ai dám nhận là thứ nhất.



Các đồ đệ cũng đều trừng mắt lên, các bài thi theo quy chế như thế, sợ là cả nước cũng không tìm thấy nhà thứ hai, nào dám không tập trung để nghe? Đối với vấn đề của Thẩm Mặc , bọn họ cũng hăng hái đáp lại, trước mặt thầy để biểu hiện chính mình, sẽ không bị người khác nói thích chơi trội, lại có thể để cho thầy lưu lại ấn tượng sâu sắc, cớ sao mà không làm?



Cả một buổi sáng hỏi đáp, Thẩm Mặc lại ra một đề Ma miện, lễ dã,để cho bọn họ ở tại chỗ phá đề viết văn. Đợi thu bài xong, trời cũng đã khuya, y không bình phán tại chỗ , mà mượn nhà ăn của thư viện, mở tiệc chiêu đãi đám đệ tử này. Trên bàn tiệc, y thăm hỏi cổ vũ mọi người cho bọn họ lại tiếp lại mài, không được lơi lỏng, cho đến lúc trăng lên đến đỉnh đầu, mới tạm biệt bọn họ.



Các đồ đệ ở trong thư viện ngủ lại, còn y trở lại công quán của mình. Sau khi tắm rửa thay quần áo, đã đến canh ba , nhưng Thẩm Mặc vẫn không cảm thấy buồn ngủ, liền ở trong thư phòng lầu hai châm lò đàn hương, dựa vào ánh trăng sáng , chấm các bài thi của đồ đệ.



Đến trình độ này của Thẩm Mặc , nhất cử nhất động đều có thâm ý, y kiểm tra hành động của đệ tử, thậm chí ra đề về bản thân mình, đều là mục đích của y .



Trước tiên là nói về đề Ma miện, lễ dã’; Ý tứ của toàn câu, mang tri bố quan chính là lễ chế, nhưng hiện tại đều dùng ti chế phẩm tiết kiệm thay thế, ta thà rằng phạm cổ lễ, cũng muốn quần chúng; thần tử ở trên công đường hành lễ quân vương, nhưng mà hiện nay bái kiến trên công đường, quả thật là cử chỉ ngạo mạn, ta thà rằng phạm ý tứ của mọi người, cũng muốn ở công đường bái kiến quân vương.



Rất rõ ràng, đây là một đề mang đậm tư tưởng bảo thủ, một trời một vực với ngôn luận bình thường của Thẩm Mặc... Các đồ đệ đầu tiên nghĩ đến, đây là thầy khảo nghiệm năng lực toàn diện của bọn họ, mới ra một đề như vậy. Nhưng sau khi trở về, không ít người càng nghĩ càng cảm thấy trong đó có thể có huyền cơ, chẳng lẽ... Có thể là quan chủ khảo của thi hội, chính là phong cách này?



Vì thế bọn họ liền suy đoán rằng , trong cả triều công khanh, có ai là có giọng này, lại có tư cách trở thành quan chủ khảo của lễ vi? Nghĩ như vậy, chọn người có khả năng thật là không nhiều lắm... Tuy rằng lại nói ra cũng là có chút thần hồn nát thần tính, nhưng chư vị hồi tưởng lại lúc mình ở đại học, đêm trước cuộc thi, thầy đột nhiên cho mấy cái đề, mình sẽ có cảm tưởng thế nào? Cho nên cũng không có gì chê cười bọn họ.



Nhưng, bọn họ sẽ không nói suy đoán này cho người khác, thậm chí với nhau cũng là lòng đã hiểu lòng, sau khi trở về trắng trợn sưu tập văn tập của vị đại nhân kia, nhanh chóng lợi dụng mùa đông này, tìm hiểu rõ những cái đó, cũng điều chỉnh văn phong của mình, tận lực đi trên con đường công bằng chính trực và bảo thủ...



Các bài văn của đồ đệ, Thẩm Mặc xem vô cùng cẩn thận, suốt một buổi tối, lại thêm cả ngày hôm sau, khó khăn lắm mới xem xong tất cả... Thực tế khi chấm bài thi, đương nhiên không thể chậm như vậy, nhưng phải từ từng bài văn, nhìn ra trình độ đích thực của đồ đệ, sẽ không thể không cẩn thận đánh giá.



Y sau khi xem xong, lại để cho Tôn Đĩnh và Cảnh Định Hướng lại xem qua một lần, cũng nói yêu cầu của mình cho hai người, rồi cũng không ở công quán quấy rầy hai người nữa, lặng lẽ đi đến nơi hẹn.