Quan Lộ Thương Đồ

Chương 327 : Phương Án Giải Quyết Trọn Gói

Ngày đăng: 00:07 22/04/20


- Được rồi, mọi người đã xem văn kiện lâu như thế, bất kể có nghiên cứu thấu đáo chưa thì cũng phát biểu quan điểm đi...



Chu Phú Minh liếc nhìn một lượt, thấy không ai có ý phát biểu, quay đầu sang bên trái nói:



- Học Khiêm, anh là thị trưởng, anh phát biểu trước.



Trong ba văn kiện, thành phố chỉ có thể nghiêm túc thảo luận văn kiện thứ hai, là phương án giải quyết vấn đề trọn gói của Trương Khác.



Sau khi thành lập tập đoàn Tân Quang, Trương Khác gạt bổ tiến độ thu mua thỏa thuận cùng Chính Thái trước kia, định một lần mua hết tất cả các nhà máy giấy.



Giá mua các nhà máy giấy này bao gồm hai bộ phận, một là tài sản cố định, do nhà máy mới đa phần là đi vay xây dựng, nên đất đai nhà xưởng của nhà máy cũ không thuộc phạm vi mua lại, tải sản cố định của 20 nhà máy giấy gần 6000 vạn.



Hai là Cẩm Hồ trả bộ phận tài sản vô hình giá có bù (premium price), bao gồm tích trữ kỹ thuật nhà máy, hỗ trợ chính sách, ưu đãi thuế quan, theo tính toán tiêu chuẩn của Tân Quang, giá có bù tổng cộng 140 vạn.



Phương án giải quyết vấn đề trọn gói là Cẩm Hồ hướng tài chính địa phương bao gồm chính phủ Thành Nam, trong vòng một năm trả hết tiền mua tài sản giá 6000 vạn, giá có bù một phần chuyển thành trái phiếu công ty kỳ hạn 10 năm, giải quyết triệt để một lần vấn đề quyền sở hữu.



Hai mươi nhà máy này là xí nghiệp thuộc nhiều khu, quyền thẩm phê cuối cùng ở trong tay thành phố, mua từng nhà máy một không làm ai chú ý, giống như mua nhà máy Tân Quang vậy.



Nhưng tập đoàn Tân Quang thời gian qua xôn xao vì khoản lương 60 vạn, khiến rất nhiều báo chí trong tỉnh theo dõi, phương án trọn gói này, Đường Học Khiêm đành đưa lên cuộc họp thường ủy thảo luận.



Đường Học Khiêm ngồi thẳng, ngồi lâu như thế không nói gì, làm người ta cảm thấy uể oải, hắng giọng một tiếng nói:



- Mấy năm qua ngày càng nhiều người ý thức được chính phủ khó đảm nhiệm vai trò quản lý xí nghiệp, cải cách quốc xĩ đã thành đại thế không tránh được, hiện các nơi đang mày mò những con đường khác nhau, Cty cổ phần Hải Châu là một cách, nhà máy Tân Quang là một cách, chỉ cần có thể giải quyết một cách căn bản vấn đề quốc xĩ đã bộc lộ ra thì đều đáng thử...
Chu Phú Minh lật xem tài liệu tài vụ của Cẩm Hồ:



- Ái Đạt còn cần vay tiền sao?



- Ái Đạt tuy có lợi nhuận tương đối cao, nhưng cũng phải cần một thời gian mới thực sự chuyển lợi nhuận thành tiền mặt được.



Thái Phi Quyên đáp, Chu Phú Minh tuy làm một kỳ thị trưởng, nhưng chẳng tinh thông mấy chuyện tài vụ:



- Thành phố muốn tả ngay 6000 vạn này, Cẩm Hồ đành rút ra từ Ái Đạt...



So với một năm trước, hiện Ái Đạt đã khác biệt hoàn toàn, năm ngoài vì vay 500 vạn, còn cần Tống Bồi Minh cấp chính sách đặc thù. Lần này trực tiếp xin vay 200 triệu từ ngân hàng tỉnh để bổ xung tài chính lưu động.



Lục Dật Quang không nói thêm nữa, Chu Phú Minh thấy Thái Phi Quyên đã hứa rồi liền nhìn quanh:



- Mọi người có ý kiến phản đối không?.... Vậy thì phương án giải quyết trọn gói của Tân Quang về cơ bản được thông qua. Học Khiêm, chuyện cụ thể hay là giao cho phó thị trưởng Phương Hoành Thanh phụ trách phối hợp?



Còn lại 11 nhà máy giấy thuộc các khu huyện khác nhau, để Phương Hoành Thanh phụ trách phối hợp giữa các bên, thực ra do thành phố thống nhất xử trí, tiện cho việc mau chóng giải quyết vấn đề, Chu Phú Minh kiến nghị như thế, không phải là muốn níu chân.



Đường Học Kiêm gật đầu đồng ý:



- Chính phủ sẽ lập tức ăn bài, tranh thủ trong năm nay giải quyết hết vấn đề của ngành giấy.