Quan Lộ Thương Đồ

Chương 713 : Mùi âm mưu

Ngày đăng: 00:11 22/04/20


- Tháng trước tôi theo đoàn khảo sát của Bộ Khoa học Công nghệ đến khảo sát công viên phần mềm Bangalore của Ấn Độ. Tôi đang nghĩ, địa phương nào ở Ấn Độ cũng lạc hậu hơn Trung Quốc chúng ta, cơ sở giáo dục của họ kém hơn Trung Quốc, tỉ lệ nhận được giáo dục cũng kém hơn Trung Quốc, nhưng năng lực xuất khẩu phần mềm của họ lại đạt đến quy mô 2 tỷ USD, vì sao chúng ta ngay cả một phần mười, hai phần mười người Ấn Độ cũng không đạt được?



Vương Hải Túc dõng dạc nói:



- Tôi thấy then chốt là ánh mắt của nhà đầu tư Trung Quốc quá bảo thủ, nhìn không thấy tiềm lực to lớn của ngành phần mềm, không dám đầu tư vào ngành phần mềm...



Quốc nội vẫn đang ra sức giúp đỡ ngành phần mềm, thậm chí có thể nói trong những năm 90, các xí nghiệp phần mềm đều được đối đãi như "vật cưng", được hưởng các loại các loại ưu đãi -- thuế thu, nhân tài, đất đai..vv.., nhưng lại giống như một đứa trẻ được nuông chiều từ bé, gốc cây nôn được tận tâm che chở, ký thác kỳ vọng cao lại thủy chung chưa có trưởng thành.



Vương Hải Túc bốc phét ầm trời, đem "ngành phần mềm của Trung Quốc" biến thành mục tiêu phấn đấu của KHCN Hải Túc, tự nhiên cổ vũ nhân tâm. Bọn Học Bân, Đổng Dược Hoa, Thi Tân Phi nghe mà ý loạn tình mê, Tịch Nhược Lâm tự nhiên cũng vẻ mặt sùng bái nhìn bạn trai cô.



Thần sắc của Tịch Nhược Lâm lại làm cho Mông Nhạc thầm đau lòng, nhưng Đỗ Phi lại thần sắc tự nhiên, tay bưng ly rượu, thường thường đưa cho Trương Khác một ánh mắt.



Trong lòng Trương Khác thầm vui vẻ: Bọn Mông Nhạc, Thời Học Bân có lẽ vĩnh viễn cũng sẽ không nghĩ đến Đỗ Phi tường tận thế nào đối với thành phẩm của phần mềm lậu. Ngành phần mềm của quốc nội, bình cảnh lớn nhất ở nơi nào? Những người khác có thể không rõ, trong lòng Đỗ Phi lại rất rõ.



Vương Hải Túc cũng nói trúng một vấn đề, ngành phần mềm của Trung Quốc không đạt được phát triển, bởi vì các xí nghiệp phần mềm khuyết thiếu tài lực để truy trì nghiên cứu phát triển. Đỗ Phi lại thấy được hoàn cảnh thương nghiệp ác liệt của ngành phần mềm, nguyên nhân căn bản vẫn là người trong nước không tán thành giá trị của quyền tài sản tri thức đối với phần mềm.




Trương Khác cười thầm: cho anh thêm 10 năm nữa, thị trường này cũng sẽ không đạt được cải thiện căn bản. Nhưng thật sự không cần phải mở miệng phản bác hắn, nghe hắn hình như còn có lời muốn nói.



-... Bởi vì nhu cầu kế toán điện toán hóa của các xí nghiệp quốc nội, cộng thêm Chính phủ vì nâng đỡ ngành phần mềm mà đặc biệt tạo ra một số chính sách sản nghiệp, làm cho phần mềm tài vụ của Trung Quốc có thị trường rộng lớn. Mặt khác, các xí nghiệp quốc nội càng lúc càng chú trọng thông tin hóa quản lý, thông tin hóa công trình, thị trường phần mềm cấp xí nghiệp cũng đặc biệt khổng lồ. Cty Hải Túc chúng tôi đã nhìn trúng hai điểm này, chủ yếu phát triển phần mềm ứng dụng cấp xí nghiệp. Đương nhiên, đây vẫn chỉ là thị trường quốc nội, kém hơn so với Ấn Độ. Thị trường hải ngoại ít nhất còn có 2 tỷ USD tiềm lực có thể khai thác...



Vương Hải Túc cực kỳ muốn thuyết phục Đỗ Phi, Trương Khác nhận thức quan điểm của hắn.



Trương Khác cười cười, Vương Hải Túc này cũng có chút bản lĩnh mê hoặc người, tình huống của Trung Quốc cùng Ấn Độ có thể đơn giản tương tự sao?



Đợi sau khi sản nghiệp ngoại bao phần mềm của Trung Quốc đi đảm nhiệm, quy mô xuất khẩu phần mềm có thể sẽ lớn hơn một chút, nhưng ngoại bao phần mềm ngoại trừ bóc lột giá trị thặng dư sức lao động trí óc.



Đối với sự phát triển của ngành phần mềm quốc nội tới cùng có tác dụng xúc tiến lớn thế nào? có khác gì những nhà máy dựa vào bóc lột sức lao động đâu? Hay là nói các nhân viên phát triển phần mềm ở trong những công ty ngoại bao phần mềm có thể nhận được bao nhiêu sự trưởng thành?



(*)qui trình ngoại bao(BPO): sử dụng các dịch vụ liên quan của các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức cung cấp nhằm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng tập trung phát huy những mặt mạnh của doanh nghiệp.