Quan Lộ Thương Đồ

Chương 870 : Xây cảng hoặc là kế hoãn binh

Ngày đăng: 00:12 22/04/20


Nghe Trương Khác giới thiệu đảo Đông Sơn như thế, Khám Duy Đào kìm lòng không đậu nghiêng người ra trước, tay đỡ mép bàn trà thủy tinh, chỉ ngồi bằng nửa mông trên ghế sofa, mắt sáng rực, khó áp chế nổi hưng phấn. Trao đổi ánh mắt với Đào Thư Nghệ, thấy trong mắt hắn cũng vậy.



Tân Đình cùng Hải Châu địa vực liền nhau, tự nhiên hoàn cảnh, tài nguyên địa lý cực kỳ tương tự, hôm nay kinh tế Hải Châu đã phát triển ra hồn, trước khi kinh tế Hải Châu phát triển bão hòa, rất khó tưởng tượng Tân Đình tại phương diện chiêu thương dẫn tư có thể cạnh tranh qua Hải Châu, thế nhưng Tân Đình có một ưu thế tự nhiên rất lớn mà Hải Châu không có đủ, đó chính là đường biển nước sâu của đảo Đông Sơn.



-------------



Trung hạ du Tiểu Giang là khu đồng bằng trầm tích trên vùng bãi bồi, nước ăn rất cạn, đường ven biển ngoại trừ vài cảng cá nổi tiếng, cho tới nay vẫn chưa có một hải cảng nước sâu nào.



Nhưng đường kênh chính của Tiểu Giang nước ăn tương đối sâu, giang cảng của Hải Châu, Kiến Nghiệp đều sở hữu các cảng lớn vạn tấn, lượng đưa đón cũng thuộc các bến tàu hàng đầu quốc nội.



Nhưng mực nước đường kênh chính của Tiểu Giang có sâu, cũng là có hạn, không thể chứa được các tàu lớn chạy vào, mà trong mậu dịch viễn dương quốc tế, tàu hàng 10 vạn tấn, 20 vạn tấn, thậm chí 30 vạn tấn dần dần thành chủ lưu, tài nguyên đường biển nước sâu của đảo Đông Sơn Tân Đình cho thấy rất trân quý đối với khu vực kinh tế của lưu vực Tiểu Giang.



Khảo sát, nghiên cứu việc xây cảng ở đảo Đông Sơn, TP. Tân Đình, Bộ uỷ quốc gia cùng các viện sở nghiên cứu khoa học đều đã tiến hành thời gian gần 10 năm, nghiên cứu rất đầy đủ, thế nhưng hoạt động xây cảng vẫn chưa khởi động mang tính thực chất.



Nguyên nhân chủ yếu vẫn là kinh tế của Tân Đình thậm chí toàn bộ tỉnh Giang Nam phát triển lạc hậu.



Một mặt, hiện tượng quan trường giằng co giữa tỉnh Đông Hải cùng tỉnh Giang Nam rất nghiêm trọng, tỉnh Đông Hải không muốn nhờ tài nguyên đường biển nước sâu của tỉnh Giang Nam, không muốn tốn nhiều sức lực giúp TP. Tân Đình phát triển hải cảng nước sâu.



Một mặt tỉnh Đông Hải, tỉnh Giang Nam bằng vào tài nguyên giang cảng tốt đã có thể thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế trước mắt. Thời gian 10 năm sau thì ít có người suy nghĩ đến.



Một mặt, kinh tế của TP. Tân Đình phát triển lạc hậu vừa không có năng lực tự lực đi thúc đẩy kiến thiết hải cảng nước sâu, đồng thời kinh tế hiện có của vùng Tân Đình gần như không hề dựa vào hải cảng nước sâu, không có nhu cầu tích cực để sản sinh tự phát.



Các loại nhân tố khiến cho công tác xây cảng của đảo Đông Sơn vẫn chưa có thực chất tiến hành.



Năm ngoái, sau khi Khám Duy Đào đảm nhiệm bí thư Thành ủy Tân Đình, muốn bắt mấy hạng mục nòng cốt nhằm thúc đẩy kinh tế của Tân Đình, hạng mục xây cảng của đảo Đông Sơn ngay trong tầm nhìn của hắn.



Đảo Đông Sơn theo đường ven biển có 4 km, trung gian là bãi bùn cạn tương liên, ngoại trừ các xây dựng cơ bản của bản thân bến tàu, còn phải kéo dài tuyến đường sắt hướng đông của Tân Đình gần 60 km mới có thể tương liên cùng bến tàu.




Địch Đan Thanh thản nhiên cười:



- Hải vận Nam Dương tại Indonesia, Malaysia đều có đầu tư bến tàu, nhưng cả hai đều là đầu tư cổ phần tham dự quản lý, hơn nữa bến tàu đầu tư đều là dựa vào các hải cảng lớn, lợi dụng tài nguyên hải cảng. Xây cảng đảo Đông Sơn là hoàn toàn xây dựng một hải cảng mới cỡ lớn, hải vận Nam Dương sẽ rất có hứng thú, chúng ta cũng có thể hiệp trợ tụ tập nhiều tài chính dưới danh nghĩa của hạng mục này. Nhưng hải vận Nam Dương không thể đảm đương nổi trọng trách kiến thiết... Các công ty cảng vụ của Đông Hải hoặc Giang Nam chắc cũng lọt vào mắt của cậu được.



- Hiện tại quả thật chưa có cơ sở gì.



Trương Khác cũng thừa nhận:



- Chị cũng thấy được các quan viên của Tân Đình rất hưng phấn, vì sao không thể phát huy tính năng động chủ quan của họ? Nếu họ có thể đề xuất một phương án mà chúng ta có thể tán thành, có thể tìm được người chấp hành phương án hữu lực, chúng ta tán thành là được... Hải vận Nam Dương cảm thấy hứng thú đối với việc này, họ cũng sẽ nghĩ biện pháp., mặt khác, bên tập đoàn cảng vụ Singapore, chúng ta có thể chủ động liên hệ một chút hay không? Chẳng qua



Trương Khác xoay mặt lại cười vô sỉ:



- Lần này gạt họ trở lại trước cũng là mục đích của tôi, bằng không thì thật đúng là khiến người đau đầu!



-------------------



Làm trung gian chiêu thương dẫn tư cho nội địa còn có thể tiếp tục tiến hành, chí ít trước khi người Hoa ngừng đại quy mô rút vốn khỏi Indonesia, loại chiêu thương dẫn tư hình thức đặc biệt này sẽ là một nghiệp vụ trọng tâm từ khi thương vụ tiếp tục(xuống) thành lập tới nay.



Ngoại trừ hợp tác với Mã gia cùng tập đoàn hải vận Nam Dương, mấy ngày Trương Khác ở Hồng Kông còn cùng Trần Văn Thông, Hà Chiếu Khuê, đạt thành ý đồ mượn tiền với hơn 10 trùm Hoa thương Indonesia, thương vụ Cẩm Hồ còn trực tiếp nhận được 500 triệu đôla tài chính để phát triển.



Ngoại trừ tài chính mà thương vụ Cẩm Hồ trực tiếp thu được, tập đoàn Vạn Nghiệp của Trần gia lập kế hoạch chuyển một xưởng tạo giấy cỡ lớn tại Indonesia đến Hải Châu nhập vào công ty giấy Tân Quang, để tránh tổn thất bán vãi xưởng giấy tại Indonesia.



Đợi đến đêm tại sân bay quốc tế Hồng Kông, chuyến bay đến Kiến Nghiệp mới an bài cất cánh. Từ Hồng Kông một đường hướng bắc, một đường trong màn trời mưa, máy bay bay trên tầng mây, từ cửa sổ nhìn xuống đại địa một màu tối đen, nhìn không thấy một điểm ánh đèn, tạo cảm giác âm lãnh mà áp lực.



Kiến Nghiệp cũng đang đổ mưa, nhưng không lớn, máy bay hạ cánh trong trời mưa. Sau khi hạ cánh, từ con đường đáp máy bay đi thẳng đến đại sảnh đón khách, nghe tiếng nước mưa rơi xuống trần nhà vang lên tiếng lộp độp. Mưa đột nhiên nặng hạt hơn.