Quan Thần

Chương 455 : Tiếp tục chiến đấu

Ngày đăng: 03:50 20/04/20


- Suy nghĩ của em thì anh rất hiểu. Tuy nhiên, tính tình của Cốc lão có chút cổ quái, xuất thân của em bình thường, các thành tựu trong tương lai thì cũng không rõ ràng lắm. Chỉ sợ là kể cả anh mở miệng cầu xin ông ta thu nhận em thì ông ta cũng từ chối.



Vừa lúc Hạ Tưởng nhìn thấy trong tay Nghiêm Tiểu Thì đang cầm tờ báo Tinh tức hàng ngày của tỉnh Yến, bên trên tờ báo có bài viết của một nhóm chuyên gia đang hoài nghi đối với việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, linh cơ Hạ Tưởng chợt lóe lên, hắn hỏi:



- Có phải sở trường của em là viết văn, có đúng không vậy?



Nghiêm Tiểu Thì cũng là một người thông minh, sắc sảo, nghe vậy cô liền hiểu ngay.



- Đúng vậy, không phải em tự khoác lác về bản thân mình nhưng sở trường nhất của em là viết bài biện luận. Có phải anh muốn em viết một bài để phản bác lại phải không? Khi đọc quan điểm của nhóm chuyên gia này thì em thấy rất tức giận, cảm thấy chẳng những bọn họ đã xuyên tạc toàn bộ, mà hơn nữa luận điệu rất quái lạ. Em chỉ mong có một lần gặp mặt tranh luận với bọn họ một phen, chắc chắn em sẽ làm cho bọn họ nghẹn họng không nói được nữa.



Hạ Tưởng mỉm cười:



- Nếu đúng là em có bổn sự như vậy thì hãy viết một bài để phản bác, càng sắc bén càng tốt, viết xong đưa cho anh, thế nào?



- Vâng! Xin tuân mệnh!



Vẻ mặt của Nghiêm Tiểu Thì tỏ ra nghiêm tục đáp ứng, lại còn vòng tay làm ra động tác cảm tạ:



- Trưởng phòng Hạ, toàn bộ tương lai hạnh phúc của em đều giao cho anh, nhất định anh phải nói tốt mấy câu trước mặt Cốc lão. Dượng em thì đã không đáng tin rồi, hy vọng anh có thể đáng tin được. Nếu không, trong mắt em thì trên thế giới vốn không có người đàn ông nào đáng tin cậy.



Hạ Tưởng đối với sự cảm tạ miễn phí của Nghiêm Tiểu Thì không dám nhận, hắn dặn dò:



- Nhớ phải chú ý, bài viết đầu tiên của em phải vượt qua được cửa ải của anh đã, nếu tốt thì anh sẽ nộp lên trên. Mà hơn nữa, cũng khó nói tốt về em, cho dù có nói nhưng tạo ra sự chú ý của Cốc lão hay không thì cũng chưa biết. Vì thế, em phải cực kỳ cố gắng, chỉ cần Cốc lão có ấn tượng đối với em thì mới tốt cho việc anh mở miệng.



- Vâng! Em xin lãnh giáo, em cam đoan sẽ toàn tâm toàn ý để viết cho tốt.



Tiễn bước Nghiêm Tiểu Thì rời đi, Hạ Tưởng cũng không để ý tới việc Cổ Ngọc hỏi bóng hỏi gió về quan hệ giữa hắn và Nghiêm Tiểu Thì, suy nghĩ của hắn lại đắm chìm vào trong cuộc họp hội ý. Hạ Tưởng nghĩ thầm rằng cũng không biết Bí thư Diệp có thái độ như thế nào?



Nếu Hạ Tưởng biết rằng trong thành phần dự họp hội ý đã lờ đi không mời Thôi Hướng thì hắn không cần lo lắng để suy đoán thái độ của Diệp Thạch Sinh nữa. Bạn đang đọc truyện được copy tại Truyện FULL



Trong văn phòng của Bí thư Tỉnh ủy, vẻ mặt của Diệp Thạch Sinh rất nghiêm túc, đang nghe Tiền Cẩm Tùng báo cáo lại tỉ mỉ các bài viết đã đăng trên tờ Tin tức hàng ngày Quốc gia và Tin tức hàng ngày tỉnh Yến, cùng với các phản ứng khắp nơi và các nhận xét tổng kết. Nghe xong, vẻ mặt của Diệp Thạch Sinh cực kỳ bất mãn nói với Phạm Duệ Hằng:



- Duệ Hằng, Hạ Tưởng phát biểu trên báo Thanh niên là vì ủng hộ thầy giáo Cốc Nho của cậu ta, đây là vấn đề tranh luận trong học thuật, điều này không tính đến làm gì. Nhưng trên tờ Tin tức hàng ngày tỉnh Yến lại có bài viết phát biểu sự hoài nghi đối với việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, anh là Phó Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy, chẳng lẽ trước đó không nghe được tin tức gì?



Phạm Duệ Hằng đối với sự bất mãn của Diệp Thạch Sinh thì cũng không phản bác lại, ông ta với vẻ mặt không vui trả lời:



- Nếu lúc đó Phó Bí thư Thôi và Trưởng ban Mã đều không xin chỉ thị từ ngài, nói như vậy thì bọn họ lại càng không cho rằng cần thiết phải xin chỉ thị từ tôi. Tôi cũng chỉ đến khi đọc trên báo thì mới biết được sự việc xảy ra. Việc này có ảnh hưởng rất mạnh, hiện mọi người trong Tỉnh ủy đang bàn luận để đoán xem rốt cuộc là Tỉnh ủy có thái độ gì trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất. Ngay cả đồng chí Hạ Tưởng cũng tỏ vẻ oán giận tôi, người ta vừa mới vì tỉnh Yến kéo về một nguồn đầu tư lớn, kết quả thì đúng làm cho người ta buồn bã, đã không có lời khen thưởng cậu ta thì thôi, trái lại lại dội vào đầu cậu ta một chậu nước lạnh. Về bài viết phản bác trên báo Thanh niên thì trước đó cậu ta đã tới chỗ tôi để xin chỉ thị, tôi nói rằng cậu ta là cán bộ của tỉnh Yến, nếu tại tỉnh Yến mà muốn phát biểu ngôn luận của mình thì phải có sự đồng ý của Bí thư Diệp mới được. Còn khi cậu ta đang ở Bắc Kinh, là học trò của giáo sư Cốc Nho, lúc đó lại khác, tất cả mọi việc phải nghe theo lời của thầy giáo.
- Không phải là anh đang đi xuống cơ sở thị sát sao? Ma Thu báo cho tôi như vậy, do thời gian xung đột nên không thông báo cho anh.



Diệp Thạch Sinh bất động thanh sắc nói, đồng thời gọi to ra bên ngoài:



- Ma Thu, rốt cuộc là có chuyện gì xảy ra?



Ma Thu vội vàng bước vào, thần sắc khẩn trương nói:



- Bí thư Diệp, Phó Bí thư Thôi, tôi tra xét lại, có thể là tôi đã nhầm về thời gian. Tôi tưởng rằng thời gian cuộc họp hội ý lại đúng vào lúc xung đột với thời gian của Phó Bí thư Thôi. Vì thế tôi đã không thông báo cho Phó Bí thư Thôi biết.



- Ma Thu, sao cậu lại có thể phạm loại sai lầm cấp thấp như thế này được? Uổng công cậu theo tôi nhiều năm như vậy, không ngờ ngay cả thời gian làm việc của Phó Bí thư Thôi mà cũng không nắm rõ.



Diệp Thạch Sinh không kìm nổi giận dữ nói:



- Về phòng viết một bản kiểm điểm, thật sâu sắc vào. Lần sau còn tái phạm sai lầm như vậy thì không cần tôi nhắc nhở thì cậu cũng đừng có hy vọng tiếp tục làm việc được nữa.



Vẻ mặt Ma Thu sợ hãi, liên tục nhận sai.



Thôi Hướng sao có thể không nhìn ra Diệp Thạch Sinh đang diễn kịch? Vì thế y liền phất phất tay rồi nói:



- Không cần trách thư ký Ma, có thể là thư ký của tôi báo sai thời gian.



Thôi Hướng cũng chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt, y không nghĩ tới đường đường là một Bí thư Tỉnh ủy như Diệp Thạch Sinh mà cũng sử dụng một thủ pháp vô lại đến vậy, việc này cũng làm hắn phải bó tay không trách móc được.



Cũng may là trước lúc đến đây thì y đã chuẩn bị tốt tâm lý, cũng biết chưa chắc mình ở trước mặt Diệp Thạch Sinh có được kết quả tốt.



Thôi Hướng và Mã Tiêu cho đăng bài viết phát biểu sự hoài nghi về việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, việc này cũng không phải hoàn toàn bọn họ muốn cùng đối nghịch với Diệp Thạch Sinh. Thật ra ý tưởng của Thôi Hướng là không nên bức bách Diệp Thạch Sinh quá nhanh, mà chỉ thực hiện một cách từ từ là tốt nhất. Nhưng Mã Tiêu và Phó Tiên Phong lại kiên trì đề nghị phải làm như vậy, bởi vì Bắc Kinh có người đã ám chỉ, cho rằng chỉ đốt lửa ở mỗi Bắc Kinh thì không đủ độ, mà phải thả lửa vào trong tỉnh Yến thì mới đủ náo nhiệt.



Thôi Hướng khuyên Mã Tiêu và Phó Tiên Phong không được, bởi vì y cũng biết Phó gia và hậu trường của Trình Hi Học giao tình rất tâm đầu ý hợp, có thể nói là trong tầng lớp cao tầng thì bọn họ đứng cùng trên một trận địa.



Nếu Mã Tiêu là người của Phó gia, đương nhiên cũng muốn để tỉnh Yến phối hợp thế tấn công trong mảng tuyên truyền. Hơn nữa, hậu trường của Diệp Thạch Sinh ở Bắc Kinh cũng không cứng rắn và mạnh mẽ, tính cách của Diệp Thạch Sinh lại khá mềm yếu, vì thế y cảm thấy dễ dàng bắt nạt.



Nhưng Thôi Hướng đã suy nghĩ rất kỹ việc này, y cảm thấy rằng mặc dù tính tình của Diệp Thạch Sinh đúng thật là nhu nhược, nhưng dù sao ông ta cũng là nhân vật số một của tỉnh Yến, quyền uy của nhân vật số một thì không thể để xâm phạm được. Hơn nữa, hiện tại thì Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng có xu thế đến gần nhau hơn, nếu Bí thư và Chủ tịch tỉnh liên kết lại với nhau thì các ủy viên thường vụ Tỉnh ủy khác sẽ rất khó để phát ra tiếng nói của mình. Vì thế, giai đoạn hiện tại thì nên lấy việc lôi kéo Diệp Thạch Sinh làm chính, không nên ép buộc để ông ta càng ngày chạy càng gần tới Phạm Duệ Hằng. Hiện tại thì ba Ủy viên thường vụ của bộ máy Ủy ban nhân dân tỉnh gần như là có chung một tiếng nói. Một khi Diệp Thạch Sinh thực sự đạt được một nhận thức chung với Phạm Duệ Hằng, có Phạm Duệ Hằng ủng hộ liền có nghĩa tương đương với có sự ủng hộ của Mã Vạn Chính và Tống Triêu Độ, như vậy trong bộ máy Đảng thì Diệp Thạch Sinh sẽ có quyền uy tuyệt đối.



Thôi Hướng tính toán một chút thế lực của chính mình thì thấy hoàn toàn không có cách nào chống trả lại Diệp Thạch Sinh. Y và Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị Pháp luật Lý Bỉnh Văn, lại còn có Trưởng ban Tuyên giáo Mã Tiêu, nếu cả ba liên hợp lại một chỗ thì còn có chút phân lượng nhất định. Còn Chính ủy Quân khu Trương Kiến Quốc thì trong hội nghị thường vụ thì cũng có một phiếu, nhưng quyền lên tiếng thì rất yếu. Điểm mấu chốt chính là y không có lực lượng trong bộ máy của Ủy ban nên tiếng nói trong hội nghị thường vụ suy giảm mạnh.