Quan Thần

Chương 461 : Xác định mục tiêu

Ngày đăng: 03:50 20/04/20


Sự lụn bại của nhà máy rượu Tương Đài ở thành phố Đan Thành cũng là quá trình tỉnh Yến từ giai đoạn sơ khai đến lúc trưởng thành. Dưới sự tấn công của phong trào cải cách, đã có rất nhiều nhà máy nổi danh toàn quốc đã dần dần phải lui về thành các nhà máy, xí nghiệp cấp địa phương, thậm chí không còn con đường nào khác là phải đóng cửa phá sản. Tỉnh Yến có rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đáng tiếc chính là với tư tưởng quan liêu, đại bộ phận các lãnh đạo xí nghiệp, nhà máy quốc doanh chưa bao giờ coi mình là một Giám đốc mà chỉ là một cán bộ nhà nước. Hơn nữa còn không hiểu cán bộ nhà nước là gì.



Đôi khi Hạ Tưởng ngẫm lại còn cảm thấy đau lòng. Vết xe đổ thì có nhưng mọi chuyện về sau không có người ghi lại, nhân dân trong nước có khi rất dễ dàng quên đi lịch sử. Quên đi quá khứ huy hoàng còn có thể lý giải, nhưng quên đi nỗi đau thê thảm thì thật là quá lẩn tránh rồi. Người Nhật Bản không bao giờ quên sự sỉ nhục mà họ phải chịu đựng trong lịch sử cho nên bọn họ mới hăm hở tiến lên. Người Mỹ khi đã tỉnh ngộ ra rằng tự bản thân mình luôn luôn gây thù chuốc oán, tạo kẻ địch khắp mọi nơi thì bọn họ càng hăng hái. Còn người trong nước mình thì an phận thủ thường, chỉ ham món lợi nhỏ, vừa không biết dùng quá khứ bị sỉ nhục để khích lệ chính mình hăm hở tiến lên, cũng không mở mắt ra nhìn xung quanh xem tình hình phần lớn các quốc gia xung quanh hiện giờ đều đang rình đợi thời cơ nhảy vào xâu xé mình, lấy sự thận trọng để cổ vũ chính mình hăng hái, mà còn ôm giấc mộng xuân thu muốn muốn làm thế giới thái bình.



Sinh ra trong gian nan khổ cực thì chết được yên vui. Mấy ngàn năm trước tổ tiên chúng ta đã ra sức kêu gào phát động cảnh tỉnh, chỉ tiếc luôn luôn có nhiều kẻ mũ ni che tai, tự lừa mình dối người.



Dân chúng nghĩ như thế cũng là đúng thôi, dù sao cũng chỉ là một người dân bé nhỏ, việc quốc gia đại sự bọn họ cũng không thể làm chủ, chỉ cầu được yên vui là được rồi. Nhưng ngay cả các cán bộ nhà nước hoặc là lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh cũng làm như thế, chính là sự bất hạnh của nhà nước, sự bất hạnh của nhân dân. Trong khi chúng ta hát vang bài hát thế giới hòa bình là lúc nước Mỹ châm ngọn lửa chiến tranh ở khắp nơi, bố trí khắp nơi, dần dần tạo thành vòng vây với chúng ta…. Trong khi chúng ta cho rằng sẽ không xảy ra chiến tranh thì vụ tên lửa đạn đạo tuần tra của Iraq và Afghanistan rốt cục đã khiến một đế quốc lớn mở to hai mắt. Lúc này mới phát hiện hoá ra một quốc gia lúc nào cũng tự cho mình là cảnh sát của thế giới thực ra lại chỉ là cảnh sát khoác áo lưu manh, đội mũ đi hia chẳng mặc quần, bọn họ bề ngoài giả nhân giả nghĩa chỉ là một loại vũ khí để làm người khác lơ là, mất cảnh giác mà thôi.



Chỉ có điều lúc này ở Nam Hải không yên ổn, phương bắc có con gấu lớn, phương đông có kẻ tiểu nhân, kỳ thực cũng là cảnh lực bất tòng tâm. Lúc này tình hình đang loạn trong giặc ngoài rất ác liệt, trong nước còn tràn ngập trào lưu tư tưởng né tránh. Hễ có tranh chấp liên quan đến vấn đề lãnh thổ là tất cả đều gác lại tranh luận, cùng nhau khai thác. Chỉ có điều lãnh thổ cũng giống như người vợ, chỉ có một người có thể được, nào có thể chia xẻ cho tất cả mọi người? Càng đáng tiếc hơn ở chỗ, trong khi chúng ta né tránh bỏ qua thì người khác lại đều không có nhàn rỗi, đã sớm giở trò.



Chỉ cần không phải đánh đấm là tốt rồi, chỉ cần được ăn no được mặc ấm cũng là tốt lắm rồi. Xí nghiệp, nhà máy quốc doanh cũng có cùng tư tưởng giống như vậy, vì vậy mới dẫn đến tình cảnh năm nay càng kém hơn năm trước.



Không nói tới có rất nhiều thương hiệu của thành phố Yến nổi danh trên cả nước nhưng gần như đã bị mọi người quên lãng. Hạ Tưởng đã nghĩ đến việc phải thay đổi cơ cấu sản xuất của nhà máy rượu Tương Đài, không thể để nhà máy đi theo vết xe đổ của nhà máy rượu Tần Trì được.



Tần Trì vốn là một nhà máy rượu nhỏ không có danh tiếng gì ở một thị trấn nhỏ ở tỉnh Tề, vì đã nhìn ra sức mạnh của kênh truyền hình CCTV, đã dùng sức của toàn bộ huyện, đổ hết vào đánh cuộc cho quảng cáo ở kênh truyền hình này, kết quả là mới được thành danh. Năm đó kim ngạch tiêu thụ đã tăng lên, lợi nhuận và thuế tăng trưởng. Chỉ trong một đoạn thời gian, Tần Trì đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn đó là đưa một nhà máy rượu bình thường trở thành một nhà máy rượu nổi danh cả nước.



Chỉ tiếc Tần Trì không có tính toán sâu xa, chỉ vì đi theo cái lợi trước mắt mà sản xuất không kịp. Tần Trì cũng không mở rộng sản xuất đúng lúc, khiến cơ sở sản xuất tốt như vậy không được sử dụng, trái lại lại chọn dùng thu mua rượu để tiến hành pha chế. Năm thứ hai, Tần Trì lại lần nữa có sản lượng rất lớn, kết quả khiến cho truyền thông cả nước đều nghi ngờ. Bởi vì nhà máy rượu Tần Trì ở một thị trấn nhỏ sao lại có khả năng tạo ra sản lượng lớn như vậy? Dựa vào những năm đầu tiên Tần Trì đưa vào được mấy trăm triệu đầu tư, phải hoàn thành mức tiêu thụ đến cả trăm triệu tệ nghĩa là lượng sản xuất và lượng tiêu thụ phải đạt vạn tấn trở lên thì mới có thể chịu đựng được chi phí quảng cáo rất lớn. Nhưng với quy mô của Tần Trì, hiển nhiên sẽ không đủ sức xoay sở để tạo ra sản lượng lớn như thế.



Vì thế có phóng viên đã ngấm ngầm điều tra mọi chuyện. Qua quá trình điều tra phóng viên đã hiểu rõ, rốt cuộc cũng đã thăm dò được kỹ xảo của Tần Trì. Hóa ra rượu Tần Trì ở chợ vẫn bán là bọn họ thu mua rượu với giá thấp, rồi dán nhãn hiệu của mình vào từng bình rượu đó để làm thành bình rượu Tần Trì đã có tiếng tăm rồi. Nhờ vậy mới có thể thay đổi nhanh chóng, giá trị tăng lên gấp bội.



Sau khi phóng viên điều tra và có bài đăng báo, lập tức gây chấn động trong cả nước.



Lúc này Tần Trì đã phạm một sai lầm chết người đó là Tần Trì đã tin tưởng quá mức vào hiệu ứng của quảng cáo, cho rằng chỉ cần quảng cáo, người tiêu thụ sẽ hoàn toàn bị lừa bịp. Bởi vậy Tần Trì cũng không áp dụng mọi biện pháp quan hệ xã hội một cách đúng lúc, mà chỉ tăng mạnh đầu tư vào quảng cáo.



Chỉ có điều người tiêu dùng cũng không dễ bị lừa gạt. Lừa người tất có ngày bị người lừa lại. Rất nhanh, trong nước có những tiếng phê bình đòi dẹp bỏ, Tần Trì nhanh chóng bị suy sụp, khắp nơi không ngừng trả lại hàng, sản lượng tiêu thụ mau chóng sụt giảm. Trong một khoảng thời gian ngắn từ một nhà máy nổi danh trong cả nước lại quay trở về địa phương, thật là lại một lần thay đổi vô cùng lớn. Từ nay về sau e rằng không thể gượng dậy nổi, không còn có thể thêm một lần nữa đi vào tầm nhìn của nhân dân ở trong nước.



Thành cũng quảng cáo rộng rãi mà bại cũng khắp nơi đều biết, Tần Trì nhanh chóng nổi lên và cũng nhanh chóng suy tàn cũng chứng minh một đạo lý: đã nổi danh thì thực sự khó mà giữ gìn được thanh danh, thực sự là hành vi thiển cận, tự sát hại chính mình.



Năm đó rượu Tương Đài và Tần Trì nổi tiếng ngang nhau, tuy nhiên một nơi là tự làm, một nơi là có người lãnh đạo dẫn dắt, nhưng vẫn theo nguyên tắc giống nhau. Khác nhau là ở chỗ nhà máy rượu Tương Đài là nhà máy đã có từ trăm năm nay, cơ cấu vững chắc, cũng có năm sản lượng đã đạt 3 vạn tấn trở lên. Một khi đã có cơ hội phát triển thì triển vọng thị trường rất lớn, Tần Trì không thể so sánh nổi.



Chẳng qua hiện tại nhà máy rượu Tương Đài không có dũng khí đập nồi dìm thuyền như Tần Trì, lại không có hào khí vung tiền quảng cáo như rác, lại mang dáng vẻ nặng nề của người buôn bán nhỏ cầu an. Cơ sở chắc chắn mà không biết sử dụng, có danh tiếng mà không biết tuyên truyền, có sản lượng mà để đó không dùng. Hạ Tưởng đã nghĩ, nếu có thể mô phỏng theo hình thức của Tần Trì, dùng số tiền lớn để quảng cáo khắp nơi với mọi hình thức, một thời gian sau có thể đưa nhà máy rượu Tương Đài lên một tầm cao mới, danh tiếng sẽ lại nổi trong cả nước. Lại phối hợp với dự án quảng bá du lịch văn hóa, sẽ kết hợp lịch sử lâu đời của rượu Tương Đài với dự án những câu chuyện xưa hoàn mỹ, tiến hành đóng gói và mở rộng ra khắp nơi, hẳn là có thể thu được không ít hiệu quả.



Việc này, Hạ Tưởng quyết định tìm Tề Á Nam bàn bạc. Nếu Tập đoàn Tề Thị có thể đầu tư vào nhà máy rượu Tương Đài, sau đó phối hợp với tiến độ dự án du lịch văn hóa thành ngữ của Ngiêm Tiểu Thì, rồi tiến hành sắp xếp thống nhất, phải tranh thủ hành động mới thành công được.



Nếu việc này mà thành thì tỉnh Yến có thể danh chính ngôn thuận mà tuyên bố với bên ngoài rằng việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp đã đạt được thành công bước đầu.
- Cậu đã tính toán với Chung Nghĩa Bình gì rồi?



- Có Trưởng ban Phương đề cử, Bí thư Trần tán thành là được rồi, cũng không cần ngài phải ra mặt?



Hạ Tưởng liền cười.



- Không được, cậu phải nói xem cậu có tính toán gì không? Tôi lấy lòng tôi tặng cho cậu nhưng cậu không được bán đi.



Trần Phong thỏa hiệp với Hạ Tưởng.



Ông ấy thấy Hạ Tưởng đã có suy nghĩ riêng, nghĩ chắc chắn đã có chuẩn bị ở sau, có biện pháp để ra tay.



- Cháu còn chưa nghĩ ra, bởi vì cháu phải gặp trước một người đã, tuy nhiên về cơ bản có thể khẳng định, mọi chuyện sẽ thành thôi.



Hạ Tưởng không phải không muốn nói với Trần Phong mà là vì không nắm chắc mọi chuyện, cũng không dám nói lung tung với Trần Phong.



Trần Phong nhìn nhìn, cười mắng một câu:



- Cũng không biết là tôi theo quyết định của cậu là đúng hay sai, cậu rất láu cá. Được rồi, trước tiên không tranh đấu với cậu nữa, tôi đi họp đây. Cậu và đồng chí Hiểu Lâm có thể ở văn phòng chờ tôi.



Trần Phong cũng không coi hai người là người ngoài, nói xong đứng dậy bước đi. Trần Phong vừa đi, Mai Hiểu Lâm liền đứng lên nói:



- Tôi và Bí thư Lý đã gặp mặt, làm đồng nghiệp một thời gian giờ đi cũng phải chào hỏi một chút.



Hạ Tưởng gật đầu không nói gì. Hắn cùng Mai Hiểu Lâm ra khỏi văn phòng của Trần Phong, lập tức tới văn phòng của Trưởng ban thư ký.



Hạ Tưởng gõ cửa, nghe được bên trong có người nói:



- Vào đi, cửa không khóa.



Giọng nói không lớn, vang lên tràn đầy, vô cùng trầm thấp.



Hạ Tưởng đẩy cửa đi vào, liếc mắt một cái liền thấy được bóng dáng của Trịnh Quan Quần.