Quan Thần

Chương 467 : Chuẩn bị đánh trả

Ngày đăng: 03:50 20/04/20


Hạ Tưởng lắc đầu cười, thật ra tính tình Cổ Ngọc rất hiền lành, dịu dàng lại điềm tĩnh, là một cô bé không tệ.



Chỉ có điều không rõ với tính cách của cô ấy không giống như người có đầu óc kinh doanh, mà lại có thể kiếm lời được bộn tiền trong nghề ngọc thạch, kể cũng lạ. Có khi con người có những mặt phức tạp, không nhất định phải là người khôn khéo mới có thể kiếm được tiền nhiều.



Trở về thành phố Yến, Phương Cách và Vương Lâm Kiệt cũng đã trở về từ chuyến công tác ở thành phố Đan Thành, hai người trình cho Hạ Tưởng một bảng báo cáo tỉ mỉ về nhà máy rượu Tương Đài ở thành phố Đan Thành. Hạ Tưởng xem kỹ, so với tình hình mà hắn hiểu biết cũng không sai biệt lắm, thầm nghĩ rằng kỳ thật rượu Tương Đài, bất luận là cơ sở vật chất, hay công nghệ sản xuất, cũng như tay nghề công nhân, cái gì cũng không thiếu, cái thiếu chính là một lãnh đạo có tư duy kinh tế thị trường mạnh mẽ, và có dũng khí dám phá rào.



Ngày hôm sau, Hạ Tưởng đã đem đề nghị về bước tiếp theo thay đổi chế độ xí nghiệp của thành phố Đan Thành và thành phố Bảo đệ trình cho Tống Triều Độ xem. Tống Triêu Độ xem xong lập tức báo cho Phạm Duệ Hằng, buổi chiều cùng ngày Phạm Duệ Hằng phê trên mặt chỉ thị:



- Ý tưởng rất tốt, mời bí thư Diệp cho ý kiến.



Tống Triều Độ và Phạm Duệ Hằng đều có tâm tư giống nhau, trong sự vui mừng đều không hẹn mà cùng nghĩ, Hạ Tưởng là người rất có khả năng.



Diệp Thạch Sinh xem xong, trong lòng bèn quyết định. Biết Hạ Tưởng quả nhiên không phụ sự phó thác của mình, từ đầu đến cuối hắn cũng vì bước tiếp theo của thay đổi chế độ mà hao tâm tổn sức, nghĩ rằng Hạ Tưởng vẫn là một cấp dưới tin cậy, chỉ làm không nói, cuối cùng ở thời điểm mấu chốt có thể đem niềm vui bất ngờ, trong lòng ông ta chuyển Hạ Tưởng qua danh sách loại cán bộ hoàn toàn có thể trọng dụng nhất.



Trong mắt Diệp Thạch Sinh thì cán bộ có bốn loại: thứ nhất loại là không nói không làm, ở trong cơ quan như người vô hình, bình thường chuyện tốt nhớ không nổi hắn, chuyện xấu cũng không tới phiên hắn, trên cơ bản nhân vật này có thể có mà cũng có thể không. Loại thứ hai là chỉ nói không làm, cán bộ như vậy chỉ làm các văn bản bên ngoài, lời nói văn hoa trên cửa miệng nói rất hay, nhưng thật sự làm được rất ít, hễ lãnh đạo giao cho nhiệm vụ, cho dù mức độ hoàn thành như thế nào, báo cáo công tác chắc chắn là bóc phét hết trang này đến trang khác. Loại thứ ba là vừa nói vừa làm, cán bộ loại này đều có năng lực nhất định, cũng có thể hoàn thành không ít nhiệm vụ khó khăn, nhưng thích nhất lại là yêu cầu điều kiện, kê ra khó khăn, thích tuyên truyền. Loại thứ tư chính là chỉ làm không nói, Diệp Thạch Sinh mặc kệ người khác thích cán bộ dạng gì, dù sao ông ta cũng yêu thích nhất chính là nhân tài vùi đầu làm việc, làm ra thành tích lại không ưa tuyên truyền, chỉ yên lặng hiến tặng không cần hồi báo, chính là loại hình giống như Hạ Tưởng!



Đương nhiên, Diệp Thạch Sinh không biết là, Hạ Tưởng không hoàn toàn là kiểu chỉ làm không nói. Hắn cũng có khi chỉ làm không nói, nhưng cũng có khi vừa làm vừa nói, lúc nào thì vùi đầu khổ làm, lúc nào thích hợp cũng tuyên truyền một chút, để cho người khác biết công lao của hắn, chỉ là tùy thời cơ thích hợp. Sự thông minh của Hạ Tưởng, Diệp Thạch Sinh không hoàn toàn hiểu hết được.



Diệp Thạch Sinh suy nghĩ một hồi, liền đề bút ở báo cáo phê chuẩn chỉ thị: "Đồng ý, các ban ngành liên quan của thành phố Đan Thành và thành phố Bảo chấp hành theo văn bản này, Diệp Thạch Sinh!"



Phần sau chữ kí là một dấu chấm than, biểu thị cho sự tán thành khẳng định của Diệp Thạch Sinh. Hơn nữa giọng điệu phê chỉ thị của ông ta hoàn toàn là kiểu mệnh lệnh. Tương đương với việc đem báo cáo của Hạ Tưởng nâng lên ngang với danh nghĩa của tổ lãnh đạo, do vậy đặt Hạ Tưởng gần với vị trí thực tế Tống Triêu Độ ở tổ lãnh đạo.



Sau khi phê chỉ thị, Diệp Thạch Sinh cảm giác dường như còn chưa hết ý, liền lấy điện thoại gọi cho Tiền Cẩm Tùng.



Sau khi Tiền Cẩm Tùng nhận được chỉ thị, lại lập tức gọi điện thoại cho Hạ Tưởng, kêu hắn đi gặp mặt bí thư Diệp báo cáo công tác. Khi Hạ Tưởng nhận được điện thoại Tiền Cẩm Tùng, cũng là lúc vừa mới cùng Phạm Tranh phác thảo bài viết. Hơn nữa hắn cũng viết xong một bài luận phản bác, đề tài là "luận về tính nguy hại của lý luận suông", từ chính diện và phản diện nêu ví dụ, đối với tiếng nói hoài nghi điều chỉnh kết cấu sản nghiệp hiện nay bày tỏ sự bất mãn kịch liệt, cũng nói bóng gió mà vạch ra có những người e sợ cho thiên hạ không loạn, đều không phải xuất phát từ mục đích tiến hành biện luận học thuật, mà là có mục đích mờ ám, thậm chí là vì bản thân.



Bài luận của Hạ Tưởng so với bài văn của nhóm người phản bác đầu tiên của Nghiêm Tiểu Thì, có thể nói lập luận sắc sảo hơn. Chẳng những biện luận trình bày ra việc thi hành điều chỉnh kết cấu sản nghiệp ở tỉnh Yến tới nay triển vọng tốt đẹp, còn triển vọng bước tiếp theo thay đổi chế độ đối với dân chúng bình thường đều được hưởng lợi, có thể nói Hạ Tưởng dốc hết tâm huyết mà làm. Bởi vì Hạ Tưởng đã sớm đoán được sau khi hắn báo cáo kế hoạch điều chỉnh kết cấu sản nghiệp bước thứ hai, Diệp Thạch Sinh chắc chắn ngay sau đó sẽ yêu cầu hắn phải có loạt bài văn phản bác thứ hai.




- Đem bản thảo trực tiếp giao cho Cát Sơn, để anh ta cụ thể sắp xếp. Hạ Tưởng, trọng điểm công tác tiếp theo của cậu chính là thực hiện thành hai dự án lớn tại thành phố Đan Thành và thành phố Bảo, có gì khó khăn, trực tiếp tới tìm tôi. Ma Thu…



Diệp Thạch Sinh nói chuyện rất nhanh, không để cho Hạ Tưởng có cơ hội nói chuyện, trực tiếp kêu Ma Thu vào:



- Ma Thu, về sau Hạ Tưởng đến báo cáo công tác, bất kể tôi có vội gì, bất kể có ai, đều ưu tiên sắp xếp trước.



Ma Thu chăm chú nhìn Hạ Tưởng một cái, rồi cúi đầu lên tiếng:



- Vâng, tôi nhớ rồi



Hạ Tưởng biết rằng, sự tin cậy của Diệp Thạch Sinh đối với hắn lúc này đã đạt tới mức độ trước nay chưa từng có.



Rời khỏi văn phòng Diệp Thạch Sinh, Hạ Tưởng lại đến ngay văn phòng Phạm Duệ Hằng, báo cáo công tác cho Chủ tịch Phạm. Phép tắc cần thiết thì phải nghiêm chỉnh, mặc dù quan hệ cá nhân giữa hắn và Phạm Duệ Hằng có thân mật hơn, nhưng một khi gần gũi với Diệp Thạch Sinh, cũng nên kịp thời biểu lộ cho Phạm Duệ Hằng mới tốt.



Thái độ của Phạm Duệ Hằng đối với việc Hạ Tưởng gần gũi Diệp Thạch Sinh, cũng trân trọng và lạc quan. Lần trước khi sinh nhật Phạm Tranh, Hạ Tưởng và Tống Triêu Độ cùng nhau tới nhà Phạm Duệ Hằng dự tiệc, xem như công nhận hợp tác quan hệ với nhau. Hơn nữa hiện tại Hạ Tưởng và Phạm Tranh quan hệ tốt lắm, sự quan hệ gắn bó giữa hai người còn hơn cả sự mong mỏi của Phạm Duệ Hằng. Tuy nhiên cũng bởi vì Phạm Tranh luôn nhắc lên Hạ Tưởng, ngược lại càng khiến Phạm Duệ Hằng ấn tượng đối với Hạ Tưởng.



Kỳ thật ngay từ đầu, trong lòng Phạm Duệ Hằng đối với Hạ Tưởng cũng đề phòng và lợi dụng, nhưng sau khi trải qua hợp tác mới phát hiện, Hạ Tưởng đối nhân xử thế khôn khéo hơn so với ông ta dự kiến, cũng rất thực tế. Sau khi trải qua một loạt sự kiện, Phạm Duệ Hằng tỉnh táo mà ý thức rằng, hợp tác với Hạ Tưởng thì thực tế hơn so với đối đầu cùng hắn, cũng có lợi hơn. Hơn nữa Hạ Tưởng cũng có ý nguyện muốn kết thân với mình, lại quan hệ thắm thiết cùng Phạm Tranh. Nên dù là công hay tư, ông ta đều không có lý do gì mà không bồi dưỡng Hạ Tưởng thành người của mình.



Việc gần gũi giữa Hạ Tưởng và Diệp Thạch Sinh, đối với lợi ích của Phạm Duệ Hằng cũng không tổn hại gì, bởi vì Diệp Thạch Sinh cũng không phải một bí thư thích nắm hết quyền hành, về mặt bồi dưỡng người dưới quyền, Diệp Thạch Sinh cũng có chừng mực. Phạm Duệ Hằng không có lý do gì không phối hợp trong công tác với Diệp Thạch Sinh, dù sao Diệp Thạch Sinh cũng gần đến giới hạn rồi, trừ khi có thăng chức thêm một bậc, nếu không hai ba năm sau, ông ta đạt tới hạn tuổi của một cán bộ cấp tỉnh.



Khi quan điểm chủ yếu đã xác định, Phạm Duệ Hằng cũng không lo lắng nhiều lắm đối với việc Hạ Tưởng và Diệp Thạch Sinh gần đây thường xuyên qua lại lẫn nhau. Ngược lại, ông ta còn thấy lạc quan, bởi vì Hạ Tưởng biết thời biết thế, thông minh mà lôi kéo Diệp Thạch Sinh, mới bảo vệ phương hướng điều chỉnh kết cấu sản nghiệp không thay đổi, nếu không Diệp Thạch Sinh bị mấy người bên Thôi Hướng lôi kéo, chẳng những điều chỉnh kết cấu sản nghiệp có thể bị trì trệ, cục diện tỉnh Yến cũng sẽ bị Thôi Hướng âm thầm chi phối.



Phạm Duệ Hằng biết rõ, để Hạ Tưởng ra mặt tiếp cận với Diệp Thạch Sinh là lựa chọn tốt nhất. Ông ta không thể quá thân thiết với Diệp Thạch Sinh, không chỉ vì Diệp Thạch Sinh không hoàn toàn tín nhiệm ông ta, mà là nếu mọi việc đều xin chỉ thị của Diệp Thạch Sinh, sẽ làm uy tín của ông ta ở bộ máy chính phủ giảm đi, cũng sẽ để lại ấn tượng không tốt với cấp trên. Cấp trên không hy vọng Chủ tịch tỉnh và Bí thư bất hòa, cũng không hy vọng Chủ tịch tỉnh và Bí thư quá hòa thuận, nếu không Chủ tịch tỉnh và Bí thư kết thành một phe biến tỉnh thành một khối, cũng không có lợi cho sự điều hành của trung ương. Cấp trên dựa vào sự cân bằng, trong một tỉnh, có tranh luận có xung đột có hợp tác có đối kháng, mới phù hợp với đạo thống trị của cấp trên.



Hơn nữa, cũng không có khả năng xảy ra tình huống Chủ tịch tỉnh và Bí thư hoàn toàn đồng tâm hiệp lực, dù sao giữa hai bên có nhiều chỗ mà quyền lực giẫm đạp lẫn nhau, ai cũng muốn chính mình nói mới đúng. Chỗ nào có người thì có tranh luận, chỗ nào có tranh luận, thì có tranh quyền đoạt lợi.