Quân Vi Hạ

Chương 17 : Tâm động

Ngày đăng: 10:16 18/04/20


Tiêu Thừa Quân ngẩn người nhìn Thái tử phi, ánh trăng bàng bạc chiếu lên mái tóc suôn dài và gương mặt diễm lệ thật động lòng người, khóe môi y khẽ cong lên, đưa hai vật nhỏ vẫn cầm trong tay cho hắn, “Ngươi cầm lấy, đặt vào trong rương đi.”



Lâu Cảnh cúi đầu nhìn một đôi tượng gỗ được điêu khắc thành hình hai đứa trẻ mà Thái tử điện hạ vừa nhét vào tay hắn. Gỗ cây chương có thể đuổi trùng, loại đồ chơi này thường được đặt vào trong hòm quần áo, một đứa trẻ ôm nguyên bảo, đứa còn lại ôm cá lớn, cả hai đều tròn vo, cực kì ngây thơ đáng yêu, “Ở đâu ra vậy?”



Tiêu Thừa Quân chỉ chỉ vào cái hộp sơn đỏ bên cạnh, “Hạ lễ của thứ sử Việt Châu.”



Lâu Cảnh lại gần cầm lấy chiếc hộp, bỏ hai bức tượng vào, cười nói: “Thứ sử Việt Châu này thật đúng là thú vị, Thái tử đại hôn, người khác đều đưa vàng ngọc châu báu, hắn lại đưa đến một đôi tượng khắc gỗ.”



“Tổ tiên nhà hắn bán đồ gỗ mà!” Ánh mắt Tiêu Thừa Quân nhìn cái hộp kia rất nhu hòa.



“Hay là, đây là do thứ sử Việt Châu tự tay khắc ra?” Lâu Cảnh ngạc nhiên nói, ôm cái hộp lật xem, phát hiện dưới đáy hộp khắc mấy hàng chữ:



Nghe thấy điện hạ đại hôn, thật là hoan hỉ, thời gian gấp gáp, không nghĩ ra quà gì để tặng.



Mắt đã mờ, đây là vật ba năm trước tự tay khắc ra, bèn dâng lên thay mặt cho tấm lòng của cựu thần.



Tuổi tác cựu thần đã cao, duy nguyện điện hạ bình an khỏe mạnh, mọi chuyện trôi chảy.



Việt Châu, Thuần Đức mười lăm tháng tám.



Tiêu Thừa Quân ngẩng đầu nhìn vầng trăng cong cong trên bầu trời đêm, chậm rãi nói: “Thứ sử Việt Châu là sinh phụ của Thục phi nương nương.”



Lâu Cảnh choáng váng, hóa ra thứ sử Việt Châu là sinh phụ của Thục phi, vậy chính là ngoại công của Tiêu Thừa Quân rồi, khó trách lại đưa một món quà không mấy giá trị nhưng cực kì dụng tâm này. Nhìn mấy câu được khắc trên hộp, rõ ràng là sau khi khắc xong một câu mới nhớ tới câu tiếp theo rồi khắc tiếp, có thể tưởng tượng ra hình ảnh một lão nhân tóc hoa râm, dưới ánh trăng cẩn thận khắc lời nguyện cầu, lại cảm thấy nên nói thêm một chút, liền khắc thêm dòng nữa.



Tâm nguyện của lão nhân gia tất nhiên là rất tốt, chỉ là với tình cảnh của Tiêu Thừa Quân hiện giờ, tuyệt không có khả năng mọi chuyện đều trôi chảy. Bởi vì trên lưng y đang đeo, là toàn bộ thiên hạ, chứ không phải chỉ một gia đình nhỏ có Thái tử phi là hắn.



“Trạc Ngọc, ngươi nói, Tĩnh Nam hầu rời khỏi Đông Nam, ai sẽ tới chống đỡ giặc Oa?” Dưới ánh trăng, khuôn mặt của Thái tử điện hạ thoạt nhìn nhu hòa hơn rất nhiều, nhưng cũng thêm nhiều điểm phiền muộn. Tĩnh Nam hầu trấn thủ vùng Đông Nam, mười mấy năm đánh giặc Oa, cuối cùng rơi vào kết cục về kinh dưỡng lão mà kết thúc.



Tĩnh Nam hầu là phụ thân của Hoàng hậu, Hoàng Thượng chèn ép Tĩnh Nam hầu, kì thực là cố ý áp chế Thái tử, trước đại hôn đã có ý muốn thu hồi binh quyền. Tĩnh Nam hầu nghe âm biết nhã, thập phần thức thời mà chủ động giao lại binh quyền, hôm nay nghe được ý tứ của Hoàng hậu, có lẽ là tháng sau sẽ mang theo thê nhi, già trẻ trở về kinh thành.



“Dưỡng già cũng không phải là chuyện xấu.” Lâu Cảnh đặt hai bức tượng vào trong hộp, cũng đi đến bên cửa sổ, “Gia gia ta đã mất, Tấn Châu hiện giờ vẫn tốt như cũ đó thôi.”



Tiêu Thừa Quân thu hồi ánh mắt ngắm trăng, nhìn về phía Thái tử phi của y, thật lâu sau mới nói: “Là ta lo buồn vô cớ.”



“Nhiều thế hệ An quốc công vẫn trấn thủ Tấn Châu, nhưng phụ thân ta không thể mang binh. Nếu giặc Thát lại xâm phạm Tấn Châu, triều đình phải phái một đại tướng khác.” Thanh âm của Lâu Cảnh chợt có chút lạnh.



“Trạc Ngọc…” Tiêu Thừa Quân hơi hơi nhíu mày.



“Giặc Oa phía Đông Nam vẫn cướp phá không ngừng, nếu không phải có Tĩnh Nam hầu, dân chúng nơi đó đã sớm lầm than từ lâu. Nay Tĩnh Nam hầu phải về kinh, nhất định không quá ba tháng nữa giặc Oa sẽ chiếm đoạt Đông Nam.” Lâu Cảnh không hề có ý dừng lại, hắn nhìn dáng vẻ cô tịch của Thái tử điện hạ dưới ánh trăng đêm nay, trong lòng cảm thấy thập phần ấm ức, khó chịu vô cùng. Rõ ràng người này là một kì tài, có năng lực, có trí tuệ vượt bậc, đủ khả năng cứu giúp người đời, lại sinh ra trong thời kì Thuần Đức hỗn loạn, rối ren không chịu nổi, còn phải liên tục ẩn nhẫn, nín nhịn bè lũ xui nịnh khắp nơi.




– Lại Bộ: phụ trách kiểm tra, thăng, giáng, nhậm chức hoặc bãi miễn quan viên từ tứ phẩm trở xuống.



– Hộ Bộ: phụ trách kiểm soát thuế khoá, tài chính, ngân khố của quốc gia.



– Lễ Bộ: phụ trách thi cử, tế tự, lễ chế, giáo dục toàn quốc.



– Binh Bộ: phụ trách quân sự



– Hình Bộ: phụ trách tư pháp, xem xét điều tra các sự vụ. Cụ thể do Đại Lý Tự chịu trách nhiệm điều tra, xét xử. Nếu là án lớn thì do Hình Bộ, Ngự Sử Đài và Đại Lý Tự cùng xét xử, gọi là Tam tư hội thẩm.



– Công Bộ: phụ trách các việc xây dựng, đường xá, cầu cống.



Trưởng quan Trung thư tỉnh đời Tuỳ xưng là Nội sử lệnh, đời Đường xưng là Trung thư lệnh, phó quan xưng là Trung thư thị lang. Trưởng quan Môn hạ tỉnh đời Tuỳ xưng là Nạp Ngôn, đời Đường đổi thành Thị trung, do Môn hạ thị lang làm phó. Thượng thư tỉnh do Thượng thư lệnh đứng đầu, phó là Thượng thư bộc xạ. Do Đường Thái Tông trước khi lên ngôi từng làm Thượng thư lệnh, nên sau này không nhà Đường không còn ai được phong Thượng thư lệnh nữa, chức Thượng thư lệnh để khuyết, Thượng thư bộc xạ trở thành quan đứng đầu trong thực tế. Chỉ đến sau Loạn An Sử, do công của Quách Tử Nghi quá lớn nên mới được phong làm Thượng thư lệnh.



Trong ba tỉnh còn có các cơ quan nội bộ trực thuộc, giúp việc cho Lệnh các Tỉnh. Trung thư tỉnh có Trung thư xá nhân, chịu trách nhiệm soạn thảo chiếu lệnh. Môn hạ tỉnh có Cấp sự trung, Tán kỵ thường thị, Gián nghị đại phu, Khởi cư lang, Thập di, tất cả chuyên lo việc kiểm tra, can gián. Thượng thư tỉnh có tả hữu thừa, phân nhau quản lý lục bộ, đứng đầu các bộ xưng là Thượng thư.



Trong Tam tỉnh thì tuy rằng Thượng thư lệnh và bộc xạ có địa vị cao nhất nhưng thật ra là hữu danh vô thực, toàn bộ quyền lực nằm trong tay hai tỉnh Trung thư, Môn hạ.



(9) tam quỳ cửu khấu: Tam quỳ của khấu là quỳ ba lần, lạy chín lạy. Ý nghĩa là rất kính trọng 1 người hay 1 nhân vật nào đó. (─‿‿─) hình như cái này chú thích ở mấy chương trước rồi.



(10) trai giới: Giữ trong sạch, ngăn tham dục, như: Ngày xưa sắp tế lễ tất kiêng rượu, kiêng thịt, ngủ nhà riêng gọi là trai giới 齋戒



(11) Dĩ bất biến ứng vạn biến: hiểu theo nghĩa đen là “Lấy cái bất động để đối phó với nhiều cái manh động”. Tạm dịch vậy thôi, “dĩ bất biến” có thể hiểu là sự bình tĩnh, sự sáng suốt, và cứng rắn, không nóng vội thay đổi, “biến” động theo “vạn biến”. Người hay là người biết cách đối phó, ứng xử khôn khéo với những việc xảy ra xung quanh mình. Mà để giải quyết cho khôn khéo trước hết ta phải có lập trường vững chắc và kiên định, phải bình tĩnh và sáng suốt để nắm lấy thời cơ cũng như đưa ra những cách thức hành động. Tóm lại “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là “lấy một sự bình tĩnh, chống lại ngàn sự biến động”. Lòng ta không “biến” thì ắt không còn bất cứ “vạn biến” nào lung lạc được ta.



(12) Tết Trùng Cửu: Ngày Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Cửu, diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm được xuất phát từ phong tục của người Trung Quốc.



Điển tích về ngày tết này có rất nhiều:



– Đời Hậu Hán (25-250) có người tên là Hoàng Cảnh, quê ở Nhữ Nam, theo học đạo tiên với đạo sĩ Phí Trường Phòng – một người tinh thông kim cổ, có thể đoán được tương lai. Một hôm, Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả nhiên, đến tối ông trở về nhà trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị chết hết.



– Theo sách “Phong Thổ Ký” thì vào cuối đời nhà Hạ, vua Kiệt dâm bạo tàn ác, gây nên bao cảnh tang thương. Thượng Đế muốn răn nhà vua nên đã giáng một trận hồng thủy làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, động vật, người bị chết đuối nhiều không kể xiết. Nạn hồng thủy đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn, lâu dần trở thành tục lệ.



– Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.



Cổ thi có câu: “Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao”. “Đăng cao” là lên chỗ cao. “Trùng cửu” và “Đăng cao” đều do điển tích trên.Chính từ những điển tích như trên mà dân gian xưa có câu, gặp ngày Trùng Cửu đăng cao, nghĩa là gặp ngày Trùng cửu thì lên cao. Vào ngày này, người dân Trung Quốc thường rủ nhau lên núi ngắm hoa.



(13) gia hỏa: gia chỉ vợ hoặc chồng, hỏa: tiếng gọi đùa.