Quyền Lực Tuyệt Đối
Chương 25 : Trung Thần? Lương Thần?
Ngày đăng: 01:11 22/04/20
Phạm Hồng Vũ ngồi thẳng người lên, trầm giọng đáp:
- Phó bí thư Khâu, vi quan nhất nhiệm, tạo phúc nhất phương, các cụ ngày xưa đã dạy như vậy rồi, những cán bộ vì dân luôn luôn được nhân dân kính trọng. Phân trong phân đục, có quan trọng như vậy hay không? Giữa trung thần và lương thần, nếu như cho tôi lựa chọn thì tôi sẽ chọn lương thần. Một ngàn năm trước, Ngụy Trưng Ngụy Trịnh Công đã đã chứng minh điều này rồi. Đường Thái Tông cũng nói, trước khi đăng cơ, quần thần thủ trọng Phòng Huyền Linh Phòng Lương công, sau khi đăng cơ, thủ trọng Ngụy Trưng. Nếu không có Ngụy Trưng thì không có Trinh Quan Chi Trị (1), cũng không có một nhà Đường thịnh thế. Nếu như Ngụy Trưng chỉ chuyên tâm làm một trung thần thì với tư cách là mưu sĩ của Lý Kiến Thành, ở sự biến Huyền Vũ môn, ông ra sớm đã bị chết rồi…
(1) Trinh Quan Chi Trị: Sử thịnh trị thời Trinh Quan.
Khâu Minh Sơn thật sự cảm thấy đau đầu.
Ông mới phê bình có một câu, Phạm Hồng Vũ đã đáp trả cả một tràng rồi. Những điều hắn dẫn ra đều rất rõ ràng, chuẩn xác.
Thằng nhóc này, miệng còn hôi sữa, vậy mà hiểu biết quả thật cũng không ít.
- Nói như vậy, cậu đang phê bình Âu Dương Tu? (2)
(2) Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm Từ xuất sắc đời Tống. Ông là người chủ biên cuốn Tân Ngũ Đại Sử.
Phùng Đạo thời Ngũ đại (3), vẫn là một “ Trường lạc lão “ được những người đọc sách thời đó rất kính trọng. Danh tiếng của ông ta bị mất đi, là từ sau triều Tống, Âu Dương Tu đã biên soạn cuốn “ Tân Ngũ Đại Sử “, phê bình Phùng Đạo hết lời.
(3) Tức thời Ngũ Đại Thập Quốc, là một giai đoạn đầy biến động từ năm 907–960/979 trong lịch sử Trung Quốc, tức sau khi nhà Đường sụp đổ và trước khi thành lập nhà Tống. Trong giai đoạn này, năm triều đại đã thay nhau tồn tại ở miền Bắc, và có trên 12 quốc gia độc lập đã được thành lập, chủ yếu là tại miền Nam. Tuy nhiên, chỉ có mười nước được liệt trong sử sách cổ, vì vậy mới có tên gọi “ Thập quốc. “
Phạm Hồng Vũ ở đây lại ca ngợi Phùng Đạo, Khâu Minh Sơn hỏi một câu với ý châm chọc.
Cho dù cậu đã đọc một vài cuốn dã sử, thì cũng không nên ăn nói “xằng bậy” như thế chứ? Chẳng lẽ cậu nhìn xa hiểu rộng như vậy sao?
Phạm Hồng Vũ chậm rãi nói:
- Cũng không phải là tôi phê bình Âu Dương Tu. Thời đại khác nhau, quan điểm đương nhiên cũng sẽ không giống nhau. Lúc Âu Dương Tu làm cuốn “ Tân Ngũ Đại Sử “, quốc gia đã thống nhất, Triệu Thị Vương Triều đã là chính thống. Không còn quần hùng hỗn chiến như thời Ngũ Đại nữa. Âu Dương Tu đương nhiên muốn hiệu triệu những người đọc sách trong thiên hạ đều trung thành với một nhà một họ. Đây là những quyết định do tình hình thực tế thời đó yêu cầu. Phùng Đạo không có điều kiện này. Lý Tồn Úc, Lý Tự Nguyên, Thạch Kính Đường, Lưu Tri Viễn đều là người Sa Đà (4), thì bọn họ trung thành với ai? Bất luận là trung thành với ai thì hậu thế cũng chẳng có đánh giá tốt về ông ta. Cuối cùng Phùng Đạo liền chọn trung với triều đình chứ không trung với cá nhân, điều này có gì sai? Ông ta làm quan, đều có quy tắc riêng của mình, không tham tài, không háo sắc, đạo đức con người không chê vào đâu được, gần như là một con người toàn diện. Âu Dương Tu nếu như sinh ra ở thời Ngũ Đạo thì cũng chỉ có hai lựa chọn, hoặc là làm Phùng Đạo, hoặc là chết, nếu như thật sự như vậy thì ông ta bị người khác chửi mới đúng chứ không đến lượt ông ta chửi Phùng Đạo.
(4) Sa Đà còn gọi là Xử Nguyệt, Chu Da, vốn là một bộ lạc Tây Đột Quyết vào thời nhà Đường, sinh sống theo lối du mục ở khu vực đông nam bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ thuộc Tân Cương (nay thuộc Ba Lý Khôn), tên gọi Sa Đà có nguồn gốc từ việc vùng đất này có các gò cát lớn.
Nói đến đây, Phạm Hồng Vũ khẽ mỉm cười, nói:
Hơn nữa, những kẻ đi mách lẻo này rất to gan, có thể mách với nhân vật tầm cao như vậy thì chắc chắn người bình thường không thể làm được.
Dường như tất cả mọi người đều đã đoán ra, người này là ai rồi.
Phạm Hồng Vũ cười nói:
- Tôi đoán rằng, không chỉ có một người mách lẻo đâu, có người ở địa khu chúng ta, có thể còn có người trên tỉnh nữa, giữa họ chưa chắc đã thông đồng với nhau. Nhưng bất luận là ai thì phải đợi tôi đi một nước cờ nữa.
- Có chắc không?
Khâu Minh Sơn lập tức hỏi.
- Đối nghịch với Bí thư Vinh, liệu có chỗ tốt gì?
Phạm Hồng Vũ nói.
Bài viết này của Khâu Minh Sơn, là do Vinh Khởi Cao đích thân giao cho ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giới thiệu cho Quần Chúng nhật báo, người mách lẻo này, không chỉ muốn đánh vào mặt Khâu Minh Sơn mà còn muốn đánh cả Vinh Khởi Cao nữa.
Trong lòng Vinh Khởi Cao, chắc chắn cũng không vui vẻ gì.
Sớm muộn đều sẽ tính sổ với những người này.
- Vì vậy, Phó bí thư Khâu, việc này cơ bản đều đã có kết luận rồi. Cá nhân tôi cảm thấy rằng chẳng có gì đáng lo cả.
Phạm Hồng Vũ nói, ánh mắt dừng trên người Phạm Vệ Quốc một chút, vẻ lo lắng hiện lên trên mặt.
Những thay đổi nhỏ bé này, đương nhiên không thể qua được ánh mắt của Khâu Minh Sơn được rồi.
Chỉ sợ đến lúc đó, Phạm Vệ Quốc đều vẫn không ngờ được, Khâu Minh Sơn chẳng có vấn đề gì, phiền phức của Phạm Vệ Quốc mới bắt đầu mà thôi.