Say Mộng Giang Sơn

Chương 84 : Tiết Hoài Nghĩa ta!

Ngày đăng: 20:46 18/04/20


Cuộc so bì cao thấp giữa Phật giáo và Đạo giáo của Đại hòa thượng Hoài Nghĩa và Nhất Trọc đạo nhân làm đám người đưa tang phải dừng lại tại chỗ không thể di chuyển được. Quan tài vẫn chưa được hạ huyệt, đám thanh niên trai tráng có nhiệm vụ khiêng kiệu ban đầu thì còn chịu được, lúc sau thì kẻ nào kẻ nấy uể oải mệt mõi rã rời. Trong lúc mọi người đang bàn tán xôn xao thì thân phận của Hoài Nghĩa đại sư tự nhiên cũng đã được tiết lộ ra, bởi vậy nên bọn họ chẳng ai dám tiến lên trước tranh cãi hay ho he tiếng nào.



Vị này Hoài Nghĩa hòa thượng là “nửa đường” xuất gia, vốn cũng là loại dốt nát bất tài, chỉ là vì làm hòa thượng lâu rồi nên mưa dầm thấm đất, những giáo lí Phật giáo gã cũng coi như nắm được chút ít. Nhưng khi bắt gã đấu lí với Nhất Trọc đạo nhân này thì đương nhiên không thể đấu lại với người ta rồi. Giờ Nhất Trọc đạo nhân đang yếu thế, biết lão Nhất Trọc đạo nhân kia sợ uy danh của mình nên gã càng được thể lấn tới, chẳng thèm giảng giải kinh nghĩa gì nữa mà giở giọng cả vú lấp miệng em, lớn tiếng hỏi:



-Lão đạo, vậy ngươi nói xem, ông nội Như Lai và ông nội lão Quân, ai lợi hại hơn?



Hòa thượng này đến chút lịch sự tối thiểu cũng chẳng có, lời lẽ chẳng ra thể thống gì, đến Như Lai Phật tổ mà gã cũng dám gọi là “ông nội”. Tuy là gã đã hạ thấp giá trị của Đạo giáo nhưng cũng may gã vẫn không dám quá mức vô lễ với Đấng đạo giáo chí tôn - Thái thượng lão quân, nên vẫn gọi ngài là “ông nội”.



Nhất Trọc đạo nhân nghe vậy thì không biết nên khóc hay cười nữa, khi đó Phật giáo và Đạo giáo thần tiên vẫn chưa bị những cuốn tiểu thuyết làm cho lẫn lộn với nhau. Trong Đạo giáo thần thoại hoàn toàn không có chư phật Bồ Tát; cũng như trong kinh Phật không xuất hiện những người tu hành được gọi là thần tiên. Vậy thì bắt Nhất Trọc đạo nhân so sánh thì khác nào đúng là làm khó cho lão?



Nhất Trọc đạo nhân ấp a ấp úng mãi không trả lời được. Hoài Nghĩa hòa thượng dương dương đắc ý nói:



-Xem bộ dạng của ngươi là thừa nhận ông nội Như Lai lợi hại hơn so với nội rồi lão Quân rồi?



Lúc này những người đi đường vây lại xem náo nhiệt càng lúc càng đông. Nhất Trọc đạo nhân thấy nếu cứ tiếp tục tranh cãi thế này, cuối cùng người chịu mất mặt không ai khác chính là mình. Lão thực sự không muốn đôi co thêm với tay hòa thượng ngang ngạnh hống hách kia nữa, thôi thì cứ nịnh gã một câu cũng chẳng chết ai, nghĩ vậy, lão đành cắn răng đáp:



-Ngẫm ra thì đúng như lời đại sư nói, Như Lai có pháp lực lợi hại hơn lão Quân một chút.



Hoài Nghĩa hòa thượng cười ha hả, nói:



-Nếu ông nội Như Lai lợi hại hơn ông nội lão Quân, vậy thì ngươi còn bái Thiên Tôn thiên tiếc làm quái gì nữa, chi bằng gia nhập quách Phật gia ta, lễ bái Phật tổ đi.



-Hả?



Nhất Trọc đạo nhân kinh hãi nói:



-Vậy sao được? Phật là Phật, Đạo là Đạo, bần đạo là đệ tử Đạo gia, sao có thể quy y cửa Phật được?
Võ Tắc Thiên vừa hạ chỉ, lập tức Phùng Tiểu Bảo trở thành chủ trì chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Võ Tắc Thiên vốn cực kỳ coi trọng dòng dõi, Võ gia của bà ta vốn là quý tộc ở Quan Lũng, vì yêu thích Phùng Tiểu Bảo, lại sợ gã xuất thân thấp kém bị người đời khinh miệt nên bà đã nghĩ ra một biện pháp, đó là cho gã đổi tên thành Tiết Hoài Nghĩa. Vậy là gã nghiễm nhiên có quan hệ thân thích với phò mã của Thái Bình công chúa là Tiết Thiệu, Tiết Thiệu phải gọi gã một tiếng thúc phụ.



Này Tiết Hoài Nghĩa không chỉ thỏa mãn dục vọng của Võ hậu khi ở trên giường mà gã còn giúp bà ta làm một vài chuyện đại sự. Một trong đó chính là tu bổ “Minh đường”.



“ Minh đường” là nơi Nho gia kinh điển ghi chép lại thiên tử bố chính. Cải tạo tu bổ “ Minh đường” đối Võ Tắc Thiên mà nói không chỉ đơn thuần là một tòa nhà mà trong đó còn chứa đựng chính trị ý nghĩa sâu sắc. Công trình khổng lồ này chính là do Tiết Hoài Nghĩa thiết kế, giám sát thi công. Đương nhiên, thiết kế cụ thể tất nhiên đã có thợ thủ công chuyên môn đảm nhiệm, nhưng không thể không công nhận rằng, Tiết Hoài Nghĩa mặc dù ngu dốt nhưng trong đầu gã lại tiềm ẩn đầy những ý tưởng rất kì diệu.



Tòa “Minh đường” này được thiết kế rất rộng lớn và tráng lệ, khí thế bất phàm, cao khoảng ba mươi tầng lầu, trở thành một hệ thống cung điện khổng lồ nhất Trung Nguyên từ trước tới nay. Một tòa kiến trúc khổng lồ như vậy mà Tiết Hoài Nghĩa chỉ dùng không đến thời gian một năm đã hoàn thành. Đặc biệt hơn, phía sau Minh đường, gã còn cho xây dựng thêm một tòa "Thiên đường" rất cao nữa.



"Thiên đường" rộng bao nhiêu, cao bao nhiêu? "Thiên đường" có tổng cộng năm tầng, khi xây dựng đến tầng thứ ba thì đã cao hơn Minh đường rồi. Trong "Thiên đường" có một bức tượng Phật rất lớn, được chế tạo theo dung mạo của Võ Tắc Thiên. Một ngón tay út bức tượng phật này thôi cũng chứa đủ mấy chục người đứng trên đó rồi.



Rất nhiều độc giả có lẽ ở đã từng được chiêm ngưỡng thần thái của bức tượng phật đó trong bộ phim " Địch Nhân Kiệt chi thông Thiên đế quốc ". Mà bức tượng khổng lồ như vậy lại được đặt trong "Thiên đường", vậy thì tòa "Thiên đường" này phải rộng lớn đến như thế nào.



Gần đây, Tiết Hoài Nghĩa uy phong ngút trời, bởi vì đầu năm Võ Tắc Thiên bổ nhiệm gã làm Tân Bình đạo hạnh quân Đại tổng quản thảo phạt Đột Quyết. Tiết Hoài Nghĩa chỉ là một tay bán thuốc giang hồ, những tướng lĩnh dưới trướng gã kia cũng không phải là kẻ ăn không ngồi rồi. Người Đột Quyết nghe nói quân Đường khí thế bừng bừng liền rút về phòng thủ chứ không nghênh chiến.



Tiết Hoài Nghĩa rất muốn quyết một trận sống mái với quân Đột Quyết, vậy là gã đã ở trên thảo nguyên lang thang mấy tháng ròng nhưng vẫn không thấy tăm hơi quân địch đâu, đành bất đắc dĩ "Chiến thắng trở về". Võ Tắc Thiên vì công lao này mà lại phong cho gã là Nhị phẩm phụ quốc Đại tướng quân, vậy là gã lại càng trở nên hống hách kiêu ngạo.



Nhưng có lẽ là bởi Võ hậu gần đây quốc vụ bận rộn nên rất lâu rồi không cho gọi gã tiến cung thị tẩm. Phùng Tiểu Bảo chuyện gì cũng dám làm, duy chỉ có không dám “cắm sừng” Võ Tắc Thiên mà thôi. Một gã vô công rồi nghề như gã thì còn biết làm gì nữa đây? Vậy là gã đành phải s gọi lũ anh em lưu manh của gã tới chùa Bạch Mã cạo đầu làm sư, ngày nào cũng rượu thịt ê chề.



Bản thân gã làm hòa thượng nên nhìn thấy người khác để tóc là không chịu nổi. Nhưng lại không thể bắt cả ngàn dân chúng Lạc Dương đem đi cạo đầu hết được nên gã đành phải lấy lão đạo sĩ kia ra để xả giận.



Đương nhiên, hành động này của Tiết Hoài Nghĩa cũng có thâm ý khác, nhìn gã có vẻ cục mịch thô lỗ thực ra cũng là người cực kì thông minh. Biết Đạo gia và hoàng tộc Lý Đường có quan hệ chặt chẽ, mà Võ hậu lại muốn cải tổ lại Lý Đường, nên cần phải tôn Phật áp Đạo, gã làm như vậy cũng là giúp cho Võ Tắc Thiên gây dựng thanh thế.



Bởi vậy nên từ lúc trở về Lạc Dương, ngày nào gã cũng cưỡi ngựa rong ruổi khắp nơi, hễ thấy đạo sĩ là gã sẽ chộp ngay lấy bắt cạo đầu làm hòa thượng. Tin tức này đã dần được truyền ra, quán chủ Hoằng Thủ quan Nhất Trọc đạo nhân đã nghe nói tới chuyện này, bởi vậy nên ban nãy khi vừa trông thấy gã, lão đã lập tức trốn chạy theo bản năng, nhưng vẫn không thoát khỏi bàn tay gã.



Dương Phàm và Mã Kiều theo đám người xem náo nhiệt đi vào trong phường. Trên đường nghe thấy đám dân chúng đang thi nhau bàn tán về chuyện có liên quan đến Tiết Hoài Nghĩa, Dương Phàm có lẽ không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng sau này hắn sẽ có qua lại với Đại hòa thượng này, bởi vậy nên bây giờ thì Dương Phàm tạm thời cũng không mấy để tâm tới gã. Hiện giờ điều hắn quan tâm duy nhất đó chính là tung tích của Miêu Thần Khách kia.