Sổ Tay Sinh Tồn Của Nữ Chính AV

Chương 80 :

Ngày đăng: 03:57 19/04/20


Nghiêm Húc hẹn thời gian đến nhà Thiên Diệp, bấm chuông cửa nhà Thiên Diệp, không nghĩ rằng lại là người quen mở cửa. Nguyễn Tây.



"Đã lâu không gặp." Anh chào hỏi với Nguyễn Tây, còn nhớ thời gian sau khi kết thúc lễ tang của Thiên Thảo rất lâu, anh đi xem nghĩa địa của Thiên Thảo, lại gặp Nguyễn Tây, hoa bách hợp của anh đặt lẻ loi ở trước mộ phần của Thiên Thảo, sau đó nói với anh một tiếng “Đã lâu không gặp”.



Nguyễn Tây thản nhiên gật đầu ý bảo anh vào đây, Thiên Diệp ngồi trên ghế sa lon ở phòng khách chào hỏi với anh: "Gần đây thời gian rất gấp gáp sao, người trẻ tuổi các anh đúng là hoạt động nhiều."



"Lúc đó chẳng phải ngài cũng như vậy, mặc dù không giống chúng tôi muốn bắt kịp các hội âm nhạc, thế nhưng cũng phải ở nhà soạn nhạc."



"Cha, đây chính là đàn anh Nghiêm Húc sao?" Một giọng nói quen thuộc truyền đến từ phía sau Nghiêm Húc.



Nghiêm Húc quay đầu lại, suýt chút nữa quên mất động tác cơ thể.



Thiên Diệp thân mật kéo Thiên Thảo qua, sau đó vỗ vai Nghiêm Húc: "Gọi chú Nghiêm Húc."



Nghiêm Húc: "..."



Thiên Thảo: "Ha ha ha ha, chú Nghiêm Húc!"



Nhìn hai vai Thiên Thảo rung động, Nghiêm Húc có hơi bất đắc dĩ, làm sao lại cảm thấy cố ý như thế chứ...



"Chú Nghiêm Húc, ngưỡng mộ danh tiếng đã lâu, cháu rất thích bản nhạc chú viết, rất lâu trước kia đã từng nghĩ sẽ trò chuyện một chút về những chuyện xưa đằng sau mấy bản nhạc của chú, không ngờ hôm nay lại có thể gặp được chú, thật sự là rất vui mừng."



Trợn mắt nói mò, lại có thể làm bộ không biết anh. Nghiêm Húc gật đầu: "Chú cũng rất chờ mong nhìn thấy chương nhạc cuối cùng em soạn Cái chết của Satan, muốn nghiên cứu và thảo luận sáng tác thử xem với em."



"Chúng ta thật sự là cùng chung chí hướng!" Dường như Thiên Thảo rất kích động với lần "Mới gặp gỡ" này, cô vươn tay làm tư thế mời: "Gần đây cháu còn viết mấy bản nhạc, rất muốn nghe một chút ý kiến của chú, chúng ta lên lầu nghiên cứu và thảo luận một chút đi."



Thiên Diệp cười: "Tiểu Thủy, lần trước lúc Nguyễn Tây dạy con học đàn không phải đặt đàn vi-ô-lông ở trong phòng con sao, đúng lúc cho Nghiêm Húc dùng."



Thiên Thảo: "Vâng."



Lên lầu? Phòng? Đột nhiên Nghiêm Húc có cảm giác lên thuyền giặc.



Đóng cửa lại, Thiên Thảo tìm đĩa nhạc để mở lên, bên trong micro truyền ra tiếng nhạc là [Menuet](2), trước đây hướng dẫn Nghiêm Húc học đàn vi-ô-lông, lúc đầu đã để anh kéo bài nhạc này.



(2)     Minuet hay menuet là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Pháp ở nhịp 3/4. Lên gg nghe thử nhé.



Nghe được tiếng nhạc này Nghiêm Húc ngẩn người, anh nhìn Thiên Thảo ngồi ở bên cạnh mình: "Sao cháu có thể viết ra chương nhạc cuối cùng của Cái chết của Satan?"



"Chú đoán nhé... Ừm, chẳng qua nếu như trước khi đã đoán cái đó rồi đến cái này cũng không cần đoán."
"Đó không phải tốt hơn sao?"



"Anh sợ làm em đau..."



Thiên Thảo bị vẻ lo-gic của Nghiêm Húc làm giật mình, tinh tế suy nghĩ một chút, Nghiêm Húc có ý là không... Sợ nơi đó của mình nhỏ, sau đó chỗ của anh trưởng thành...



Phù phù...



Lẽ nào anh sợ mình không chứa nổi anh sao? Tư tưởng kì lạ...



Thiên Thảo che miệng nén cười, suýt chút nữa nội thương: "Nghiêm Húc, cuối cùng anh đã cấm dục bao nhiêu năm, có thể nhịn như vậy, không tốt cho cơ thể."



"..." Nghiêm Húc im lặng rồi im lặng, sau đó thở dài: "Anh hi vọng lần đầu tiên của em... Rất hoàn mỹ."



Thiên Thảo ngơ ngẩn, sau đó yên lặng ôm lấy Nghiêm Húc, bởi vì lần đầu tiên của Nghiêm Húc cũng không hoàn mỹ, đó là dưới tình huống do bị mình cho ăn thuốc, trong phòng vệ sinh.



Chính mình mắc nợ anh rất nhiều.



"Nghiêm Húc, em nghĩ nhất định em vì anh mà đến thế giới này."



"Vì sao nói như vậy? "



"Là anh để em hiểu được*, vốn lúc em đang cho mình là phải chết thật, tất cả đều kết thúc, lúc sẽ không còn được gặp lại anh, ông trời lại cho em một cơ hội, để em xuất hiện ở bên cạnh anh, để em đổi một cơ thể khác, để em cần hiểu* mất lòng của anh, để em thật sự nghiêm túc đến với anh."



"Nói như vậy, anh cũng hiểu được, nhất định anh vì em mà đi đến cái thế giới này." Nghiêm Húc đơn giản hôn lấy môi Thiên Thảo: "Mỗi người đều sống vì đối phương, giống như anh tìm thấy em, vào mười năm trước, mà bây giờ em lại tìm thấy anh."



Khi chúng ta đều tìm thấy đối phương, nhất định sống chân chính vì đối phương, biến hai kiểu sống thành một cuộc sống. 



- ---The end



*Sokrates hay Socrates (tiếng Hy Lạp cổ đại: Σωκράτης Sōkrátēs) là một triết gia Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. Về năm sinh của ông hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469–399 TCN), (470–399 TCN). Ông sinh ra tại thành phố Athena, thuộc Hy lạp, và đã sống vào một giai đoạn thường được gọi là hoàng kim của thành phố này. Thời trẻ, ông nghiên cứu các loại triết học thịnh hành lúc bấy giờ của các "triết học gia trước Sokrates", đó là nền triết học nỗ lực tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên chung quanh chúng ta. Tên ông được phiên âm ra tiếng Việt thành Xô-crát.



Socrates-tranh-ve.jpg



Sokrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athena, Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Sokrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: "Hãy tự biết lấy chính mình", "Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả". Ông bị chính quyền khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt tự tử bằng thuốc độc, mặc dù vậy ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi.", ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết một cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống.



Sinh thời ông không mở trường dạy học, mà thường coi mình là có sứ mệnh của thần linh, nên phải đi dạy bảo mọi người và không làm nghề nào khác. Sokrates thường nói chuyện với mọi người tại các nơi công cộng, tại các agora và không lấy tiền, nên ông chấp nhận sống một cuộc sống nghèo. Học trò xuất sắc của ông là đại hiền triết Platon từng theo học trong 8 năm ròng.