Tam Công La Mật Quyền

Chương 52 : Sĩ Nhiếp ngoại truyện

Ngày đăng: 01:47 27/06/20

Quay về lại với  bối cảnh Nê Mị và Miên  Giang quy hồi Phệ Đà sau nửa năm trời ở lại kinh đô, những giọt nước mắt bị kềm nén quá nhiều đã trào tuôn trong nỗi tiếc thương Phạm La vô hạn.
Phệ Đà giờ đây đã là nơi mà triều đình Lâm Ấp gởi trọn lòng tin, các phủ huyện xung quanh phải phục mệnh Phệ Đà khi có việc chính sự.
Giáo chủ La mật Ba la Ty kiêm nhiệm cai quản cả một  vùng khi phụ thân đang vui vẻ nơi kinh đô với tước Hồng lô tự khanh do hoàng đế ban tặng.
Chuyến quy gia vọng bái tổ tiên  của Thái tử phi được các địa phương, nơi có đoàn đi qua săn đón nồng nhiệt. Một thái tử phi đã cùng phu quân đại phá bọn cường thảo Bôn Tiên đem lại sự bình yên cho bá tánh. Một thái tử phi đang mang trong mình giọt máu hoàng tộc, một ứng viên nặng ký cho ngai vàng Lâm Ấp trong tương lai.
Hoàng gia Lâm Ấp vừa có một con dâu tài đức vẹn toàn, nghiệp đế vương được tài bồi trọn vẹn
Săn đón, cầu thân, phỉnh nịnh là lẽ thường của sự đời xuôi ngược. Há phải chẳng riêng ai
Chỉ có Nê Mị
[ nàng đã chọn Bôn Tiên làm thánh địa cho La mật giáo, cô đang nặng lòng lên kế hoạch xây dựng cứ địa an toàn] là bàng quan với những diễn biến xung quanh mình
Mị Kiều cùng vợ chồng em gái mình đã về Phệ Đà trước do nóng lòng nhìn thi thể sư phụ sau khi đăng tịch, bỏ mặc lão Đầu Đà ở lại vui say cùng đám gia thần kinh đô
.
Khi Sĩ Nhiếp đem binh bản bộ triệt phá Miêu quốc, Nê Mị đã phần nào đánh giá đúng thực lực của bọn Hán tặc. Sự thật bọn chúng đang đi vào thời kỳ phân hóa và cát cứ, sức mạnh triều đình không còn đủ ảnh hưởng đến những nơi biên viễn, chỉ còn các lãnh chúa đang miệt mài tiêu diệt lẩn nhau. Nổi lên trong số đó là dòng họ Tôn chiếm lĩnh từ Uất Lâm sang tận Sa Khâu rồi sang tận Đạm Nhai, các thứ sử phiên thuộc của nhà Hán đều do họ Tôn đề cử và nằm dưới sự bảo trợ của họ. Vùng đất đó Hoa Hạ gọi là Thương Ngô
Giao Chỉ là vùng phiên thuộc mà  Thương Ngô đang nhòm ngó, quân bản bộ nhá Hán chỉ độ hơn một vạn người, còn lại là quân bản địa của các hào trưởng địa phương. Các hào trưởng này là người gốc Hán nhưng đã bị Âu Việt hóa, họ nói tiếng Việt mặc trang phục Việt và chiêu mộ binh lính Việt. Thời nhị Vương nữ, hào trường Sĩ Bôn theo Mã Viện phản bội Âu Việt hiến kế hiểm đánh tan Vương nữ. Sau đó Sĩ Bôn gởi con cháu sang Hoa Hạ theo học khoa cử, nối tiếp nhau đến đời Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp sinh tại Âu Việt rồi sang Hoa Hạ học hành, rồi cũng có tên trong hàng khoa bản Hoa Hạ. Nhiếp được thụ phong thứ sử Giao Châu nhưng không có cờ tiết và ấn lệnh do thứ sử củ bị các hào trưởng khống chế cướp mất. Vốn là kẻ đầy mưu lược, Nhiếp dùng ảnh hưởng gia thế và  lý lẽ nho gia thuyết phục các hào trưởng theo về phía mình, rồi tụ tập quân bản bộ đang ở rải rác hợp với quân bản địa Giao Chỉ phá tan sào huyệt bọn Cương Miêu. Thanh thế Nhiếp nổi như cồn, Nhiếp lo sợ Thương Ngô uy hiếp nên hối thúc Hán triều mang tiết kỳ và ấn lệnh sang gấp, hòng danh chánh ngôn thuận trị vì Giao Chỉ.
Mối lo lớn nhất của Nhiếp chính là Thương Ngô kế đến là Nam Chiếu, nên phương Nam không còn nằm trong kế hoạch của bọn Hán muốn mở rộng cương thổ
Trái lại, sự lớn mạnh của Lâm Ấp trong đó có những chiến binh Việt Chứt cũng tạo một mối nguy hiểm đang tiềm ẩn lên giới đô hộ Giao Chỉ. Tiết kỳ và ấn lệnh Giao Châu không thể đi qua khu vực do  Thương Ngô cai quản, nó có một cuộc hành trình rất rắc rối và đầy gian khổ.
Bọn thương nhân bán những tin tức như thế vô tửu thanh lâu rồi thông tin đó chạy vào mật thất của bà chúa ngãi. Vậy là tiết kỳ và ấn lệnh sẽ đi qua Nam Chiếu vào Bồn Man rồi vô Giao Chỉ. Bản thân nước  Nam Chiếu sẽ chẳng được lợi lộc gì khi cướp tín lệnh, nhưng nó dùng làm quà tặng cho Thương Ngô hùng mạnh sẽ mang nhiều ý nghĩa ngoại giao.
Sĩ Nhiếp cũng đã cho vài cao thủ đi vào Bồn Man tìm hiểu địa hình, nhằm hướng đạo đám quan binh Hán triều dễ bề đi lại
Việc bọn du thực ngoại bang Bôn Tiên thất bại dưới tay La mật thần giáo, it nhiều  làm Sĩ Nhiếp chú ý tới La mật. Y lệnh cho một đạo sĩ xuống phương nam thăm dò, rồi phối hợp với các cao thủ đang ở Bồn Man hành động nếu có tình huống xấu. Đạo sĩ được Sĩ Nhiếp tin dùng có tên là Lôi an Lộc, người nước ngoài Trảo Oa ( phiên âm Hán nay thuộc đảo Java -Indonesia) dáng thấp đậm nước da ngăm đen, y theo thuyền buôn đi dọc bờ biển từ Trảo Oa lên tận miền  Triết Giang. Y có biệt tài có thể nói trên chục ngôn ngữ các vùng miền ở phía nam, đối với các triều đình y là thượng khách vì có một nền tảng kiến thức vô biên về các dân tộc và lối sống ở phương nam. Chỉ vì có máu đỏ đen y mang nợ nần chồng chất, Sĩ Nhiếp cho người mang bạc tới trả nợ rồi dẫn y gặp Sĩ Nhiếp