Tào Tặc
Chương 107 : Ác Lai đấu Hổ điên (2)
Ngày đăng: 00:02 22/04/20
Tào Tháo ở trên lầu thấy rõ Hứa Chử bày trận theo hình chùy.
Còn trận của Điển Vi thì thuộc loại công thủ cân bằng. Nói cách khác, thế trận trong thủ có công.
Ở giữa có xếp tám trăm quân Trường mâu, hai bên có hai trăm quân đao thuẫn. Hậu quân là quân kỵ.
Bất cứ lúc nào, quân lính cũng có thể xuất chiến. Có điều, trang phục của quân kỵ dường như so với trong ấn tượng của Tào Tháo hơi khác.
- Công Nhân! Kỵ quân Hổ Bôn tị sao thấy có chút hơi khác? Bạn đang xem truyện được sao chép tại: TruyenFull.vn chấm c.o.m
Đổng Chiêu híp mắt, tập trung quan sát.
Người phát hiện ra điều đó cũng không chỉ có một mình Tào Tháo.
Các tướng trong vọng lâu cũng đều nhạy bén thấy được kỵ quân Hổ Bôn có sự khác biệt.
Yên ngựa của họ có chút quái dị, hai bên nhếch lên, kỵ sĩ ngồi trên dường như có tác dụng cố định.
Hơn nữa, dưới yên ngựa, mỗi bên còn có một cái dây buộc một cái hình tam giác để cho kỵ sĩ đặt chân vào đó, chứ không phải như trước, chỉ để hai chân kẹp bụng ngựa.
Những nhân vật lợi hại nhìn thấy đó, ánh mắt lập tức sáng ngời.
- A Phúc! Thứ Quân Minh trang bị là cái gì?
Tào Hồng đang thảo luận chuyện buôn bán với Tào Bằng cũng chú ý tới điểm đó liền lên tiếng hỏi.
- Đó là thứ đồ chơi nhỏ do cha ta thiết kết. Cái yên ngựa kia ngài xem hai bên nhô lên giống như là vòng bảo vệ không? Người ngồi trên yên đó không những thoải mái mà còn vững chãi hơn. Hai cái dưới yên gọi là bàn đạp có thể đặt chân mượn lựa, giảm bớt gánh nặng. Nếu trên chiến trường giao chiến, người cưỡi ngựa sẽ tăng sức chiến đấu lên nhiều.
- Thứ này do cha ngươi thiết kế?
Tào Bằng nói:
- Không phải do cha ta thiết kế thì là ai?
- Trọng Khang! Xuất kích đi.
Hứa Định cũng không chịu nổi nữa. Đồng thời sự chậm chạp không chịu xuất kích của Hứa Chử khiến cho Hứa Định càng thêm mất kiên nhân. Chưa nói tới, đối diện với sự trầm tĩnh của quân Hổ Bôn làm cho y thêm sợ hãi. Y cũng không thể nói ra được nhưng đồng thời cũng có cảm giác xấu hổ. Nghĩ lại thì y đường đường là huynh trưởng của Hổ điên, cũng là nhân vật số hai trong quân Hổ Vệ nhưng tại sao vào lúc này lại có cảm giác sợ hãi?
- Thúc phụ! Hãy xuất kích đi.
Đám chúng tướng xung quanh đều lên tiếng.
Hứa Chử cắn răng, giơ đao lên không trung rồi chém mạnh xuống.
- Hổ Vệ! Xông trận.
Theo tiếng hét của y, tiếng trống trận cũng lập tức vang lên.
Có điều lúc này không chỉ có tiếng trống của quân Hổ Vệ mà ngay cả tiếng trống của quân Hổ Bôn cũng vang lên. Điển Vi ở trên ngựa khẽ gật đầu. Tào Hưu bên cạnh y lập tức giơ tay về phía trước, kéo đẩy ba cái.
Giết! Giết! Giết....
Tám trăm trường mâu thủ ở trung quân đồng thời bước lên ba bước.
Tám trăm người là một ngàn sáu trăm cái chân vậy mà chỉnh tề chẳng khác nào một người. Khi tám trăm cái chân cùng hạ xuống đất, sàn giáo trường vang lên một tiếng nổ như lấn át cả trống trận. Trường mâu trong tay họ nâng lên, chĩa về phía trước hết sức đồng đều.
Đây là cảnh tượng duyệt đội ngũ của hậu thế. Đã là quân nhân thì chắc chắn phải trải qua sự thao diễn này. Mỗi bước của họ bước ra cùng một cự ly, biên độ cánh tay đều có yêu cầu nghiêm khắc. Cách huấn luyện như thế này không chỉ là để huấn luyện tính hiệp đồng mà còn nâng cao cảm giác vinh dự, đồng thời cũng cực kỳ cần kỷ luật. Chỉ với ba bước đó mà Điển Vi mất tới cả tháng trời. Dưới sự giúp đỡ của Hạ Hầu Hành và Tào Hưu mới khiến cho quân Hổ Bôn có được hình thức ban đầu.
Đừng có coi thường sự huấn luyện đó, bởi không phải đám quân nào cũng có thể làm được.
Đầu tiên người chủ tướng phải lấn át được nhuệ khí trong quân. Nếu không phải là người đồng cam cộng khổ, người không đủ uy vọng, không đủ quyền bính thì đừng mơ làm được điều này. Phàm là quân tinh nhuệ sẽ có sự kiêu ngạo của mình. Cho dù ngươi có là hoàng thân quốc thích nếu không có thực lực mạnh thì đừng mơ điều khiển một ngàn năm trăm quân tinh nhuệ cúi đầu với ngươi.
Điển Vi là một dũng tướng hoàn toàn có thể khống chế được điều đó.
Còn Hạ Hầu Hành và Tào Hưu mặc dù danh vọng chưa đủ nhưng lại có thân phận. Một người là con của Hạ Hầu Uyên, cháu rể của Tào Tháo. Còn một người là cháu trong họ, lại được gọi là Thiên Lý câu của ta. Có hai người đó lại với hung danh của Điển Vi thì còn ai dám không phục?