Tào Tặc
Chương 126 : Xin lắng tai nghe
Ngày đăng: 00:02 22/04/20
Điển Vi và Hứa Chử có đồng ý hay không thì không biết... Nhưng thật ra Điển Mãn nói đúng, nếu Hứa Chử không đồng ý có lẽ Hứa Nghi cũng không thể mang theo tùy tùng.
Bộc Dương Khải đột nhiên vén màn xe:
- Thúc Tôn! Nếu họ muốn đi thì cho họ đi. Dù sao thì khi ngươi tới Hải Tây cũng cần người. Hai người bọn họ không chừng có thể giúp đỡ... Chưa nói nếu ngươi không cho họ đi, họ cũng sẽ đi thì chẳng phải rắc rối hơn hay sao?
Đặng Tắc suy nghĩ thì thấy lời nói đó cũng đúng.
- Nếu vậy thì các ngươi đi cùng... Có điều ta phải nói rõ là các ngươi phải nghe lệnh của ta.
- Đó là điều tất nhiên. - Điển Mãn còn thần thần bí bí lên tiếng:
- Đặng đại ca! Chúng ta còn có cả áo giáp.
Tào Bằng cảm thấy hai tên này không phải đến giúp mà mang tính chất quấy rối thì đúng hơn. Nhưng nếu Đặng Tắc đã đồng ý thì hắn cũng không tiện phản đối. Bộc Dương Khải nói đúng, trong tay Đặng Tắc đúng là không có người.
- Nếu vậy chúng ta lên đường thôi.
- Xuất phát! Xuất phát. - Hứa Nghi hét to rồi chỉ huy xe ngựa theo sau.
Tào Bằng thì tụt lại hẳn phái sau nhìn Điển Mãn và Hứa Nghi rồi không nhịn được mà nói với Vương Mãi:
- Ta thấy hai người này trốn tới đây.
- Vậy làm sao bây giờ?
Tào Bằng gãi đầu cười khổ:
- Còn làm sao được nữa? Đuổi kịp họ. Chúng ta phải không để cho họ gây chuyện. Text được lấy tại Truyện FULL
"Chỉ mong hai tên này sẽ không gây chuyện." Lúc này, Tào Bằng cũng chỉ có thể thầm cầu nguyện trong lòng.
Từ Hứa Đô tới Hải Tây cần phải đi qua ba châu. Từ Hứa Đô xuất phát sau đó đi qua Trần Lưu, đi qua nước Bái, hoặc từ Hạ Bì tiến vào Quảng Lăng, hoặc qua quận Đông Hải tới thẳng Hải Tây. Còn đường dài đó cũng không có gì vui vẻ. Mặc dù từ khi Tào Tháo quản lý triều cương tới nay, đã cố gắng hồi phục các nơi nhưng trên đường đi thì hầu như mọi chỗ đều có vẻ hoang vu. Xung quanh thành trấn còn đỡ, chỉ khi nào rời xa thành trấn thì tình hình càng trở nên hoang vắng. Những thôn trang bỏ không, đổ nát. Những mảnh đất hoang vu không có bóng người, cỏ dại mọc khắp nơi. Chỗ nào cũng có thể thấy những nấm mồ đơn sơ. Thậm chí trên đường đi có khi cả một, hai canh giờ cũng không thấy người, có chăng chỉ toàn là xương trắng.
Lúc đầu Điển Mãn và Hứa Nghi còn hứng trí. Tuy nhiên đi được hai, ba ngày cả hai liền trở nên trầm mặc.
Quang cảnh xung quanh chỉ có một màu vàng của cuối thu và sự đổ nát khiến cho người ta có cảm xúc rất mạnh.
Cả hai người không còn vui cười nổi. Phần lớn thời gian bọn họ nhìn những cảnh tượng thê lương mà lặng yên không nói, hoặc là trầm mặc suy tư.
Tào Bằng cũng không tới quấy rầy hai người, hay đùa giỡn. Hắn chỉ lặng yên quan sát, cũng không muốn cắt đứt suy nghĩ của Điển Mãn và Hứa Nghi.
Có người nói đi đường xa sẽ khiến cho con người ta trưởng thành. Nhưng vấn đề là phải xem người đi xa được tới đâu...
Nếu trên đường đi đông đúc tấp nập, tới nơi nào cũng có người nghênh đón, được thưởng thức rượu ngon, món ngon ca hát nhảy múa thì những gì chứng kiến cũng chỉ là hư ảo. Nhưng nếu có thể trầm xuống, yên lặng cảm nhận thế giới thì mới là sự thực.
Cho dù là Đặng Tắc hay Bộc Dương Khải thì cũng đều là những người không thích sự nghênh đón. Còn Chu Thương và Hạ Hầu Lan thì đại khái cũng vậy.
Tào Bằng cũng không muốn tới quấy rầy cho nên để cho Điển Mãn và Hứa Nghi có thời gian suy tư.
Nét mặt của Bộc Dương Khải có chút khó coi. Y trầm mặc một lúc rồi đột nhiên hỏi lại:
- Khổng Tử viết: học nhi thì tập chi, bất diệc thuyết hồ; hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc nhạc hồ; nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ (có học tập thì còn gì dễ chịu hơn. Có bạn từ phương xa tới thì còn gì vui hơn. Người đời không biết, trong lòng ta không oán hận, đấy là người đức hạnh).... Hữu Học! Nếu đã đọc Thi, Luận thì có thể giải thích cho ta những điều còn nghi hoặc trong đó hay không?
Đây chính là những quan điểm hết sức cụ thể. Tào Bằng hít một hơi thật sâu rồi nói:
- Tiểu tử nghĩ "học nhi thì tập chi" chú trọng ở chữ "thì" và "tập". Tiểu tử thấy rằng học vấn không phải chỉ có vậy. Một người cho dù văn vẻ tới mức độ nào thì cũng chỉ có thể nói rằng y văn vẻ tốt. Một người hiểu biết nhiều thì cũng chỉ có thể nói rằng y có kiến thức uyên bác. Tiểu tử nghĩ học vấn không nhất định phải hiểu đọc sách, biết chữ. Mà học vấn có nghĩa là làm người tốt, làm việc đúng. Trang Tử nói người có đạo xưng là chân nhân. Vậy chân nhân là cái gì? Tiểu tử nghĩ chỉ có làm người thật tốt mới là chân... Còn đạo là gì? Tử viết: Ngô đạo nhất dĩ quán chi (đạo của ta là một mà xuyên suốt). Có thể chịu đựng gian khổ và thất bại nhưng vẫn kiên định với ý nghĩ của mình đó chính là làm được "nhất" cũng chính là làm tốt chữ người. Có làm tốt chữ người thì mới có được học vấn chân chính. Vì vậy mà Học nhi thì tập chi. Tiểu từ cho rằng trong sinh hoạt phải vững vàng, lúc nào cũng thể ngộ mới có được thu hoạch, mới cảm thụ được sự khoái hoạt.
Bộc Dương Khải hít một hơi thật sâu. Có thể nói những lời của Tào Bằng gần như đã đẩy ngã phần lớn quan niệm của mọi người trong thời đại này.
Nghe ra thì có chút gì đó hoang đường. Một người không biết chữ thì làm sao có thể gọi là người có học vấn? Nhưng nghĩ lại thì lời của Tào Bằng cũng có lý.
Hơn nữa qua những lời này, Bộc Dương Khải có thể khẳng định thằng nhóc này không chỉ đọc Luận một lần, nếu không thì cũng không thể có được những suy nghĩ đó.
Tào Bằng như nhớ lại cảnh tượng lúc ở trạm dịch trấn Dương Sách nói chuyện với Tư Mã Huy và Bàng Quý.
Vừa lúc này, Đặng Tắc hơi cảm thấy mỏi mệt cho nên đi ra khỏi phòng thì thấy Tào Bằng và Bộc Dương Khải ngồi với nhau như đang thảo luận chuyện gì đó mà cảm thấy ngạc nhiên.
Bởi vì sau khi tiếp xúc với Bộc Dương Khải một chút thời gian, Đặng Tắc cũng có hiểu một chút. Đó có thể nói là một người kiêu ngạo từ trong xương tủy. Mặc dù đồng ý làm phụ tá cho mình nhưng Bộc Dương Khải cũng ít khi có nét mặt ôn hòa với y. Rất nhiều lúc, Đặng Tắc thấy Bộc Dương Khải cơ bản không có ý định giúp mình, cho nên cố ý chọc giận y để sinh ra mâu thuẫn.
Nhưng hiện tại thái độ của Bộc Dương Khải lại dường như có vẻ trịnh trọng.
Nếu ngồi đối diện với Bộc Dương Khải là một vị nho sĩ có danh tiếng lớn thì y có thái độ như vậy cũng không có gì là lạ. Nhưng ngồi trước mặt Bộc Dương Khải lại là Tào Bằng, một đứa bé chỉ mới mười bốn tuổi mà có thể làm cho lão biểu hiện như vậy đúng là khiến cho Đặng Tắc giật mình.
- Hạ Hầu! Bọn họ nói chuyện gì vậy?
Đặng Tắc không nhịn được liền quay sang hỏi Hạ Hầu Lan.
Hạ Hầu Lan lắc đầu:
- Ta cũng không rõ lắm. Hình như vừa rồi Bộc Dương tiên sinh muốn thử a Phúc nhưng lại bị a Phúc nói làm cho khuất phục.
"Không thể như vậy!"
Đặng Tắc nghe thấy thế mà giật mình. Y giơ tay ý bảo Hạ Hầu Lan không cần lên tiếng rồi nhẹ nhàng đi tới. Y sớm nghe nói a Phúc từng dùng ba tấc lưỡi nói chuyện với Tư Mã Huy và Bàng Quý, sớm nghe a Phúc có cái nhìn đại cục rất tốt. Nhưng nói thật Đặng Tắc cũng không hiểu rõ với học vấn của Tào Bằng. Trong suy nghĩ của y thì Tào Bằng thường xuyên có tư tưởng kỳ diệu nhưng học vấn... Chỉ sợ một đứa bé mới mười bốn tuổi thì có bao nhiêu học vấn? Khi Đặng Tắc mười bốn tuổi dừng như cái gì cũng không biết.
- "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc nhạc hồ." Ta nghĩ ở đây cái cần phải nhấn mạnh đó là chữ "bằng" và chữ "viễn". Người bằng hữu này không nhất định phải là bằng hữu ở bên cạnh mà ở xa.
Đặng Tắc nghe thấy vậy mà giật mình. Y nghe rõ lời nói của Tào Bằng mà cảm tháy sợ hãi.
"Ông trời ơi. Thằng nhóc a Phúc này đúng là to gan. Nghe miệng nó nói thì rõ ràng là đang giảng Luận. Cái thằng nhóc vắt mũi còn chưa sạch mà đã dám giảng giải Luận ngữ? Nếu việc này mà truyền ra ngoài thì chẳng phải bị người ta mắng hay sao?
Trong suy nghĩ của Đặng Tắc thì Bộc Dương Khải chắc chắn nổi giận.
Nào ngờ, gương mặt lạnh lùng của Bộc Dương Khải lại nở nụ cười:
- Hữu Học! Xin lắng tai nghe.