Tào Tặc
Chương 127 : Mã tặc Hồ Ban
Ngày đăng: 00:02 22/04/20
Tào Bằng nhất định phải cảm tạ rất nhiều.
Cảm ơn ông trời đã không để cho hắn sinh ra vào thời Minh Thanh mà lại sống lại vào thời đại rung chuyển nhưng văn hóa tương đối khai sáng vào những năm cuối thời Đông Hán...
Trên thực tế, nếu dựa theo học thuật của Nho gia phát triển thì đại khái chia ra làm bốn giai đoạn.
Từ thời Hán cho tới nay, tuy Đổng Trọng Thư phế truất trăm nhà, độc tôn học thuật Nho gia. Đó là cả giai đoạn Nho học ở trong thời kỳ lần mò và hoàn thiện. Nho đã hình thành một đường lối nhưng còn chưa đạt tới đỉnh cao của học thuật. Các nhà nho đang hoàn thiện các loại kinh điển của Nho học. Vì thế mà các loại tư tưởng, các chú thích ở thời đại này có thể nói là rất đa dạng. Nếu ngươi nói có lý thì mọi người sẽ đồng ý. Điều này không hề quan hệ tới việc xuất thân hay danh tiếng. Cũng không phải trăm nhà cùng ganh đua như trong thời Xuân thu chiến quốc. Mà đây là trăm nhà học Nho gia cùng ganh đua.
Trải qua loạn Ngũ Hồ, Nam Bắc giằng co,Huyền học hưng thịnh, phật học cũng từ từ thịnh hành khiến cho trong văn hóa của Nho gia lại tăng thêm rất nhiều nội dung.
Các đại gia tộc sửa đổi huyền nho, phật nho... Trải qua mấy trăm năm cuối cùng thì học đã tạo ra cho Nho gia một hệ thống độc đáo. Rồi sau đó trải qua thời Đường đã làm cho Nho học phát triển rực rỡ... Nếu như nói nhà Nho thời Hán là những người thăm dò tìm ra cái mới thì Nho học thời Đường có thể nói là từ trên cao nhìn xuống, khiến cho mọi nước cùng hướng về. Khi đó Nho gia có thể nói là kiêu ngạo đối diện với thế giới.
Sau thời kỳ nhà Đường tới thời lưỡng Tống. Tâm tính của Nho gia thời Tống khác với thịnh Đường và nhà Hán. Bọn họ chìm trong sự mâu thuẫn và bàng hoàng. Cùng lúc với việc văn hóa phát triển cực cao thì thực lực quân sự lại bị dị tộc chèn ép. Sự đau khổ và tự hào đan xen với nhau từ từ hình thành một thời kỳ hưng thịnh.
Sau nhà Nguyên lại tới nhà Minh... Nhà nho thời Minh cũng đồng dạng sống trong sự mâu thuẫn. Sự hẹp hòi và tự phụ đã tạo ra cái gọi là thanh lưu. Còn về phần nhà Nho đã trên nên bị nô lệ, mất đi cái bản chất ban đầu của văn hóa Nho học.
Nếu Tào Bằng sống lại ở thời thịnh Đường thì lời nói của hắn sẽ bị người ta xem thường, thậm chí không có người thèm để ý. Nếu sống ở thời Tống thì sẽ bị người ta nhạo báng. Còn nếu sống lại vào thời Minh thì hắn sẽ là một người bất kính. Bởi vì lời nói của hắn vào một mức độ nhất định đã động chạm tới quyền lợi của sĩ phu. Ngay cả một người không biết chữ mà cũng bảo là có học vấn? Vậy thì những đại thi hào học đủ mọi thi thư đang ở đâu?
Vì vậy phải nói là hắn may mắn. Hắn sinh vào những năm cuối thời Đông Hán. Mặc dù đây là thời kỳ rung chuyển nhưng học thuật lại đang vào thời kỳ khai sáng. Các loại tư tưởng đan xen, giao thao, dung hợp với nhau. Vì vậy mà cho dù Tào Bằng có nói cái gì thì chỉ cần có lý sẽ được thế nhân coi trọng.
Lúc này, Bộc Dương Khải không còn dùng thái độ coi thưởng để hỏi Tào Bằng. Thậm chí lão còn dùng cái giọng thỉnh giáo và ngang hành để giao lưu với Tào Bằng.
Có lẽ Tào Bằng cũng không biết rằng những lời nói của hắn hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai của mình.
Tào Bằng đang trong trạng thái hưởng thụ nên cũng không chú ý nhiều tới Bộc Dương Khải.
- Người nghiên cứu học vất thì nhất định phải chuẩn bị sẵn sàng. Mà chuẩn bị cái gì? Tiểu tử nghĩ đó là hưởng thụ sự cô quạnh.
Bộc Dương Khải lặng đi một chút, nghi hoặc nhìn Tào Bằng rồi chờ hắn giải thích.
Tào Bằng bằng nói:
- Quân tử có những việc nên hoặc không nên làm. Cái gì cần tới nghĩa thì phải làm là chuyện đương nhiên. Khổng Tử là một người cô quạnh. Mặc dù người có ba ngàn đệ tử nhưng cũng không phải là người giàu sang phú quý. Nhưng có thể nói những việc người làm cả đời thì có bao nhiêu người có thể hiểu? Đúng như ngài nói, trong ba nghìn đệ tử có lẽ chỉ có Nhan Hồi (1). Ngoại trừ người đó ra cho dù là Tằng Tử, Tử Cống cũng không ai hiểu được.
Nhưng ngài còn có thể giữ vững sự bần cùng, kiên trì với lý tưởng của mình. Vì vậy mà tiểu tử nghĩ rằng, học vấn của Khổng Phu tử là vì quốc gia, thiên hạ, vì thiên thu muôn đời sau. Không người nào có thể hiểu được sự cô quạnh của ngài. Khổng Tử ở thời Xuân Thu từng nói rằng "Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ!" (Người biết ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu (2), người trách tội ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu). Năm trăm năm sau, Thái Công (sử ký Tư Mã Thiên) sáng tác sử ký xếp Khổng Tử và nhóm thế gia. Đổng Trọng Thư trục xuất trăm nhà độc tôn Nho gia... Tiên sinh. Khổng phu tử chịu đựng năm trăm năm cô quạnh mà được người ta chấp nhận. Người ta thường nói có được người tri kỷ thì có chết cũng không đáng chết. Nếu Khổng Tử có linh thiêng mà biết năm trăm năm sau có người hiểu mình, tôn sùng mình thì có coi là tri kỷ không? Có phải là bằng hữu không? Cho dù thì nào thì dưới cửu tuyền ngài cũng sẽ thoải mái.
Nét mặt Bộc Dương Khải thay đổi.
Nét mặt Đặng Tắc cũng thay đổi...
Tri kỷ?
Bộc Dương Khải đội nhiên ngửa mặt lên trời mà thở dài:
- Nếu Khổng Phu tử có biết tám trăm năm sau có người tri kỷ như ngươi thì lại càng thêm cao hứng.
Trong lòng lão có một thứ cảm xúc không thể nói thành lời. Bộc Dương Khải thường tự hào mình là nhà nho. Y nghiên cứu thơ Hàn, chăm đọc Chu lễ, tự nhận là một người hiểu rõ về Xuân Thu. Có thể nói y đọc Xuân Thu mấy chục năm mới hiểu được Xuân Thu và luận nhưng phải nghiên cứu nhiều như vậy mới có thể hiểu được nó.
Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ!"
Đây là một sự cô quạnh tới mức độ nào? Khổng phu tử! Cho dù ngài có ba ngàn đệ tử thì có ai có thể thực sự hiểu người?
Ít nhất ta không làm được điều đó.
- Như vậy có người hiểu được mà không hờn....
Phong cách Kiến An?
Cái thứ này như thế nào?
Sau khi trải qua giai đoạn hưng phấn ngăn ngủi, Tào Bằng chợt tỉnh táo lại.
Ý tưởng tốt đẹp thì sự thật cũng tàn khốc. Thoáng nhìn thì hắn còn phải học rất nhiều. Ít nhất lúc này hắn còn chưa có cái năng lực khiến cho nhiều người tin vào văn phong của mình. Có lẽ cái ý tưởng này còn phải kéo dài thêm một chút.
Đáng giận là lần này ra đi lại không mang toàn bộ sách Luận mà Bàng Đức công cho hắn. Nếu biết sớm thế này thì hắn đã mang theo. Không biết khi tới Hải Tây sẽ ở đó bao nhiêu lâu nhưng cũng có thể nhân cơ hội này để nghiên cứu kỹ một phen.
Trong lúc Tào Bằng đang suy nghĩ ở trong phòng thì chợt nghe ngoài phòng vọng vào một tiếng quát.
- Ai?
Nghe âm thanh thì hình như là Chu Thương. Hắn và Hạ Hầu Lan thay phiên nhau, chứng tỏ lúc này đã thay đổi ca.
Tào Bằng vội mặc quần áo rồi phóng ra khỏi phòng. Chưa kịp ra khỏi phòng thì hắn đã nghe ở trong Cao Dương đình vang lên nhưng tiếng sắt thép va chạm, thi thoảng còn có tiếng chiến mã hí lên cùng với tiếng người ồn áo. Tào Bằng cả kinh vội vàng quơ lấy trường đao.
- A Phúc! Có chuyện gì vậy?
Vương Mãi và Đặng Phạm cũng bị đánh thức.
- Đầu Hổ ca! Ngũ ca! Bên ngoài dường như có chuyện gì đó. Các ngươi lập tức bảo vệ tỷ phu của ta và Bộc Dương tiên sinh.
- Được.
Vương Mãi và Đặng Phạm có thể nói là thiên lôi sai đâu đánh đó của Tào Bằng. Cả hai người nhảy xuống khỏi giường rồi quơ lấy binh khí mà phóng ra ngoài.
Vương Mãi thì chạy tới bảo vệ Đặng Tắc còn Đặng Phạm thì phụ trách bảo vệ Bộc Dương Khải.
Tào Bằng từ hành lang vọt ra, ngẩng đầu nhìn quanh thì thấy...
Chu Thương cùng với mấy tráng hán đang giằng co với nhau. Mấy tên hộ vệ cũng bị cuốn lấy nên nhất thời không thoát thân được.
Có bốn, năm người đàn ông đang dẫn ngựa từ chuồng, chạy ra ngoài Cao Dương đình.
"Trộm ngựa?"
Trong đầu Tào Bằng lập tức xuất hiện cái ý nghĩ đó. Không ngờ chính mình lại gặp phải chuyện này.
Tào Bằng không nói hai lời, vác đao chạy đi đồng thời quát to:
- Lũ trộm ngựa chạy đi đâu?
Một thanh niên ăn trộm ngựa quay đầu lại liền vội vàng hét lên:
- Ngăn thằng nhóc kia lại.
Hai tên trộm ngựa lập tức vọt lên, trong tay chúng một người thì cầm gậy còn một người thì cầm cái cào. Cả hai vọt tới ngăn cản Tào Bằng. chúng không nói tiếng nào, vung hung khí trong tay mà nện xuống đầu Tào Bằng.
Sự linh hoạt trong Thiên Cương trận lúc này được thể hiện đầy đủ.
Vốn Tào Bằng đang chạy nhanh, thấy đối phương tới ngăn cản cũng không hoảng loạn. Hắn dậm chân xoay người, đổi hướng liền trốn thoát khỏi công kích của đối phương. Cùng lúc đó, trường đao trong tay ra khỏi vỏ. Một tia sáng lóe lên liền chém cây gậy gỗ của đối phương ra thành hai đoạn. Đồng thời, hắn nhanh chóng lách sang một bên tránh khỏi cây cào. Tào Bằng cũng chẳng hề làm động tác dư thừa, thân thể quay một vòng đã xuất hiện sau đối phương. Khi chân hắn vừa chạm đất, liền dậm nhẹ chân một cái....