Tào Tặc
Chương 208 : Dừng chân ở Đông Lăng Đình
Ngày đăng: 00:03 22/04/20
Năm 6000 trước Công nguyên, tại cửa khẩu Trường Giang ở Đan Đồ và Quảng Lăng, bao gồm cả Đông Lăng Đình đều là vùng biển mênh mông.
Bởi hàng năm, bùn và phù sa ở các con sông từ bốn phía đều đổ về biển, nên tốc độ chảy của dòng biển cũng bị giảm bớt. Thủy triều dâng lên, phù sa không ngừng lắng xuống, dần dần ở những chỗ nước cạn xuất hiện vùng đất bồi, tạo thành một cồn cát dài cả trăm dặm từ con sông Bắc Ngạn.
Qua hơn một nghìn năm, chỗ nước cạn ất biến thành một lục địa được nước bao quanh bốn phía.
Khi thời đại đồ đá mới bắt đầu, nhân mã bắt đầu sinh sôi nảy nở ở nơi này. Trước công nguyên hai nghìn năm, vùng đất bồi chỗ đất cạn hợp lại thành một thể, trong sử sách gọi là Dương Thái Sa Ngạn. Cùng lúc đó, dưới sức ép của gió và sóng biển phía bắc Trường Giang, cửa biển phía bắc cũng xuất hiện hiện tượng cồn cát. Chính bởi vì như vậy, mà hướng nam mới hình thành một bờ đê cát hình cung. Một nghìn năm trăm năm trước Công nguyên, bên ngoài bờ đê cát phía nam sông Hoàng Hà hợp lại cùng bãi cát sông Bắc Ngạn, tạo thành một cái hồ thật lớn ngăn cách với biển.
Cuối cùng, Hải Lăng được hình thành.
Cái tên Hải Lăng vốn xuất phát từ ý lăng của biển khơi.
Nơi này cũng chính là Thái Châu của tỉnh Giang Tô. Hiện nay ở Thái Châu vẫn còn một huyện tên là Hải Lăng.
Huyện Hải Lăng cũng là tòa thành thứ hai nằm ở phía đông huyện Quảng Lăng. Phía đông Đốc Bưu Tào Tượng có không quá ba huyện là Xạ Dương, Diêm Độc và Hải Lăng. Số nhân khẩu của ba huyện này cũng không nhiều lắm, trong đó Diêm Độc không có quá hai vạn người, Xạ Dương cũng chỉ xấp xỉ bốn vạn đầu người mà thôi.
So ra thì nhân khẩu của Hải Lăng còn ít hơn của Diêm Độc, chỉ có hơn một vạn ba nghìn người.
Diêm Độc khi xưa vốn là ruộng muối ở thời nhà Hán, hiện đã bị bỏ hoang. Hải Lăng hiện tại chỉ tận dụng khả năng trung chuyển của Diêm Độc, phụ trách kết nối vận chuyển muối giữa hai con sông nam và bắc. Nhưng cho đến ngày nay, nơi này cũng đã mất đi tác dụng vốn có, trở thành một nơi bị người quên lãng.
Năm Kiến An thứ ba tháng thứ ba, Tào Tháo cử binh đi Nam chinh, bao vây và tấn công Tiếp huyện.
Trương Tú trấn thủ thành vững vàng. Tào Tháo tấn công chín lần mà không được, nhất thời cuộc chiến càng thêm khốc liệt. Tới tháng năm, Lưu Biểu phái binh gấp rút tiếp viện Trươgn Tú, chuẩn bị chặt đứt đường lui của Tào quân. Cùng lúc đó, lại có tin tức truyền đến, Viên Thiệu và mưu sĩ Điền Phong hợp mưu, ý đồ thần phục Hứa đô chỉ là giả mạo, hiện đang xuất binh đánh lén.
Tình hình này buộc Tào Tháo phải vội vàng lui binh.
Có điều, trước mặt có Lưu Biểu cản đường, sau lại có Trương Tú dẫn binh truy đuổi, Tào Tháo bị bao vây hai mặt.
Vì vậy, Tào Tháo sai người suốt đêm đào địa đạo, tìm đường bỏ chạy. Tới bình minh, Trương Tú và Lưu Biểu dốc toàn lực truy kích Tào quân đang lui chạy. Không ngờ Tào Tháo từ lâu đã sắp xếp phục binh, khi quân của Trương – Lưu đến thì phục binh đột ngột xuất hiện. Bộ binh, kỵ binh giáp công, đánh tan nhân mã của Trương Tú và Lưu Biểu, Tào Tháo an toàn rút lui. Sau khi tới Uyển thành, Tào Tháo biết nhất thời không thể phá được Trương Tú, đành tạm thời trì hoãn. Nhưng, để tránh bị Trương Tú và Lưu Biểu tấn công, Tào Tháo bèn lệnh cho Mãn Sủng làm thái thú Nam Dương, đóng quân ở Uyển thành.
Sau đó, Mãn Sủng tiến cử Ngụy Diên làm tư mã Nam Dương, đóng quân ở núi Trung Dương, ngăn cản quân Kinh Châu tập kích bất ngờ.
Ngụy Diên vốn là người Nam Dương.
Người này đã nương nhờ nơi Tào Tháo hơn một năm rưỡi, đã lập không ít chiến công.
Chính vì thế, Tào Tháo vui vẻ đồng ý, để Ngụy Diên làm tư mã quận Nam Dương, đồng thời đảm nhiệm chức hiệu úy phía đông Nam Dương…
Sắp xếp mọi chuyện xong, Tào Tháo trở về Hứa đô.
Tháng tư cùng năm đó, Tào Tháo mượn danh nghĩa thiên tử, sai phó xạ Bùi Mậu đi sứ Quan Trung.
Bùi Mậu theo lệnh đến thúc giục chúng tướng ở Quan Trung. Theo chiếu chỉ, kể cả tướng sĩ cao cấp cũng phải bái lạy hương hầu. Bởi một năm trước đây, Quách Ký đã bị thuộc cấp là Ngũ Tập giết chết, Trương Tể lại sớm đã chết trận đầu năm Kiến An. Sau khi Lý Thôi chết, dư đảng của Đổng Trác cũng bị tiêu diệt ở Bình Khẩu, Tào Tháo về lại Hứa đô, lệnh Chung Khuyết tiếp chưởng Trường An. Nhưng Trường An đã trải qua chiến loạn, sớm đã không còn là cái tên vang danh tám trăm dặm nữa. Chính vì thế, sau đó, Tào Tháo lại lấy danh nghĩa thiên tử hạ lệnh miễn thuế má cho Quan Trung, lại đặt thêm chức phủ di hộ quân, giám sát binh mã Quan Trung.
Tào Bằng từ Quảng Lăng đến, vốn cũng không hiểu rõ chức Huyện úy Hải Lăng này rốt cuộc có gì lý thú.
Phải biết rằng huyện úy Hải Lăng là quan viên hưởng lương ba trăm thạch gạo, xét từ phẩm cấp, chỉ thua Đặng Tắc nửa cấp mà thôi.
Nhưng quy mô của Hải Lăng dù sao cũng là của một huyện. Tính theo phẩm cấp của huyện, Hải Lăng hiển nhiên kém hơn Hải Tây một cấp. Chính vì thế, Đặng Tắc có thể làm huyện lệnh được hưởng sáu trăm thạch gạo. Còn Tào Bằng chỉ là một huyện úy của một huyện, phẩm cấp thấp hơn Đặng Tắc gần hai cấp.
Vốn dĩ, Tào Bằng định tìm Trần Đăng thỉnh giáo một chút.
Nhưng hắn thật không ngờ Trần Đăng đã trở về Hạ Giao.
Mà Từ Tuyên và Trần Kiểu cũng không có ở huyện Quảng Lăng. Chính vì thế, Tào Bằng nghỉ lại một đêm ở quan dịch tại Quảng Lăng. Sáng sớm hôm sau, hắn liền trở về Đông Lăng Đình.
Đông Lăng Đình nằm ở giữa Hải Lăng và Quảng Lăng.
Theo lý thuyết mà nói, nơi này thuộc quyền của huyện Quảng Lăng.
Nhưng bởi Đông Lăng Đình xa xôi, huyện Quảng Lăng vốn cũng không quan tâm đến nơi này.
Trước đây, Tào Bằng đã từng trú binh ở Đông Lăng Đình. Theo lý thì lẽ ra hắn phải dẫn binh đến huyện Hải Lăng mới đúng.
Dọc đường đi, Tào Bằng luôn suy nghĩ về lệnh bổ nhiệm kỳ quái này.
Tuân Diễn muốn hắn quay về Hứa Đô, Tào Bằng có thể hiểu được. Quãng thời gian này, hắn và Tuân Diễn cùng chung sống rất tốt. Tuân Diễn suy nghĩ cũng rất bình thường.
Thế nhưng Trần Đăng không chỉ để hắn ở lại Quảng Lăng, mà còn để hắn làm huyện úy Hải Lăng, cai quản ba huyện ở phía đông Quảng Lăng…
Mệnh lệnh này thật ngoài dự đoán của mọi người.
Dù sao trước đây Tào Bằng cũng chỉ là một binh tào Hải Tây, sao có thể thoáng chốc trở thành đốc bưu nắm giữ kỷ cương của ba huyện được?
Có lẽ A Phúc muốn nói cho nàng biết rằng hắn nhất định sẽ đưa nàng áo gấm vinh quy.
Tâm tư của tiểu nữ nhi thay đổi không ngừng.
Tào Bằng hiển nhiên không ngờ được để hợp được với hoàn cảnh, hắn đi ăn trộm bài từ mà lại có thể khiến rất nhiều người xúc động.
-Bêu xấu, bêu xấu rồi!
Hắn quay lại hành lang, lòng thầm đắc ý.
Ngồi xuống, hắn nhìn vẻ mặt của mọi người, cười khiêm tốn.
-Công tử muốn ngựa đạp đất Giang Đông e rằng cũng không phải chuyện dễ.
Hám Trạch chợt nói:
-Giang Đông có sông Trường Giang ngăn trở, núi cao trùng điệp, sông ngòi chi chít. Hôm nay, Biệt Bá Phù hùng bá bốn quận, theo ta Đan Dương, Lư Giang sớm muộn gì cũng bị đoạt mất thôi. Tào Công có thể hùng tài đại lược thật, tiếc là hiện nay căn cơ không ổn định. Bắc có Viên Thiệu, đông có Lữ Bố, nam có Lưu Biểu – Trương Tú, Lưu Chương chiếm cứ Ba Thục, Trương Lỗ nắm giữ Hán Trung. Tây Lương có người ngựa của Hàn Toại, Mạc Bắc dân tộc Tiên Bi luôn theo dõi.
Muốn thủ Giang Đông cũng không thể làm trong chốc lát được…
Khoan đã, khoan đã, ta nói ta muốn dẫn ngựa đạp lên Giang Đông khi nào?
Tào Bằng không khỏi ngạc nhiên, chỉ thấy Hám Trạch và Bộ Chất đều đã có vẻ hứng khởi.
Các người hiểu sai rồi!
Tào Bằng không khỏi thầm kêu khổ: Ta làm gì có tâm tư tranh giành với thiên hạ. Nếu lão Tào biết được, mạng ta chẳng còn được bao lâu nữa đâu.
Thế nhưng, bốn người Vương Mãi, Hác Chiêu, Cam Ninh, Hạ Hầu Lan đều có vẻ hưng phấn.
Ngựa đạp Giang Đông sao?
Nghe đã đủ để người phải kính sợ!
Hóa ra bài thơ của A Phúc ẩn chứa ý này?
Tào Bằng không khỏi cười rộ lên.
Rượu qua ba tuần, thức ăn cũng đã hết năm món.
Nhật mộ Tây Sơn, thiên biên vãn hà, nhiễm hồng liễu giang diện.
Hác Chiêu và Vương Mãi đã say, ngã lên hành lang, băt đầu cảm thấy khàn giọng.
Hạ Hầu Lan và Cam Ninh lờ đờ say. Một người ôm một bình rượu, tựa người vào hành lang, uống một ngụm rượu. Một người đưa chén, không hề chịu thua.
So với những người kia thì Hám Trạch, Bộ Chất và Tào Bằng có vẻ tỉnh hơn.
Ba người đi xuống cửa hiên, thả đôi guốc gỗ, đi dọc theo đường mòn, khoan thai bước tới ven sông.
Nhìn cảnh nước sông như bị thiêu đốt, Hám Trạch và Bộ Chất lặng lẽ không nói gì. Tào Bằng đứng trên bờ đê, ngây người, cũng không nói gì.
-Công tử, Tuân Diễn tiên sinh đưa ngài đến Quảng Lăng là có ý định gì?
-Ừ, ý của Tuân Diễn tiên sinh là muốn ta trở về Hứa đô. Nhưng Trần Thái thú không đồng ý, bổ nhiệm ta làm chức Huyện úy Hải Lăng.
-Huyện úy Hải Lăng?
Bộ Chất ngẩn ra:
-Công tử, Trần thái thú lệnh cho ngài làm Huyện úy Hải Lăng sao?
Trong ngữ điệu của y, đầy vẻ kinh ngạc.
Tào Bằng sửng sốt một chút:
-Đúng vậy, nhậm chức Huyện úy Hải Lăng và việc của chủ phường đốc bưu tào.
Bộ Chất nhất thời mừng rỡ, chắp tay nói:
-Như vậy, ta chúc mừng công tử, chúc mừng công tử. Cứ thử đến Quảng Lăng này biết đâu có ngày được xuất đầu lộ diện.