Tào Tặc
Chương 246 : Mọi người bảo trọng
Ngày đăng: 00:04 22/04/20
Vương thành Hạ Bì...
Tào Tháo có chút buồn rầu cầm tập hồ sơ trong tay mà đưa tay vân vê bộ râu ngắn. Khuôn mặt hơi béo của y có chút nghiêm trọng.
"Tào Hữu Học đúng là không làm cho người ta bớt lo!"
Cốc Cốc!
Tiếng gõ cửa vang lên.
- Tư Không! Phụng Hiếu xin cầu kiến...
Tào Tháo trầm giọng nói:
- Cho hắn vào.
Một lát sau bên ngoài cửa có tiếng bước chân vọng vào. Ngay sau đó, cửa phòng mở ra, Quách Gia cất bước tiến vào trong gian phòng thi lễ với Tào Tháo.
- Phụng Hiếu! Muộn thế này tới tìm ta có việc gì?
Quách Gia nghiêm mặt nói:
- Gia tới đây là để giải quyết ưu sầu của chủ công.
- A.
Tào Tháo cũng không trả lời, chỉ khoát tay ý bảo Quách Gia ngồi xuống nói chuyện. Rồi sau đó, y đứng dậy cầm một cái bầu rượu rót cho Quách Gia một lý sau đó yên lặng ngồi xuống giường, mở to mắt nhìn Quách Gia không nói một lời.
Đôi mắt của Tào Tháo không to lắm nhưng rất có thần. Quách Gia nói:
- Có phải Chủ công đang lo về việc gia quyến của họ Lữ?
- Lữ Bố vừa mới chết nên không phải lo về gia quyến của y. Người mà ta lo lắng thì có lẽ Phụng Hiếu cũng rõ. Để cho người nhà của Lữ Bố bỏ trốn tất nhiên là Tào Bằng. Căn cứ từ đủ mọi loại dấu hiệu mà xem thì chuyện này hoàn toàn liên quan tới hắn. Với tính tình của Lữ Bố ta hoàn toàn hiểu, đột nhiên có một sự quả quyết khiến cho ta không ngờ. Còn người nhà của y thì biến mất một cách thần bí. Ta dám nói chuyện đó có liên quan tới việc Lữ Bố phá vây. Là ai đón mấy người phụ nữ đó đi?
Quách Gia trầm mặc một lúc rồi mới nói nhỏ:
- Chắc là chủ công đã có phán đoán.
- Thật ra Phụng Hiếu cũng rõ đúng không?
Quách Gia hơi do dự một chút rồi nói nhỏ:
- Nếu chủ công có được gia quyến của Lữ Bố thì nên xử lý như thế nào?
- Tai họa không tới vợ con. Lữ Bố có tội đã chết, ta cũng không làm gì tới gia quyến của y.
Quách Gia đột nhiên nói:
- Ta thường nghe người ta nói Lữ Bố có một mỹ thiếp tên là Nhâm Tú, không biết chủ công có từng gặp chưa?
Tào Tháo ngạc nhiên nhìn Quách Gia mà không hiểu tại sang đang yên đang lành lại nhắc tới tên một thiếu phụ như vậy. Có điều y cũng nhanh chóng phản ứng, ho khan hai tiếng:
- Nhâm Tú đúng là rất xinh...
- Nếu để người đó thì khó tránh khỏi tai họa. Chủ công không thấy khi Đổng Trác có được người đó liền chết. Lữ Bố cũng vì nàng mà thua... Người con gái này chẳng khác gì Bao Tự của U vương, Đát Kỷ của Trụ vương, đều là hồng nhan họa nước. Theo thuộc hạ thấy thì Tào Bằng đón gia quyến của Lữ Bố đi không hề ảnh hưởng gì tới chủ công. Gia nghĩ sở dĩ Tào Bằng làm chuyện này không phải muốn gây điều bất lợi cho chủ công. Hoàn toàn ngược lại, nếu hắn có dã tâm thì lúc trước cần gì phải giữ vững Khúc Dương và đánh Lữ Bố với khí thế hừng hực như vậy?
Tào Tháo vân vê râu, trầm ngâm, đôi mắt không tự chủ được híp lại.
- Phụng Hiếu! Vậy ngươi thấy Tào Bằng cứu vợ con Lữ Bố đi là vì nguyên nhân gì? Hay là hắn cũng tham sắc...
- Không phải. - Quách Gia không cười nổi:
- Thuộc hạ từng nghe người ta nói rằng trong nhà Tào Bằng đã có mỹ quyến. Nếu nói hắn tham sắc thì không phải. Hắn là người ngay thẳng không như những người khác có suy nghĩ phức tạp. Hắn cứu cả nhà Lữ Bố có lẽ phần lớn là vì ân nghĩa.
- Là Tào công tử.
Tào Tính thốt lên một tiếng kinh ngạc.
- Đúng vậy! Đúng là a Phúc...là hắn. - Hai mắt Lữ Lam lại long lanh.
Nàng cố gắng vẫy tay về phía hai chiếc thuyền kia nhưng khi khoảng cách giữa hai bên chừng vài trăm thước nó liền ngừng lại.
Con thuyền phía sau đã đuổi kịp khiến cho hai chiếc thuyền song song với nhau. Một tấm lụa trắng dài hai mươi thước xuất hiện giữa hai thuyền. Trên tấm lụa trắng đó có viết bốn chữ màu đỏ rất to.
"Mọi người! Bảo trọng!"
Nước mắt Lữ Lam liền lã chã rơi xuống. Nàng đột nhiên vùng chạy, cố gắng vẫy tay về phía hai chiếc thuyền.
- A Phúc! Ngươi cũng phải bảo trọng...
Nghiêm phu nhân cũng nở nụ cười thản nhiên..
- Xin công tử bảo trọng.
- Xin công tử bảo trọng.
Hơn bốn trăm ba mươi người trên ba chiếc thuyền cùng nhau hét lên.
Trong thoáng chốc, Lữ Lam như thấy được nụ cười tươi sáng trên khuôn mặt Tào Bằng.
- A Phúc! Bảo trọng...
Lữ Lam thì thầm...
Tháng hai năm Kiến An thứ tư...
Trên con đường lớn bên ngoài Đàm huyện thuộc nước Bái có một đội xe ngựa đang tiến đến. Đoàn người ước chừng khoảng ba trăm, trong đó có năm mươi kỵ sĩ, còn lại tất cả đều là quân bộ. Đang vào tiết xuân, hoa đào, hoa hạnh nở rộ, trên những khoảng ruộng hai bên đường, nông dân đang vất vả gieo cấy, lại càng có nhiều văn sĩ mang theo cả gia đình ra ngoài du ngoạn.
- A Phúc! Còn bao xa nữa thì tới Đàm huyện?
Trên một chiếc xe ngựa, màn xe được vén lên để lộ khuôn mặt của một mỹ phụ. Thiêu niên đi bên cạnh xe trả lời:
- Tỷ tỷ! Trước mặt chính là Đàm huyện, có lẽ tới chính ngọ có thể tới nơi.
- Cuối cùng thì cũng tới.
Mỹ phụ nhìn Tam Thiên Phù Đồ rồi nở nụ cười:
- A Phúc! Lần này trở về, cha và mẹ chắc chắn sẽ rất vui.
- Đúng vậy! Đã hơn một năm đệ không gặp cha mẹ.
- Chỉ có điều tỷ phu của đệ ở lại Hải Tây một mình không có ai chăm sóc.
- Tỷ tỷ! Tỷ phu không phải là trẻ con, tỷ việc gì phải lo? Hiện giờ Hải Tây đang yên bình, hơn nữa còn có Đầu Hổ ở Hải Lăng có thể phối hợp với tỷ phu. Đái tiên sinh lại đồn trú ở khu làm muối, Tử Sơn hiện giờ cũng đường đường là Hải Lăng úy, lại còn có Văn Giai và Bộc Dương tiên sinh ở bên cạnh giúp đỡ. Chu thúc thì ở bên cạnh tỷ phu chắc chắn không có chuyện gì lầm lẫn được. Đệ nói tỷ cũng không phải lo cho tỷ phu.
- Nói thì dễ nhưng làm sao mà không lo cho được?
Mỹ phụ thì thầm rồi chợt nghe thấy trong xe có âm thanh của nữ tử nói khiến cho nàng vội vàng thụt đầu vào, hạ màn xe xuống. Từ trong xe vang ra những tiếng cười lanh lảnh.
Đội xe này đến từ Từ Châu, thiếu niên đi bên cạnh xe chính là Tào Bằng.
Cuối năm Kiến An thứ ba, chiến sự ở Từ Châu chấm dứt. Lữ Bố sau khi chết trận được chôn cất ở bên chân núi Cát Phong. Như vậy, Từ Châu đã chấm dứt chiến loạn kéo dài tới năm năm.
Sau đó, Tào Tháo lệnh cho Xa Trụ làm thứ sử Từ Châu chính thức sửa nước Hạ Giao thành quận Hạ Giao nhưng không bố trí thái thú.