Tào Tặc

Chương 262 : Phương thiên họa kích

Ngày đăng: 00:04 22/04/20


Đêm khuya!



Cơn giông tố qua đi, nhiệt độ dường như có phần thấp hơn.



Gió đêm hơi lạnh.



Tào Bằng ngơ ngác ngồi trước cửa hiên, hai bên hành lang có cắm hai cây đèn dầu lớn, ngọn lửa khẽ đong đưa theo cơn gió đêm, chập chờn bất định.



Trước mặt hắn là một thanh phương thiên họa kích.



Cây kích màu đen sì, cầm rất vừa tay, hiển nhiên được rèn theo phương pháp thể tài. Trên thân kích có khắc họa tiết hình rồng, từ miệng rồng phun ra đầu kích. Phần lưỡi liềm ở hai bên không cân xứng lắm, một bên cao, bên còn lại tựa hồ như hơi thấp hơn. Nhưng khi dùng thử, hai cánh lưỡi liềm này lại phát sinh ra thứ uy lực không hề tầm thường chút nào.



Có thể nói, thanh phương thiên họa can kích này có điểm khác biệt so với những thanh họa can kích thông thường. Dưới ánh nến mờ tỏ, cây kích này phát ra sát khí mãnh liệt.



Cây kích này có tên là Long Thôn Thiên, nặng sáu mươi hai cân, dài dừng ba thước.



Cây phương thiên họa can kích này Tào Bằng không hề xa lạ chút nào. Đây chính là binh khí Lã Bố dùng khi xưa.



-A Phúc, huynh ở chỗ này cả nửa ngày rồi, nhìn cái gì vậy?



-Ta đang suy nghĩ xem Tào Công tặng ta cây phương thiên họa kích này rốt cuộc là có ý tứ gì.



Hắn không quay đầu lại cũng biết ai đang nói chuyện.



Mùi hương cơ thể phảng phất của nàng truyền vào mũi hắn. Tào Bằng xoay người lại, chỉ thấy Hoàng Nguyệt Anh đang đứng phía sau lưng hắn, mỉm cười. Gương mặt nàng đầy vẻ yêu thương.



-Muộn rồi, nàng còn chưa nghỉ sao?



-Ta vừa mới xem lại toàn bộ bản thiết kế guồng xe lần nữa, ngày mai sẽ tìm thợ thủ công chế tạo thử. Sau đó, còn phải thí nghiệm một chút. Nhưng bản thiết kế ngày đó của huynh cũng thật rắc rối, ta nghĩ rất lâu mà vẫn chưa thấu đáo được. Sự tinh tế trong bản thiết kế này chỉ sợ ta không thể nghĩ ra trong khoảng thời gian ngắn được.



-Nghĩ không ra thì để sau nghĩ.



Tào Bằng mở rộng vòng tay, nhẹ nhàng ôm lấy Hoàng Nguyệt Anh vào lòng.



-Hôm nay vừa đúng có một trận mưa to, nạn hạn hán có thể sẽ giảm bớt. Nàng không cần lo nghĩ quá.



-Hứa Đô có mưa to, chưa chắc Dự Châu đã có mưa to. Dự Châu có mưa, chưa chắc các địa phương khác đã có mưa. Chế tạo guồng nước không phải để dùng cho một địa phương, mà là muốn tạo phúc cho sinh linh. A Phúc, huynh không cần phải lo. Ta nhất định sẽ nghĩ ra sự tinh xảo của cần trục chuyền. Nhưng đến lúc đó, chúng ta sẽ gọi nó là gì được?



-Nguyệt nữ tiên.



Hoàng Nguyệt Anh đỏ mặt, ngẩng đầu lên:



-Có thể được không?



-Tại sao lại không? Cha ta có thể tạo ra Tào Công lê (lưỡi cày), thì A Sửu nhà ta cũng có thể làm ra Nguyệt nữ xe chứ sao.



-Hứ, ai là của nhà huynh?



Hoàng Nguyệt Anh khẽ đấm ngực Tào Bằng, rồi áp đôi má lúm đồng tiền của nàng lên ngực hắn.



-Huynh đừng nghĩ nhiều như vậy! Thật ra ta nghĩ Tào Công tặng thanh phương thiên họa can kích này cho huynh cũng không có ý gì hết, chẳng qua là muốn huynh có thể học được hảo bản lĩnh, ngày sau kiến công lập nghiệp mà thôi. Huynh cũng nói Tào Công có ý muốn nhà huynh nhận thức tổ tông, cũng không phải không có nguyên do.



-Ừ!



Tào Bằng ra sức gật đầu.



Hắn buông Nguyệt Anh ra, cất bước đi xuống hành lang uốn lượn.


Tào Bằng không thể không tán thán sự uyên thâm của các loại vũ khí lạnh của Trung Quốc. Chỉ một cây kích thôi đã phân chia ra rất nhiều thể loại, hơn nữa phương pháp luyện tập cũng không giống nhau. Điển Vi luyện tập đan nhĩ kích, cũng là một loại trường kích cực kỳ phổ biến. Đối với phương pháp luyện tập phương thiên họa kích, gã vừa biết vừa không biết. Chính vì thế, khi chỉ dạy cho Tào Bằng, Điển Vi chủ yếu truyền thụ cho hắn những điểm căn bản nhất về kích pháp, còn phương thiên họa kích thì….



Cũng may Trương Liêu đã cho Tào bằng bản kích phổ, nhờ thế mà hắn đã giảm bớt được rất nhiều khó khăn. Mỗi buổi trưa, Tào Bằng theo Điển Vi học trường kích, buổi chiều dưới sự đốc thúc của Hoàng Nguyệt Anh, hắn lại luyện chữ cùng làm văn và một vài bài tập khác.



Đến tối muộn, Tào Bằng bắt đầu nghiên cứu kích phổ của Trương Liêu đưa cho.



Cứ thế ngày qua ngày, nháy mắt, tháng hai đã qua, tháng ba đã đến.



Tào Thuần và Tào Chân dẫn Hổ Báo kỵ trở về.



Nhưng đúng như Tào Bằng suy đoán, bọn họ vẫn chưa thể giết được Lưu Bị.



Về điểm này, Lưu Bị có thể nói đã kế thừa được bản lĩnh của tổ tiên gã, kỹ năng chạy trốn của gã nhất định thuộc hàng nhất lưu. Tào Thuần dẫn theo Hổ Báo kỵ truy sát Lưu Bị đến Thanh Châu, đủ khiến gã quá ư sợ hãi. Thế nhưng Bạch Mạo binh dưới trướng gã quyết tử yểm hộ, cuối cùng Lưu Bị vẫn kịp thoát thân.



Về chuyện này, Tào Bằng không hề cảm thấy thất vọng.



Cùng lúc đó, Tào Cấp cũng đã hoàn thành công việc, trở về nhà.



Phụ tử gặp lại nhau, dĩ nhiên rất tình cảm. Tào Cấp thoạt nhìn đã có những thay đổi rất lớn so với khi còn ở Hà Nhất xưởng ở Huỳnh Dương khi xưa.



Những thay đổi này không phải là thay đổi về bề ngoài, mà là về khí chất.



Nói cách khác, y đã có tác phong của kẻ làm quan!



-Cha, làm Chư giám cũng tốt, Chư giám đô úy cũng được, chung quy công việc đều nhiều như vậy cả. Có Quách tiên sinh hỗ trợ, cha cũng không cần phải chuyện gì cũng đích thân làm như thế. Con vẫn nghĩ cha nên nhân cơ hội này học ít chữ, học cách làm một vị quan tốt là hơn.



-Đọc sách, học chữ ư?



Tào Cấp nhất thời cau mày, ủ dột:



-A Phúc à, con không phải không biết tuổi cha năm nay đã bao nhiêu chứ? Sao còn có thể đọc sách biết chữ được?



-Học chẳng phân biệt tuổi tác già trẻ. Cha chẳng lẽ chưa nghe thấy câu "Triêu Văn đạo, tịch khả tử" (Sáng sớm nghe và hiểu được đạo lý, chiều có chết cũng vui lòng) sao? Xưa kia có một người cả ngày chỉ thích đánh nhau dã man, bị người dân ở đó gọi là tam hại. Núi Nam có hổ, sông lại có giao long, mãnh hổ ác giao cũng chẳng bằng người này. Chính vì thế, có người hiến kế, để người kia đi đánh nhau với mãnh hổ và giao long. Kết quả là người nọ giết được cả giao long và ác hổ, tất cả mọi người đều cho rằng gã đã chết. Một người làm quan cả họ được nhờ. Sau này, người nọ trở về nhà, biết được bản thân cũng chính là một trong tam hại, không khỏi cảm thấy hổ thẹn trong lòng, vì thế mới đi bái kiến một vị danh sĩ. Vị danh sĩ kia liền tặng gã sáu chữ này. Cha, con nói đến tích này không phải chê cha kém, mà là muốn nói với cha hàm nghĩa của câu "Triêu văn đạo, tịch khả tử" kia.



-Phu quân, ta nghĩ A Phúc nói không sai đâu.



Trương thị cũng đồng ý, cổ vũ Tào Cấp.



Tào Cấp suy nghĩ, nhưng cũng có vẻ đồng ý.



Chỉ là muốn biết chữ phải có tiên sinh chỉ dạy cho. Tào Bằng bản thân bận rộn, sao có thể giúp lão cha học chữ với đọc sách được?



-A Phúc, huynh thực làm khó thúc phụ rồi!



Hoàng Nguyệt Anh trách cứ, nói:



-Thúc phụ tốt xấu gì cũng là Chư dã đô úy, huynh bảo thúc phụ phải học từ đâu đây? Từ đâu cũng có vẻ không thích hợp a.



Tào Bằng nói:



-Đọc sách biết chữ có thể nhờ Đức Nhuận tiên sinh chỉ giáo.



Nhưng còn việc dạy lâu dài thì…



Hắn ngồi yên lặng trên hành lang, chợt vỗ đầu, cả tiếng kêu lên:



-Ta đã biết, ta đã biết nên làm như thế nào rồi!