Tào Tặc

Chương 265 : Khổng Minh tiên sinh

Ngày đăng: 00:04 22/04/20


Lão phu nhân run tay, đôi mắt chợt sáng rỡ.



Vạn lý hầu mà Tào Tháo muốn nói đến thật ra chính là Định Viễn hầu Ban Siêu năm Vĩnh Bình. Ban Siêu vốn là thư sinh, sau này xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao, uy chấn Tây Vực. Có thể nói sức ảnh hưởng của Ban Siêu xuyên suốt cả Đông Hán. Ngay kể cả Tào Tháo cũng vô cùng tán thưởng người này.



Nghe đâu khi Ban Siêu còn chưa xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao từng tìm người xem tướng.



Tướng giả nói:



-Người dáng tựa như hổ, ắt sẽ bay cao bay xa, là tướng Vạn lý hầu.



Vạn lý hầu ban đầu vốn chỉ dùng để phong hầu cho những người ở xa cả ngàn dặm. Sau này, Ban Siêu được phong làm Định Viễn hầu, đô hộ Tây Vực, quả đúng như lời vị tướng giả kia nói.



Vì thế, Vạn lý hầu trở thành danh từ dùng khi nói về Ban Siêu.



Lão phu nhân nhẹ nhàng gật đầu:



-Tào Hữu Học có đại tài, muốn cho Tào thị ở Trung Dương nhận tổ nhận tông, chuyện này ta có thể thảo luận với các lão nhân trong tộc. Nhưng Mạnh Đức, con định dùng hắn như thế nào? Hắn vừa trở về Hứa Đô, cũng được hơn tháng rồi, nếu vẫn cứ để như thế không khỏi có phần đáng tiếc.



Tào Tháo ngẫm nghĩ một chút:



-Thiên tư của A Phúc không tầm thường, là người có một không hai. Hắn lại tinh thông võ nghệ, văn chương cũng xuất chúng. Theo lý mà nói, hắn có thể đảm nhiệm chức huyện trưởng, nhưng ta cảm thấy người có thiên tư dường này cần gì phải nóng lòng xuất sĩ (làm quan)? Thiên tư càng tốt, lại càng cần được dạy dỗ. Tư chất của hắn tốt như thế nếu không có người chỉ điểm chắc gì đã không bước lầm đường, lạc lối.



Lão phu nhân nói:



-Nếu đã là như vậy, lúc trước Tuân Diễn từng tiến cử Trọng Dư, sao con không đồng ý?



-Chuyện này… truyện được lấy tại TruyenFull.vn



-Nếu đã không đồng ý chọn Trọng Dự, vậy cũng phải tìm một vị lão sư thật tốt cho hắn. Tuy nhiên ta cũng đồng ý nếu để Trọng Dự làm thầy dạy cho Hữu Học, tương lai khó dám chắc sẽ không có phiền toái. Chuyện tìm lão sư này nhất định phải suy xét cho thật cẩn thận, đừng làm hỏng tiền đồ của Hữu Học.



Tào Tháo ngẫm nghĩ một chút:



-Thật ra trong lòng ta có ưng ý một người.



-Ai?



Tào Tháo trầm ngâm một lát:



-Tổ mẫu nghĩ vị Khổng Minh tiên sinh ở Lục Hồn sơn thì thế nào?



-Khổng Minh tiên sinh?



……



Tào Bằng đặt quyển sách trên tay xuống, nghi hoặc nhìn Tào Chân.



Tào Chân phụng mênh Tào Tháo đến thông báo cho Tào Bằng.



Nào ngờ Tào Bằng vừa nghe đến cái tên Khổng Minh tiên sinh đã hoảng sợ.



Khổng Minh?



Gia Cát Lượng lẽ nào đã đầu phục Tào Tháo rồi?



Một con hồ điệp nhỏ bé như mình không phải quá lợi hại rồi sao? Chẳng ngờ lại có thể khiến Gia Cát Lượng đến đây. Không đúng, Gia Cát Lượng hiện tại chắc cũng chẳng khác hắn là bao. Hiện giờ, y chắc hẳn vẫn đang nghiên cứu học thuật, sao có thể chạy tới bên Tào Tháo, lại còn được Tào Tháo coi trọng nữa?



-Đại ca, người mà huynh nói rốt cuộc là vị Khổng Minh tiên sinh nào thế?



Khổng Minh này không phải là Khổng Minh kia.



Khổng Minh tiên sinh mà Tào Chân nói tên là Hồ Chiêu, là người Dĩnh Xuyên.



Thời kỳ Tam Quốc có hai vị Khổng Minh. Hồ Chiêu chính là một trong hai người đó. Ông sinh vào năm Diên Hy thứ tư, cũng chính là năm công nguyên thứ 161, lớn hơn Gia Cát Khổng Minh hai mươi tuổi. Năm Kiến An thứ tư, Gia Cát Lượng có lẽ vẫn còn chưa đạt được chữ "Khổng Minh" này. Hiện có lẽ gã vẫn đang ở Thủy Kính sơn trang, theo học Tư Mã Đức Tháo.



Còn Hồ Chiêu - Hồ Khổng Minh hiện đã vang danh khắp thiên hạ, là học giả cực kỳ nổi danh thời này.



Hồ Chiêu am hiểu thư pháp, hơn nữa về thể chữ lệ, ông là người có trình độ hết sức uyên bác.



Sau này, khi nói về hai người giỏi thư pháp nhất, người đương thời đều khen ngợi: Chung gầy Hồ phì. "Chung gầy" chính là Chung Phong, "Hồ phì" là Hồ Chiêu. Hai người này một xuất thế, một ẩn thế nhưng đều theo bậc thầy thư pháp Lưu Đức Thăng ở những năm cuối thời Đông Hán. Hai người nổi danh cùng Đan Thuần, Vệ Khải và Vi Đản. Bên cạnh đó, Hồ Chiêu còn am hiểu sử sách. Nói về trình độ sử học của ông, ngay đến Tuân Diễn, người đang trợ giúp Hán đế biên soạn "Hán kỷ" cũng vô cùng ngưỡng mộ. Hán đế từng có lời mời Hồ Chiêu giúp chỉnh sửa, viết sử sách nhưng cuối cùng ông đã từ chối.


Nhưng ngẫm lại cũng không có gì là không thể cả.



Gã cũng biết huynh đệ nhà mình từ sau trận chiến Giới Kiều đã biết Lưu Bị, sau còn từng hợp tác với Lưu Bị, lại được Lưu Bị hết sức kính trọng.



Nếu quả thực người đó tìm nơi nương tựa chỗ Lưu Bị, cũng chẳng có gì là không thể hết.



Chỉ có điều, mỗi ngày Hạ Hầu Lan đều luôn cam đoan với Tào Bằng như thế, giờ chẳng phải là mất thể diện sao?



Hạ Hầu Lan chưa kịp nói gì, Tào Bằng đã khoát tay chặn lại:



-Thôi đi, mỗi người đều có chí hướng của riêng mình! Nếu gã đã chọn nương nhờ Lưu Bị, thì cứ để gã đi. Vài ngày nữa, ta phải đến Lục Hồn sơn bái sư. Ngươi chọn theo mười tên Hắc Mạo đi cùng ta.



-Đến Lục Hồn sơn ư?



-Đúng vậy, nghe nói ở đó có một vị đại hiền sĩ, hơn nữa chủ công đã tiến cử, ta cũng không tiện cự tuyệt.



Vốn dĩ ban đầu, Hạ Hầu Lan cảm thấy có chút mất mát. Nhưng nghe Tào Bằng nói lần bái sư này là do đích thân Tào Tháo tiến cử, tức thì gã lấy lại tinh thần.



Chuyện này vốn chẳng phải do gã không trung thực.



Nhưng Hạ Hầu Lan đi theo Tào Bằng cũng vì hy vọng có thể lập nên công danh sự nghiệp.



Hiện giờ, Tào Bằng cứ lần lữa không ra làm quan, khiến Hạ Hầu Lan không khỏi có chút lo âu. Nếu quả thật là do Tào Tháo đích thân tiến cử, mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Chuyện này cho thấy Tào Tháo rất coi trọng Tào Bằng, thậm chí còn tận tâm bồi dưỡng gã. Nói cách khác, khi Tào Bằng xuất sư tất sẽ làm thành đại sự.



-Vậy thì ta lập tức đi sắp xếp.



Cứ như thế, thời gian thấm thoát qua đi. Thanh minh qua, đã đến thời điểm cuối xuân.



Nói ra cũng kỳ quái, qua tháng hai giông tố, trời vào cuối xuân vẫn chưa có thêm giọt mưa nào nữa. Tháng ba có một trận mưa rả rích nhưng những trận mưa lúc có lúc không này khiến không ít người đều cảm thấy có phần lo âu. Mắt thấy trời đã vào hạ mà cũng không thể đoán biết được khi nào cơn mưa tiếp sẽ lại rơi.



Nhưng mọi chuyện này đã không còn mấy quan hệ đến Tào Bằng nữa.



Tào Tháo đích thân tiếp kiến Tào Cấp, cũng lệnh gã mang gia phả tới.



Nhưng còn chuyện nhận tổ nhận tông, Tào Tháo vẫn không có hành động gì rõ ràng, cũng chưa từng nói rõ với Tào Cấp.



Chuyện này Tào Bằng cũng không nói với Tào Cấp. Hắn chỉ tăng thời gian đọc sách, học viết chữ của Tào Cấp lên mà thôi. Cũng vì chuyện này, Tào Bằng liền lệnh Hám Trạch chuyên tâm dạy dỗ cho Tào Cấp, lấy Bát bách tự văn làm nền tảng; chỉ sau chừng nửa tháng, Tào Cấp đã học được hơn hai trăm chữ, cũng có thể viết được những chữ đơn giản. Rõ ràng dưới sự chỉ dạy của Hám Trạch, học vấn và cách giao tiếp của Tào Cấp đã tăng cao lên nhiều. Ngay đến Vương Mãnh và Tào tỷ đều nói: Tuyển Thạch ngày một thay đổi, so với khi trước ở Cức Dương đã khác rất nhiều rồi. Sự thay đổi này quả thật rất đáng mừng.



Có lẽ bị Tào Cấp kích thích, Vương Mãnh cũng bắt đầu đọc sách, viết chữ.



So với Tào Cấp, căn bản của y còn tốt hơn, hơn nữa lại đã từng giao tiếp nhiều, chính vì thế Vương Mãnh tiến bộ cũng rất nhanh.



Kể từ tháng ba tới nay, không khí học tập ở Tào gia ngày càng sôi động.



Ngay khi mọi người đang say sưa học tập, bất giác cũng sắp đến lúc Tào Bằng phải đi.



Cũng may giờ hắn không phải đi xa đến tận Hải Tây. Lục Hồn sơn cách Hứa Đô chỉ chừng sáu, bảy ngày đường. Trong lòng Trương thị không nỡ rời xa con, nhưng bà cũng biết lần này bái sư có ý nghĩa vô cùng trọng đại với Tào Bằng. Chính vì thế, mấy buổi tối liền, bà đều không ngơi nghỉ, chuẩn bị quần áo mới cho hắn.



Hộ tống Tào Bằng tới Lục Hồn sơn còn có hai người Bộ Loan và Quách Hoàn.



Ngoài ra, Hạ Hầu Lan còn dẫn theo hai mươi tên Phi Mạo binh đi để bảo vệ Tào Bằng.



Ngày hôm nay, ánh mặt trời soi tỏa, bầu trời xanh ngắt, không gợn chút mây.



Mấy người Trương thị và Hoàng Nguyệt Anh lưu luyến đưa tiễn, không nỡ rời, nhìn Tào Bằng ngồi lên Chiếu Dạ Bạch, dẫn theo đám người Hạ Hầu Lan, rời khỏi Hứa Đô.



Đây cũng là lần thứ hai hắn một mình đi xa.



Tào Chân, Hứa Nghi và Điển Mãn đưa Tào Bằng ra khỏi Hứa Đô chừng mười dặm, dặn dò hắn bảo trọng rồi chắp tay, từ biệt.



Dọc đường đi, Tào Bằng dần thoát khỏi cảm xúc chia tay buồn bã với người thân. Mắt thấy cảnh xuân sắc phơi phới bên đường, tâm trạng của hắn cũng dần tốt hơn nhiều.



Đêm đó, đoàn người ngủ lại dịch trạm huyện Dĩnh Âm, chuẩn bị ngày hôm sau sẽ tới Dĩnh Thủy, rồi tới Tuy Dương ở phía bắc, tiếp tục tiến đến Lục Hồn sơn.



Ăn cơm chiều xong, Tào Bằng ở trong phòng đọc sách.



Chợt nghe ngoài cửa, Quách Hoàn hạ giọng nói:



-Công tử, bên ngoài có một người tự xưng là huynh đệ đồng môn của công tử, muốn cầu kiến công tử.