Tào Tặc

Chương 360 : Tới Dĩnh Xuyên thăm bạn

Ngày đăng: 00:05 22/04/20


Chẳng mấy chốc, Tào Bằng và Bàng Thống đã gọi nhau là huynh đệ.



Tào Cấp và Hoàng Thừa Ngạn trò chuyện với nhau rất vui vẻ, bắt đầu bàn bạc chi tiết hôn sự. Bàng Thống và Tào Bằng hòa thuận với nhau là chuyện tốt, đối với Hoàng Thừa Ngạn mà nói, cũng coi như đã trút được nỗi lòng. Nguyên nhân ư? Phải bắt đầu từ lời nói của Tư Mã Huy khi ông chuẩn bị rời khỏi Tương Dương.



- Ta mở học viện đã bốn năm. Trong số những đệ tử đã thu nhận, đặc biệt có Gia Cát và Bàng Thống là xuất sắc nhất. Nói thật, bản thân ta không lo lắng về tương lai của Khổng Minh. Khổng Minh biết tính đại cuộc vô song, tầm mắt rộng lớn, sớm muộn sẽ trở thành người tài. Người ta lo lắng chỉ là Sĩ Nguyên. Ba năm trước, ta từng thử chiêm đoán tiền đồ của hai người đó, đáp án thu được là quẻ tượng "Long phượng may mắn". Tuy nhiên mấy ngày trước ta chiêm tinh lại, đáp án khiến ta vô cùng kinh ngạc.



Thuật chiêm tinh của Tư Mã Huy có thể coi là tuyệt đỉnh.



Dù là Bàng Đức Công và Hoàng Thừa Ngạn cũng tự ti không bằng.



Trên thực tế, ở thời đại này, gần như tất cả văn sĩ đều hoặc nhiều hoặc ít hiểu về một số phép chiêm tinh.



Hoàng Thừa Ngạn vội hỏi:



- Là quẻ tượng gì?



Tư Mã Huy hạ giọng nói:



- Long Hán chi kiếp.



Nét mặt của Hoàng Thừa Ngạn lập tức trở nên khó coi.



Tương truyền vào thời thượng cổ có ba tộc là long, phượng, kỳ lân hùng bá thiên địa. Sau đó, ba tộc đại chiến, hai tộc long, phượng bị tiêu diệt...



Đừng kỳ lạ, đây không phải là tiểu thuyết Hồng hoang của hậu thế.



Trên thực tế, liên quan đến Long Hán chi kiếp, trong rất nhiều điển tàng của Đạo gia đều có ghi chép lại.



Có điều trong thời Tam quốc, những ghi chép này chỉ lưu lại trong tay rất ít người, từ đó diễn tiến ra các loại tướng pháp và thượng thuật.



Tư Mã Huy nói:



- Khổng Minh có danh Ngọa Long, còn Bàng Thống lại có cái tên Phượng Sồ. Tương lai hai người sẽ đạt thành tựu phi phàm, không ngờ lại diễn biến thành Long Hán chi kiếp, quẻ tượng không chết không thôi. Trước đây, ta từng nói Ngọa Long và Phượng Sồ đều có tài, nhưng chỉ có một người giành được thiên hạ. Nếu cả hai cùng tranh tài, e rằng nếu Sĩ Nguyên tiếp tục ở lại Tương Dương, chỉ sợ sẽ nguy hiểm tới tính mạng, phải mau rời đi, nếu không hậu quả rất nghiêm trọng.



Hoàng Thừa Ngạn cũng từng gặp Gia Cát Khổng Minh và có ấn tượng cực kỳ sâu sắc đối với người này.



Có lẽ, trong lịch sử ban đầu, ông cũng từng nghe thấy lời nhắc nhở của Tư Mã Huy. Chỉ là khi đó, ông yêu quý Gia Cát nên mới giấu kín.



Còn giờ, con gái của Hoàng Thừa Ngạnđã đi theo Tào Bằng rồi.



Hoàng Thừa Ngạn mặc dù rất thích Gia Cát Lượng nhưng chưa chắc đã coi trọng như trong lịch sử.



Quan hệ giữa ông và Bàng Đức Công rất tốt, hai người vốn là thế tộc bản địa ở Kinh Tương, đương nhiên sẽ thân mật hơn so với Gia Cát Lượng, người từ một thế tộc ở nơi khác tới. Lời nhắc nhở của Tư Mã Huy cũng là lý do chính khiến Hoàng Thừa Ngạn cuối cùng đã đưa ra quyết định dẫn Bàng Thống đi khỏi Kinh Tương. Trong thâm tâm, Hoàng Thừa Ngạn cũng hy vọng, Bàng Thống có thể ở lại cùng với Tào Bằng, nói không chừng có thể trợ giúp Tào Bằng nữa.



Hiện giờ xem ra, Tào Bằng không hề trông mặt mà bắt hình dong, ngược lại cực kỳ coi trọng Bàng Thống.



Việc này cũng khiến Hoàng Thừa Ngạn bớt được một nỗi băn khoăn, yên tâm thảo luận chi tiết hôn sự với Tào Cấp.



Còn Tào Bằng và Bàng Thống tới hoa viên thưởng mai uống rượu...



Xe ngựa của Hoàn phu nhân tiến vào trong một tòa nhà.



Trên bậc thềm của sảnh trước, một phu nhân xinh đẹp khoác áo lông cừu trên người đang cười tươi tắn đứng chờ.




Năm nay gã hai mươi hai tuổi, còn lâu mới là Bàng Sỹ Nguyên không hề sợ hãi, có thể chậm rãi mà hiến kế liên hoàn trong lần gặp Tào Tháo. Những cái tên Tào Bằng nói ra khiến cho Bàng Thống không hiểu nổi sao Tào Bằng có thể biết được những người không hề có danh tiếng đó? Chỉ có một khả năng, đó là Tào Tháo đã sớm nhắm đến Kinh Tương, vì thế Tào Bằng mới biết rõ.



Thậm chí, Tào Bằng chính là người giám sát Kinh Châu.



- Hiền đệ, hay là Tào Công muốn dụng binh tới Kinh Tương?



Tào Bằng cười lớn:



- Ca ca sao lại nói ra những lời ấy, Viên Thiệu chưa tiêu vong, Tào Công sao có thể dụng binh? Hôm nay chúng ta mới gặp đã như quen thân, ta cũng không ngại nói thẳng. Kinh Tương hiện giờ xem như thái bình, thế nhưng mười năm, trong mười năm nữa ắt có chiến sự.



Bàng Thống nhìn chằm chằm Tào Bằng một lúc lâu, đột nhiên nói:



- Hiền đệ dốc sức phục vụ người nào?



- Ta chỉ muốn cống hiến vì muôn dân trăm họ.



Bàng Thống trầm ngâm.



Gã nhấp một ngụm rượu rồi chìm trong suy tư.



Lần này gã rời khỏi Kinh Châu, theo Hoàng Thừa Ngạn đến Hứa Đô, một mặt là muốn gặp Tào Bằng, mặt khác hy vọng có thể ngao du thiên hạ, tìm kiếm minh chủ.



Trong học viện, gã đã không học được cái gì. Sách nên đọc thì đã đọc qua rồi, số còn lại là mở mang kiến thức, tăng thêm sự từng trải. Mà chuyện gã muốn gặp Tào Bằng đã là mong muốn từ năm năm trước. Lúc ấy, Tào Bằng chạy nạn, tình cờ gặp mặt Bàng Quý và Tư Mã Huy ở trạm xa mã dịch (trạm nghỉ chân cho xe ngựa qua đường) ở thị trấn Dương Sách. Tào Bằng đã từng bàn luận về mười điểm khiến Viên Thiệu tất bại, mười điểm Tào Tháo tất thắng. Đến nay, thập bại thập thắng dường như đã được chứng thực, cũng khiến cho Bàng Thống cực kỳ tò mò về Tào Bằng. Đột nhiên có một ý nghĩ xuất hiện trong đầu gã: "Sao ta không ở lại Hứa Đô quan sát tiếp xem thế nào?"



- Huynh trưởng, tiếp theo có dự tính gì không?



- Dự tính ư?



Bàng Thống bừng tỉnh, cười nói:



- Lần này ta rời nhà là muốn du lịch thiên hạ, tăng thêm kinh nghiệm và sự từng trải. Tuy nhiên trước đó, ta còn phải làm vài việc đã. Lần này rời khỏi Tương Dương, Nguyên Trực từng nhờ ta tới thăm mẫu thân của hắn...



"Sao ta có thể quên chuyện này chứ?"



Tào Bằng nghe vậy, không khỏi hối hận trong lòng.



Trước đây hắn luôn thấy, hình như bản thân mình đã bỏ qua một việc gì đó, nhưng nghĩ thế nào cũng không ra.



Nay Bàng Thống nhắc tới, Tào Bằng cuối cùng đã nhớ ra. Từ Thứ... chính là Từ Thứ! Từ Thứ hình như là người Dĩnh Xuyên, tuổi trẻ hắn là hiệp khách tốt bụng, từng báo thù cho mọi người, trên mặt vẽ phấn trắng giết người, sau đó lột tóc trốn thoát. Sau khi bị quan phủ bắt được, quan phủ đã hỏi tên họ hắn nhưng hắn không chịu trả lời. Vậy là quan phủ liền trói hắn lên trên xe, đánh trống diễu phố... Tiếp đó, hắn được bằng hữu tốt là Thạch Đạo giải cứu nên trốn được. Từ đó, Từ Thứ từ bỏ đao kích, đổi mặc áo đơn, quyết tâm học hành. Sử sách ghi lại, khi Từ Thứ vừa bắt đầu cầu học, những người khác nghe nói hắn từng làm cướp đều không muốn tiếp cận với hắn. Còn Từ Thứ giữ thái độ tự ti, liêm khiết. Hàng ngày dậy sớm quét dọn sân viện, từ đó nghe được thông hiểu nghĩa lý. Sau này, hắn cùng Thạch Đạo đi xuống phía nam, tiếp tục cuộc đời cầu học.



Từ Thứ có một người mẹ già đang ở quê nhà Dĩnh Xuyên.



Trong lịch sử, chính vì bị Tào Tháo bắt được lão mẫu nên Từ Thứ mới rời bỏ Lưu Bị để quy thuận Tào Tháo. Vậy là mới có tập ngữ "Từ Thứ vào Tào doanh, một lời không nói" ở hậu thế. Đến nay, Từ Thứ ở Kinh Châu nhưng mẫu thân đang ở Dĩnh Xuyên, chẳng phải là cơ hội rất tốt sao?



Nghĩ đến đây, Tào Bằng đột nhiên nói:



- Huynh trưởng, khi nào thì đi Dĩnh Xuyên?



- Ngươi...



- Ha ha, nghe nói Nguyên Trực là người Dĩnh Xuyên, huynh trưởng đã muốn tới bái kiến mẫu thân của hắn, chẳng phải là muốn đến Dĩnh Xuyên sao? Ta vừa hay có việc muốn tới Dĩnh Xuyên một chuyến. Nếu huynh trưởng không chê, chúng ta cùng nhau xuất phát, nhân tiện ta cũng đến thăm lão phu nhân luôn.