Tào Tặc

Chương 369 : Hồng nhan bạc mệnh từ xưa

Ngày đăng: 00:05 22/04/20


Trên tấm lụa trắng là một bài thơ thể "tao".



Thế nào là thơ thể "tao"? Chuyện này phải nói từ thời Chiến quốc. Thể thơ "tao" xuất hiện lúc đó về cơ bản là thể thơ tứ ngôn (bốn câu), cũng là một dạng dân ca kiểu "Thi kinh nhất quốc phong". Chỉ có điều, tiết tấu của thể tứ ngôn nhỏ, đơn điệu, khô khan, dung lượng cũng có hạn. Khi diễn tả về cuộc sống xã hội phức tạp, thể thơ này luôn có rất nhiều hạn chế. Mãi đến thời Chiến quốc, thi nhân nổi tiếng Khuất Nguyên chịu lời gièm pha, bị bắt đi đày, lòng ngập tràn bi phẫn và thống khổ. Chỉ có điều, khi ông muốn dùng thi từ để gửi gắm tâm tình, sự hạn hẹp của thể tứ ngôn khiến ông không thể chịu nổi. Vì thế, Khuất Nguyên mới học tập tục ngữ, ca dao trong dân gian, không câu nệ theo thể tứ ngôn nữa, mà chọn dùng thể ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn nhưng vẫn giữ lại ngữ điệu vịnh xướng, nối bằng chữ "Hề". Đó cũng chính là hình thức ban đầu của thể thơ "tao". Bài thơ nổi tiếng nhất chính là Ly Tao.



Đến thời Hán, ngay các tác phẩm nổi tiếng của Lưu Bang cũng thuộc thể thơ "tao".



Bài thơ trên mảnh lụa trắng Tào Bằng đang cầm trên tay cũng thuộc thể thơ "tao".



Xem cách dùng từ và luật thì dường như đây là thủ bút của nữ nhân, hơn nữa là một nữ nhân rất xuất chúng, rất có học thức.



Cách dùng từ đặt câu cực kỳ xuất sắc.



Hai năm nay Tào Bằng vất vả học nhạc phủ, cách luật, ngẫu nhiên cũng có thể làm ra một hai bài thi từ do chính hắn sáng tác, nhưng so ra thì thi từ của hắn chỉ là thứ vớ vẩn so với bài thi theo thể "tao" này. Càng quan trọng hơn là, Tào bằng có cảm giác rất kỳ lạ là tác giả thể thơ "tao" này sử dụng bút pháp rất quen thuộc, dường như là thể Phi Bạch?



-Đây là…



-Hữu Học có biết Thái Bá Dương không?



Tào Tháo ngẩng đầu lên, gương mặt đau khổ.



Tào Bằng hoảng sợ. Phải biết rằng Tào Tháo là người có địa vị rất cao, sớm đã không còn vui buồn ra mặt nữa. Bất kể gặp chuyện gì, y đều rất ít khi tỏ thái độ ra ngoài mặt, nhưng xem ra Tào Tháo đang thật sự có chuyện. Tào Bằng thậm chí còn thấy được trong mắt Tào Tháo mơ hồ có chút nước, khiến hắn giật mình.



-Thái Bá Dương chẳng phải là Thái Tễ tiên sinh sao? Sao điệt nhi có thể không biết được?



-Bài thi này là do Thái Diễm làm.



-Thái Diễm ư?



-Chính là con gái của Thái Bá Dương, Chiêu Cơ.



Thái Diễm, Thái Chiêu Cơ. A, đó chẳng phải là Thái Văn Cơ sao?



Nhưng mãi sau này Thái Văn Cơ mới đổi lại tên. Nàng vốn tên là Thái Chiêu Cơ, chỉ có điều sau này Tư Mã thị soán ngôi nhà Ngụy, để tránh tục danh của Tư Mã Chiêu, nàng mới đổi thành Thái Văn Cơ. Sau đó, thế nhân quen miệng gọi nàng là Thái Văn Cơ.



Thái Văn Cơ vốn tên là Thái Diễm.



Chiêu Cơ là tự của nàng. Cả đời Thái Bá Dương có hai con gái nhưng vận mệnh lại rất khác nhau.



Trưởng nữ Thái Diễm là tài nữ hiếm có, vận mệnh lênh đênh.



Khi nàng còn trẻ, tài văn cao siêu, thi phú rất giỏi, tinh thông âm luật, từng coi Ban Chiêu làm thần tượng, từ nhỏ đã chú tâm đọc điển tích, thông hiểu kinh sử, từng đọc cả Hán ký. Chỉ có điều, vận mệnh của nàng rất long đong, lần đầu tiên nàng xuất giá là đến nhà Vệ thị ở Hà Đông. Trượng phu Vệ Trọng Đạo vốn là sĩ tử nổi tiếng. Lúc ấy, tài tử giai nhân khiến không biết bao nhiêu người ghen tị. Đáng tiếc chưa đến một năm, Vệ Trọng Đạo ho ra máu mà chết, Thái Diễm bị Vệ gia ghét bỏ, nói nàng khắc tử hại chết trượng phu, là người xui rủi. Thái Diễm vốn là tài nữ danh môn, tâm cao khí ngạo, sao có thể chịu cho người làm nhục. Nàng giận dữ, trở về nhà. Từ đó về sau đoạn tuyệt quan hệ với Vệ gia, không qua lại nữa.



Chỉ có điều, Vệ gia vẫn không ngừng căm giận Thái Diễm.



Đổng Trác vào Tuy Dương, bắt đầu sử dụng Thái Ba.



Chẳng bao lâu sau, Đổng Trác bị giết, Thái Ba cũng bị Vương Doãn hại. Lý Thôi, Quách Dĩ tấn công thành Trường An, chiến loạn Quang Trung kéo dài liên miên. Lúc này, Khương Hồ thừa cơ xuất binh, dẹp bỏ Quan Trung. Thời đó có ghi chép: "Người Trung thổ yếu ớt, đến đâu cũng chỉ thấy binh Khương Hồ vây thành ấp, nhìn đã biết hưng vong."



Đầu đàn ông, con trai bị treo trên đầu ngựa, con gái bị trói sau lưng ngựa kéo về Nam Hung Nô. Cũng chính thời điểm này, Thái Diễm nằm trong số rất nhiều cô gái bị bắt đi, mang về Nam Hung Nô.



Kể từ đó về sau, thiên hạ đại loạn, chiến sự liên miên.
-Vậy dự tính bao giờ thì sinh?



-Theo Tiếu tiên sinh của Hồi Xuân đường chuẩn bệnh thì cũng sắp rồi.



-Ừ, lần này ta chinh phạt Hà Bắc có được một cây huyền sâm hai trăm tuổi. Hôm nay ngươi đến vừa hay, cầm lấy cho Nguyệt Anh bồi bổ thân mình.



-Vậy chuyện đi sứ…



-Chuyện đi sứ ngươi chớ có hỏi nữa. Khi nào nên xuất phát sẽ có người thông báo cho ngươi hay. Trước đó, ta sẽ không triệu kiến ngươi nữa. Ngươi cứ chuẩn bị sẵn sàng, chọn một ít tùy tùng, đến lúc đó sẽ có người liên lạc với ngươi.



-Điệt nhi tuân lệnh!



Tào Tháo hôm nay nói rất nhiều, giữ Tào Bằng ở lại thật lâu.



Mãi đến gần giờ sửu, y mới thả cho hắn đi. Nhưng Tào Tháo lại lệnh Tào Bằng trở về Hứa Đô ngay trong đêm, không được dừng lại ở Trường Xã. Trời tối đen như mực, gió lạnh lẽo thổi. Tào Bằng không biết làm sao, đành phải lên ngựa dẫn Hàn Đức chạy suốt đêm về Hứa Đô.



Dọc đường đi, hắn liên tục chửi mắng.



Lão Tào thật là quá quắt, thần thần bí bí gọi ta đến, lại thần thần bí bí bắt ta chạy trở về.



Rốt cuộc lại bắt ta phải đi xa!



Mạc Bắc!



Tào Bằng nghĩ mà thấy đau đầu!



Thái Diễm vùi thân ở Mạc Bắc nhưng Mạc Bắc lớn như thế, giữa mấy trăm bộ lạc rải rác khắp nơi, hắn biết tìm thế nào đây?



Trong lịch sử, Tào Tháo chuộc được Thái Diễm từ tay ai nhỉ?



Nhất thời Tào Bằng không thể nghĩ ra được. Nhưng chuyện đau đầu nhất chính là trong này còn có sự can thiệp của hoàng thất, sự việc càng thêm phức tạp hơn. Lão Tào đúng là nể mặt hắn nên mới giao cho hắn nhiệm vụ nặng nề thế này. Chẳng lẽ y không sợ hắn phá hỏng mọi chuyện sao? Nghĩ đến đây, Tào Bằng càng đau đầu hơn nữa. Quả là phiền toái a!



May mắn là hiện giờ Tào Bằng không ở Tào phủ nên không cần vào thành.



Hứa Đô hiện đang ở giờ cấm. Mỗi ngày, vào buổi tối, khi qua giờ hợi, Hứa Đô sẽ đóng cửa thành lại. Nếu ai muốn vào thì phải chờ ở ngoài thành cho đến hứng đông mới được vào.



Tào Bằng về đến bên ngoài điền trang, gia đinh canh gác ra mở cửa trang.



Hắn đi vào cửa nhà, còn chưa kịp xuống ngựa đã thấy Vương Song từ trong vọt ra, kéo ngựa của Tào Bằng lại. Năm nay Vương Song đã mười sáu tuổi, có lẽ do là người Tây Lương, nên khung xương của gã rất lớn, cao lớn hơn người thường rất nhiều. Lúc trước, khi mới đến Tào gia, Vương Song có hơi gầy yếu, mảnh khảnh, nhưng qua vài năm ở Tào gia, Vương Song béo lên nhiều. Hình thể của gã cũng vạm vỡ hơn người thường nhiều.



-Công tử, ngài trở về rồi!



-Sao thế?



Tào Bằng xoay người xuống ngựa, nghi hoặc hỏi.



Vương Song hấp tấp, kéo tay áo Tào Bằng nói:



-Phu nhân, phu nhân sắp sinh rồi!