Tào Tặc
Chương 458 : Loạn Lương Châu (6)
Ngày đăng: 00:06 22/04/20
Quận Kim Thành, năm thứ sáu niên hiệu Tây Hán Chiêu Đế cũng chính là năm thứ tám mươi mốt trước Công nguyên.
Nơi này vốn bao gồm Thanh Hải và phía tây Lan Châu, Cam Túc ngày nay. Ban đầu, nơi này có chín thị trấn.
Thời gian trôi qua, đến năm Kiến Vũ thứ mười ba (tức năm thứ ba mươi bảy Công Nguyên), quận Kim Thành được sát nhập vào Lũng Tây.
Nhưng khi Minh Đế còn tại vị, một lần nữa người lại khôi phục bảy huyện trực thuộc quận Kim Thành bao gồm Doãn Ngô, Kim Thành, Doãn Nhai, Chi Dương, Hạo Môn, Lệnh Cư và Du Trung. Huyện Doãn Ngô vẫn thuộc quyền sở trị của quận Kim Thành như trước. Mãi đến những năm cuối thời Kiến An, nơi này mới sửa đổi thành huyện Du Trung. Chính vì thế, nói Hàn Toại tiến vào chiếm Du Trung, đóng quân ở Mục Uyển là xâm phạm biên giới cũng không sai, bởi Mục Uyển thuộc quận Hán Dương; nhưng nói y không xâm phạm biên giới cũng không có gì quá đáng. Mục Uyển tuy là lãnh địa của quận Hán Dương, nhưng từ sau loạn Biên Chương, đã không có người nào thực sự tiếp nhận nơi này.
Tháng ba năm Kiến An thứ chín, sau khi Lưu Bị bắt đầu hành động ở quận Nam Dương, tập kích huyện An Chúng, gã lại giết chết thái thú Trương Tú ở quận Nam Dương.
Trương Tú vừa chết, Nam Dương đại loạn.
Quan Bình và Trần Đáo dẫn một đội binh mã nhân cơ hội này cướp lấy Niết Dương và Cức Dương.
Ngay khi Lưu Bị chuẩn bị đánh chiếm Uyển thành, Giả Hủ đã đi trước một bước, lệnh Đãng khấu giáo úy, Trung lang tướng Lý Điển dẫn bộ binh đến Uyển thành ngay chiều hôm đó cùng y liên kết giáp công, đánh bại Trần Đáo và Quan Bình, đoạt lại Cức Dương.
Sau đó, Hạ Hầu Đôn dẫn bộ binh tiến vào chiếm lấy Uyển thành.
Lý Điển, Nhạc Tiến chia nhau trấn thủ Hồ Dương, Cức Dương, tạo thành thế hai gọng kìm sẵn sàng tấn công Lưu Bị.
Trương Tuyền, con trai của Trương Tú cố thủ Nhương thành không ra. Lưu Bị không còn cách nào khác, đành phải tạm thời thu binh.
Nhưng dù vậy, hai huyện An Chúng và Niết Dương đổi chủ cũng báo trước mối xung đột giữa hai nhà Tào và Lưu đã không thể hóa giải được nữa.
Hàn Toại ở quận Doãn Ngô nghênh đón một vị khách không mời mà tới.
Mã Đằng đột nhiên đến thăm, khiến Hàn Toại ít nhiều không kịp chuẩn bị.
- Văn Ước, ngươi và ta quen nhau đã được bao lâu rồi?
Trong đại sảnh, Mã Đằng uống một ngụm rượu, chợt than.
Hàn Toại ngẫm nghĩ một chút:
- Quen nhau từ năm Trung Bình thứ hai, đến nay đã gần hai mươi năm.
- Hai mươi năm ư?
Mã Đằng bật cười:
- Thời gian trôi qua nhanh quá. Nhớ năm xưa, ta chỉ là một tên vô danh tiểu tốt, mà nay đã hai màu tóc. Văn Ước, hai mươi năm này, ngươi và ta cùng hợp tác cũng có khi không vui vẻ gì nhưng chuyện đó không quan trọng. Ngươi và ta cùng liên kết, hùng bá một nửa Lương Châu, cho dù là lão già Tào Tháo kia cũng không làm gì được ngươi và ta. Chúng ta vinh nhục cùng chịu.
Hàn Toại nói:
- Đúng vậy.
Y không hiểu vì sao Mã Đằng lại bất ngờ đến Kim thành như thế.
Nhưng y tin rằng Mã Đằng đến đây không phải để nhắc về quá khứ, để tâm sự với y.
Chỉ có điều, Mã Đằng không nói ra, y cũng sẽ không mở lời nói trước. Hàn Toại chỉ đưa đẩy theo Mã Đằng, thi thoảng lại gật đầu đồng ý.
- Đạo làm người nói đại trượng phu sinh thời loạn thế phải biết giơ cao ba thước kiếm, lập công lao sự nghiệp.
- Quân sư yên tâm, ta hiểu rồi!
Hai người trao đổi tình hình chiến sự sắp tới trong thư phòng.
Bất giác, đêm đã khuya, đã đến giờ tý…
Diêm Hành đứng dậy cáo từ. Thành Công Anh tiễn gã ra đến ngoài cửa phủ.
Chợt từ phía cửa thành xa xa, tiếng mõ dồn dập vang lên, ngay sau đó là những tiếng la hét, ánh lửa ngút trời.
- Có chuyện gì thế này?
Diêm Hành và Thành Công Anh đều ngẩn ra, ngạc nhiên nhìn cửa thành ở phía xa.
Tiếng la hét càng ngày càng vang to hơn, nháy mắt đã lan đi khắp huyện thành Doãn Ngô. Cùng lúc đó, rất nhiều nơi trong thị trấn bốc cháy, chớp mắt, huyện thành đã chìm trong biển lửa.
Địch tập kích ư?
Thành Công Anh và Diêm Hành nhìn nhau, ngơ ngác.
Hai người không hẹn mà cùng thất thanh kêu lên:
- Mã Đằng!
Thành Công Anh quay lại, lớn tiếng quát đám tôi tớ trong phủ:
- Người đầu, mau dẫn ngựa mang đao tới cho ta.
- Công Anh có đại thương không?
- Có!
Diêm Hành tới tìm Thành Công Anh bàn chuyện, vốn không mang theo binh khí. Chuyện xảy ra bất ngờ nên gã không kịp trở tay. Cũng may, quý phủ của Thành Công Anh không hề thiếu binh khí. Diêm Hành chọn một cây trường mâu nặng hơn ba mươi cân, xoay người lên ngựa, đến khôi giáp cũng không kịp mặc. Thành Công Anh cũng vội vàng ứng chiến, lên ngựa, nắm đại đao bảy thước, dẫn gia nhân cùng Diêm Hành xông ra ngoài. Thanh đại đao bảy thước này có sống đao màu đỏ sậm, là loại Tào Công đao điển hình, có tên là Thanh Sương Phủ. Thanh đao nặng hai mươi tám cân, một mặt sắc bén, đao nặng, thân đao hẹp dài. Nếu để Tào Bằng bình phẩm thì thanh Thanh Sương Phủ này chắc hẳn được Tào Cấp chế tạo trước trận chiến Quan Độ, chứ không phải trình độ của ông bây giờ. Ngoài chợ, thanh Thanh Sương Phủ này có giá một ngàn hai trăm xâu tiền.
Gia nhân của Thành Công Anh không nhiều lắm, ước chừng chỉ hơn trăm người.
Diêm Hành và Thành Công Anh dẫn bọn họ xông đi dọc theo con phố dài.
Trong ánh lửa, nơi nơi đều là phản quân. Diêm Hành và Thành Công Anh biến sắc bởi hai người phát hiện ra rằng loạn quân không phải là binh mã Tây Lương của Mã Đằng mà có rất nhiều người là binh sĩ Kim thành. Nói cách khác, binh sĩ Kim thành tạo phản.
- Là người của Hậu Tuyển!
Thành Công Anh liếc mắt đã nhận ra lai lịch của đám phản quân này, hét lớn.
Hậu Tuyển là một trong những thuộc hạ của Hàn Toại.
Đó cũng là tâm phúc của Hàn Toại. Hơn nữa Hậu Tuyển, Trình Ngân và Lý Kham có quan hệ rất tốt. Đặc biệt Hậu Tuyển và Lý Kham còn có quan hệ sui gia với nhau. Nếu Hậu Tuyển làm phản, vậy chẳng phải Trình Ngân và Lý Kham cũng làm phản sao? Còn có Mã Ngoạn, Dương Thu, Lương Hưng, Trương Hoành, liệu bọn họ có cùng tạo phản không? Mã Đằng làm sao để chiêu hàng bọn họ? Sao cửa thành lại bị mở ra thế này?
Bao nhiêu nghi vấn liên tiếp hiện lên trong đầu Thành Công Anh và Diêm Hành.
Nhưng bọn họ không có thời gian để suy nghĩ những vấn đề này. Diêm Hành cắn răng, thúc ngựa xông về phía đám phản quân.
- Công Anh, cứu chủ công. Ta đi ngăn bọn họ lại.