Tào Tặc

Chương 558 : Thái thú Nam Dương

Ngày đăng: 00:07 22/04/20


Mới trở về không lâu sao lại muốn đi?



Trương thị ở trong Tào phủ huyện Huỳnh Dương than thở oán trách.



Tính ra Tào Bằng về nhà cũng đã khoảng được hai năm. Nhưng trong mắt Trương thị thì hai năm chớp mắt là qua, thật sự không đủ để nói. Người làm mẹ đương nhiên là hy vọng đứa con có thể ở bên cạnh bầu bạn. Tốt nhất là mãi mãi ở bên cạnh mình. Năm nay Trương thị cũng gần năm mươi tuổi. Thân thể của bà vẫn còn khỏe mạnh lắm, hơn nữa con cháu đông, không phải lo gia cảnh. Trong mắt người khác có thể xem bà là người hạnh phúc.



Nhưng Trương thị lại không nghĩ như vậy.



Trượng phu đang ở phía tây bắc của Lương Châu, một năm trở về ít nhất hai tháng.



Con gái theo con rể ở Đông quận, cũng khó có thể ở nhà. Bây giờ còn một đứa con thì cũng sắp phải đi. Tuy nói rằng Huỳnh Dương và Nam Dương không cách xa nhau, ít nhất là cũng gần Lương Châu, nhưng trong lòng Trương thị khó tránh khỏi lo lắng trong lòng.



Bà lầm bầm không ngừng trong hành lang, nói là phải đi thu xếp quần áo cho Tào Bằng.



Vốn loại chuyện này cứ để cho bọn tỳ nữ làm là được rồi. Nhưng Trương thị vẫn kiên trì phải chính tay mình thu xếp cho Tào Bằng mới được. Tào Bằng ở bên cạnh lẳng lặng nghe mẫu thân lải nhải, trên mặt hắn nở ra một nụ cười. Mười năm. Hắn tái sinh cho tới bây giờ đã được mười năm.



Đối với gia đình này hắn hết sức yêu thương.



Đối với người mẹ trước mặt, từ đầu hắn có vẻ xa lạ, chống đối mà bây giờ đã thân thiết thành người một nhà.



Mười năm trời hắn đi tứ phương.



Đi từ phía đông Hải Tây đến phía tây Hải Tây.



Tính ra thời gian hắn ở cùng với mẫu thân chỉ khoảng chừng năm năm. Hắn tái sinh mười năm thì hơn phân nửa thời gian đã ở bên ngoài. Hai năm nay ở Huỳnh Dương tuy rằng nói mỗi ngày đều gặp nhưng khi phải chia xa thì Tào Bằng lại không nỡ lòng nào.



-Mẹ, người đừng vội.



Tào Bằng đi lên trước ôm lấy mẫu thân.



-Nam Dương là quê nhà chúng ta, cũng không cách xa bên này.



Chờ thêm một thời gian nữa con ở Nam Dương đứng vững vàng thì sẽ xin chủ công đón mẫu thân đến. Ha ha, chúng ta sẽ trở về Vũ Âm về trấn Trung Dương.



Trấn Trung Dương?



Cả người Trương thị không khỏi khẽ run lên.



Hơn mười năm, bà vẫn không quên căn phòng quê nhà




Căn cứ vào trí nhớ mơ hồ, Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh đã phải mất hai năm tìm tòi để có thể vẻ rõ bát ngưu nỏ gần như thất truyền.



Hắn áp dụng nhiều hình thức cung nỏ, lúc chậm thì dùng 57 người, lâu thì dùng điền nhân mới có thể thành công.



Việc nhắm và phóng cần phải có người phụ trách riêng. Tên được dùng sử dụng gỗ mộc can để đạt được sức công phá như trong truyền thuyết kia. Nó có hình dạng “Nhất thương tam kiếm tiễn” Loại tên nỏ này thật ra chính là một cây mâu. Thời Tống Đại, được gọi là đạp hịch tiễn. Dùng phóng ra cắm vào tường thành kháng đất, sau đó người công thành có thể bám vào đó để trèo lên thành. Đồng thời, Tào bằng còn thiết kế ra loại Hàn nha tiễn rất đặc biệt.



Hắn thiết kế ra loại nỏ sàn có tính cơ động này để trang bị cho thủy quân Chu Thương.



Đương nhiên Tào Bằng hy vọng có thể phát minh ra hỏa dược. Nhưng ở thời đại này hắn không làm được. Vì quá trình làm ra hỏa dược không an toàn. Ít ra có thể nói là chính Tào Bằng không muốn tham dự vào. Đương nhiên hắn cũng không hy vọng là Hoàng Nguyệt Anh sẽ thử nghiệm. Hắn biết rõ với tính cách của Hoàng Nguyệt Anh nếu như biết chuyện này thì tất nhiên sẽ phải đi thử một phen. Nếu chẳng may xảy ra sự việc gì….



Cho nên Tào Bằng đã quyết định là vấn đề hỏa dược tốt nhất là chờ đến thời cơ thích hợp thì sẽ nghiên cứu lại.



Trang bị nỏ sàn trên thuyền thủy quân có thể tăng cường thêm sức công kích của thủy quân. Thử nghĩ, một con thuyền mà được trang bị hai mươi cái nỏ sàn thì khi thủy chiến sẽ có uy lực lớn thế nao? Tuy nhiên bây giờ thủy quân vẫn còn đang trong chuẩn bị. Như lời của Chu Thương nói, trong vòng không quá sáu năm, chắc chắn không thể tổ chức ra một đội thủy quân. Nguyên nhân vì sao? Đơn giản là nền móng thủy quân của Tào Tháo quá kém.



Từ chế tạo thuyền cho đến huấn luyện thủy quân gần hư đều trống rỗng.



Vì chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý cho nên kỹ thuật chế tạo thuyền gần như bị phía nam lũng đoạn, tập trung về phía thượng của sông Trường Giang, quận Du Mong, quận Trường Sa của Kinh Châu, còn có khu vực Sài Tang ở Giang Đông. Ba khu vực này cũng là khu vực công nghiệp chế tạo thuyền. So sánh ra thì người chế tạo thuyền ở Giang Bắc yếu kém hơn nhiều. Cho dù Tào Tháo có quyết tâm tổ chức thủy quân nhưng việc đơn giản là chế tạo thuyền cũng đủ khiến Tào Tháo cảm thấy đau đầu.



Không có biện pháp, không có người, càng thiếu bến tàu xưởng.



Tuy rằng thủy quân ở đảo Đông Lăng đã được dựng lên nhưng nền móng yếu kém. Nhất định không thể chỉ trong vài năm ngắn ngủi mà đạt được thành tựu.



Nghĩ lại thì trong lịch sử thì thủy quân Tào Ngụy vẫn luôn trong hoàn cảnh xấu.



Mãi cho đến thời Tây Tấn, trải qua vài thập niên phát triển, có Giang Đông sừng sững ở phương bắc mới chính là thủy quân đích thực.



Tào Bằng vốn định đưa bát ngưu nỏ này cho Chu Thương.



Nhưng thứ nhất là thủy quân Chu Thương vẫn còn đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng. Thứ hai, Tào Bằng cảm thấy mình đi Nam Dương cũng cần phải có vũ khí.



Mùng một tháng mười hai năm Kiến An mười một



Đoàn sứ giả Lã thị Hán quốc đã lặn lội đường xá, cũng đến quận Bột Hải ở Hải Hà khẩu.



Đồng thời cuối cùng Tào Bằng cũng chờ được Đặng Chi.



Sau khi mẫu thân và các thê thiếp nữ nhân trải qua một phen bịn rịn thì Tào Bằng cũng dẫn được ba người Bàng Đức, Khương Minh và Đặng Chi cùng với sáu trăm lính Bạch Đà chậm rãi rời khỏi Huỳnh Dương, bắt đầu hành trình đi đến Nam Dương. Ngày hôm đó Huỳnh Dương đón một trận tuyết lớn.