Tào Tặc

Chương 688 : Gió mưa Tây Bắc lại nổi lên

Ngày đăng: 00:09 22/04/20


Đầu đông, năm Kiến An mươi ba, Tào Tháo rút khỏi Kinh Châu.



Lần xuất binh này, tổng cộng tiêu tốn thời gian một năm, điều động binh mã ba trăm mấy ngàn người, hao phí lương tiền vô số. Nhưng xét về tổng thế mà nói, thì thành quả chiến tranh cũng không tồi. Kinh Tương có bảy quận, một mình Tào Tháo chiếm hết năm quận, đuổi hẳn Lưu Bị ra khỏi Kinh Tương, cùng với Tôn Quyền chia ra mà cai trị. Hầu hết các vùng đất Kinh Tương đều bị Tào Tháo kiểm soát, đặc biệt là ba quận Nam quận, Nam Dương, Giang Hạ, đều nằm trong sự kiểm soát của Tào Tháo. Ba quận này cũng là nơi nhân khẩu nhiều nhất, giàu có và đông đúc nhất Kinh Châu.



Khi rút quân khỏi Kinh Châu, nhằm ổn định cục thế Kinh Châu, phân hóa lực lượng Kinh Châu, Tào Tào tách ra hai quận Chương Lăng và Tương Dương từ Nam quận và Nam Dương. Lệnh cho Tào Chân làm Thái thú quận Chương Lăng, bổ nhiệm Khoái Chính làm Thái thú quận Tương Dương, có thể nói mọi người ai nấy đều vui mừng.



Đối với Tào Tháo mà nói, Đặng Phạm, Phan Chương tiếp quản Võ Lăng, Tào Chân trấn thủ Chương Lăng, là hai quân cờ hết sức thành công mà ông ta đặt ở Kinh Châu, là một sự tiềm phục, giúp cho Tào Tháo tiến thêm một bước thống trị Kinh Châu về sau.



Đồng thời, Hạ Hầu Uyên làm Kinh Châu Mục, Kinh Châu tướng quân, thống lĩnh hai quân thủy lục, đô đốc việc quân của Kinh Châu, kiểm soát đại cục.



Còn những Kinh Châu sĩ tộc, xem ra thành quả của rất nhiều.



Bàng Sơn Dân đảm nhiệm chức Thái thú quận Giang Hạ, Khoái Chính làm Thái thú quận Tương Dương, Vương Uy đảm nhiệm chức Thái thú Nam quận…



Càng không cần phải nói tới, Thái thú Linh Lăng Ngụy Diên cũng là người Kinh Châu.



Thủy quân Đại Đô Đốc Cam Ninh, nguyên quán ở Nam Dương.



Đối với người Kinh Châu mà nói, sự sắp xếp như vậy, cũng coi như đạt tới mục tiêu “chuyện Kinh Châu, người Kinh Châu lo”. Kết quả này, đương nhiên khiến cho người ta phấn chấn. Cùng ngay sau đó, sau khi Tào Tháo rời khỏi Kinh Châu, lại điều chỉnh một việc nữa.



Điều Chủ Bộ Lương Châu, Quận thừa Lũng Tây, Kỵ Đô Úy Bàng Lâm về làm việc cho Kinh Châu.







Sau đó lại bổ nhiệm nguyên Uyển Thành Lệnh, Hoành Hải tướng quân Lã Thường đảm nhiệm chức Thái thú quận Nam Dương, càng khiến cho giới Kinh Châu sĩ tộc vui mừng.



Kể từ đó, Kinh Tương chín quận, thì bảy quận thuộc về Tào.



Trong số bảy quận, có năm quận là do người Kinh Châu cai trị, sao lại không khiến cho người ta vui mừng khôn xiết.



Theo góc độ chiến lược mà xét, Tào Tháo chinh phạt Kinh Châu, cũng không thể thống nhất Giang Đông. Hơn nữa còn khiến cho Kinh Châu bị mất đi hai quận, chưa đạt tới mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu. Nhưng nếu xem xét trên một góc độ khác, thì ông ta đã chặt đứt được mối liên hệ giữa Tây Xuyên và Giang Đông, khiến con rồng trên sông lớn, từ giờ về sau không còn có thể hô ứng từ xa với nhau nữa, cũng tính là một thành tích đáng kể.



Cục diện thiên hạ thống nhất, dường như càng ngày càng tới gần.



Trong tình huống này, đám người Trình Dục liên kết với mười tám vị trọng thần trong triều, dâng biểu lên Hán đế, xin phong vương vị cho Tào Tháo.



Hán Đế mất đi Phục Hoàn, Lưu Quang cũng không còn, không còn ai giúp đỡ nữa.



Đám người Trình Dục quả là là ép người quá đáng.



Trình tấu ba lần liên tiếp, ép cho Hán Đế không thể không đồng ý.



Tháng mười một, năm Kiến An thứ mười ba, Tào Tháo về đến Hứa Đô.



Hán Đế lập tức lệnh cho nội thị tuyên chiếu, tấn phong vương tước cho Tào Tháo, gia phong làm Ngụy Vương, đồng thời ban cho Cửu Tứ. Tự nhiên Tào Tháo lại dâng tâu chối từ, nói bản thân không có công lao gì, sợ khó lòng nhận lấy thiên ân. Đây là một cách biểu lộ thái độ, cũng là lễ pháp phải thế.



Tào Tháo chối từ, nhìn thì có vẻ hết sức khiêm tốn, nhưng bọn người Trình Dục lại lập tức hiểu ngay ra ý đồ đích thực của Tào Tháo.



Ngay lập tức, bọn người Trình Dục bèn dâng thêm tấu chương, liệt kê công tích của Tào Tháo.



Hán Đế sắc phong một lần nữa, Tào Tháo vẫn chối từ, tỏ ý không dám nhận.



Vì thế, bọn người Trình Dục lại dâng sớ lần thứ ba, khẩn cầu Hán Đế sắc phong. Hán Đế ở vào thế bất đắc dĩ, lại không thể không cùng Tào Tháo diễn cho hết vở kịch này, cho nên lại hạ chiếu chỉ lần thứ ba. Ba mời ba chối, nếu xét về lễ pháp là đã đủ bài bản. Lúc này nhật báo Hứa Đô lại liên tiếp đăng bài, khuếch đại công tích của Tào Tháo đến vô hạn, lời lẽ tỏ ý rằng, nếu Tào Tháo không chịu tiếp nhận, chẳng khác nào bỏ mặc giang sơn không quản, không phải là trung thần.



Trong tình hình như vậy, cuối cùng Tào Tháo cũng nhăn nhắn nhó nhó mà tiếp nhận sắc phong.



Ngay sau đó, giữa tháng mười hai, Tào Tháo hạ lệnh lập vương đô ở Nghiệp Thành, chính thức đăng cơ vương vị, uy vọng tăng thêm.



Đế quốc Tào Ngụy, ở trên cao chót vót.



Còn giang sơn Hán thất, càng mưa gió bếp bênh…



Cùng với việc Tào Tháo được sắc phong Ngụy Vương, Giang Đông Tôn Quyền, Tây Xuyên Lưu Chương, không ai là không khiếp sợ.



Tào Tháo được phong vương rồi!



Không chỉ có thế, sau khi Tào Tháo được phong vương, lại phát bảng chiêu hiền lần thứ hai, cũng tức là lần thứ hai áp dụng phương thức chọn người làm việc theo tài năng.



Nhất thời, thiên hạ chấn động.



Người vui thầm trong lòng có, người thất thanh khóc than cho Hán thất cũng có.



Hoặc vô tay hoan hô, hoặc buột miệng mắng chửi cũng đều có cả. Tuy nhiên, mặc cho bên ngoài phản ứng thế nào đi nữa, thì việc Tào Tháo được phong làm Ngụy Vương cũng đã không thể thay đổi được nữa.



Trong lịch sử, tám năm sau Tào Tháo mới lên làm Ngụy Vương.



Nhưng hiện giờ, Tào Tháo đã được phong vương, không thể không nói đến sự đổi thay của lịch sử…



Nhưng tất cả những việc này không liên quan gì đến Tào Bằng.



Lúc Tào Tháo chính thức tiếp nhận sắc phong, thì Tào Bằng đang dẫn theo bốn người Hoàng Trung, Bàng Đức, Văn Võ, Vương Song đi thị sát Thanh Châu. Lấy danh nghĩ Đình Úy, đi thị sát hình ngục khắp nơi, chỉ trong hai tháng ngắn ngủi, Tào Bằng đã điều tra ra mười bảy vụ án oan sai ở Thanh Châu, giữ lại mạng sống cho hơn ba mươi người, chém đầu sáu tên tham quan ô lại.



Xét trên một mức độ nào đó, việc Tào Bằng thị sát hình ngục, cũng góp phần tạo thêm thanh thế cho Tào Tháo.



Ít nhất thì trong dân gian, rất nhiều người khi nhắc đến gia tộc Tào thị đều ngợi khen không ngớt. Tháng mười hai, năm Kiến An thứ mười ba, Tào Bằng đến Đông Lai. Hắn vốn dự định ở lại Đông Lai qua năm mới, không ngờ Thứ sử Từ Châu là Từ Cầu gửi thiệp mời đến, mời Tào Bằng đến Từ Châu thị sát hình ngục. Vì thế, nhất thời Tào Bằng thay đổi chủ ý, lên thuyền ở Thành Sơn Giác, đi thẳng xuống phía nam, cập bến ở Úc Châu Sơn, rồi từ Cù Sơn đổ bộ Đông Hải. Quận Đông Hải vào lúc này hết sức phồn hoa, vùng Lưỡng Hoài liên tục được khai phá mở mang, khiến cho Đông Hải cũng được lợi… gia tộc Mi thị suy yếu, cũng đồng nghĩa với sự trỗi dậy của những cường hào mới. Cùng với việc huyện Hải Tây không ngừng được mở rộng, Cù Sơn xuất hiện bốn dòng họ hào cường mới là Từ, Châu, Trần, Bộ, đều theo nghề gạn biển lấy muối, hết sức hưng vượng.



Mà bốn gia nhà cường hào này, cũng đại diện cho sự kết hợp giữa các thế lực mới và cũ ở Từ Châu.
Tào Tháo phái người, lệnh cho Tào Bằng lập tức trở về Hứa Đô…



Tào Bằng nhận được lệnh, cũng giật thót cả mình. Hắn không dám có chút chậm trễ, vội dẫn hai người Hoàng Trung, Bàng Đức gấp rút trở về Hứa Đô. Lệnh cho hai người Vương Song và Văn Võ bảo vệ bọn Trương Tùng, Tưởng Uyển và đại đội người ngựa đi tiếp.



-Mã Như Phong?



Tào Bằng nhìn vào công văn gửi đến, không khỏi nhíu chặt lông mày.



-Hồi ta ở Tây Lương chưa từng nghe qua về người này.



Người phụ trách đưa tin đến cho Tào Bằng là đại cữu (cậu cả) của hắn, Hạ Hầu Thượng. Chỉ cần nhìn vào điểm này, cũng đủ biết tình huống khẩn cấp.



Hạ Hầu Thượng nói:



-Cái tên này đột nhiên mọc ở đâu ra!



Theo như tấu báo của thúc phụ, thì người này luôn hoạt động ở vùng Hà Hoảng trước khi người Để tạo phản. Dường như có quan hệ vô cùng mật thiết với người Để, người Khưởng bản địa. Đậu Mậu đột nhiên tạo phản, rất có khả năng là do người này xúi giục.



Người này, rất không đơn giản!



-Nếu hắn đơn giản, thì làm sao có thể đả thưởng huynh đệ của ta?



Một ánh nhìn sắc nhọn ánh lên trong mắt Tào Bằng.



-Tình hình ở Hứa Đô thế nào?



-Đến nay Hứa Đô vẫn bình thường, tuy Tây Bắc rung chuyển, nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì lắm.



Đại vương đã hạ lệnh tập kết binh mã ở Hà Lạc. Nhưng Đại vương không hề muốn có chiến tranh vào lúc này, mà muốn bình tĩnh giải quyết việc này. Ngươi cũng biết đó, Đại vương vừa mới được phong vương tước, thì sảy ra chuyện như thế này, nếu gióng trống khua chiêng, truyền ra ngoài e rằng không hay. Cho nên mới triệu người khẩn cấp trở về Hứa Đô để bàn bạc…



Chinh chiến liên miên, muốn được bình yên!



Trước là trận chiến U Châu, sau lại trận chiến Kinh Châu.



Trong vòng hai năm, số binh mã bị điều động đã lên đến năm trăm ngàn, hao tốn lương tiền thì vô số kể.



Cho dù gia nghiệp Tào Tháo có to thế to nữa, thì cũng gánh không nổi… Cho nên, Tào Tháo do dự cũng là việc thường tình.



-Vậy thì chúng ta phải nhanh chóng trở về Hứa Đô thôi!



Sau khi hỏi thăm được một chút tình hình, Tào Bằng vội vội vàng vàng trở về Hứa Đô.



Cùng lúc đó, trong phủ Thừa tướng ở Hứa Đô.



Kể từ sau khi trở về Hứa Đô, sức khỏe của Tào Tháo đều không được tốt.



Việc nhiễm bệnh thương hàn ở Kinh Nam, đối với một người tuổi ngoài năm mươi mà nói, quả là có ảnh hưởng rất lớn. Sức khỏe không còn mạnh như năm xưa nữa, sức đề kháng dần giảm sút. Cho dù là được danh y khám chữa, cũng vẫn lúc khỏe lúc không.



Kể từ sau khi đăng cơ lên vương vị, tuy bệnh tình của Tào Tháo có chuyển biến tốt, nhưng vẫn rất yếu ớt.



Cho nên, trước tết, Tào Tháo có ý đến Nghiệp thành nghỉ ngơi tĩnh dưỡng… nhưng nào ngờ lại sảy ra sự việc như thế này.



-Chư công, loạn thế ở Tây Bắc nên làm thế nào cho phải?



Văn võ đại thần lặng ngặt như tờ.



Trước mắt đang lúc muốn dụng binh với Tịnh Châu, chẳng ngờ Tây Bắc lại sảy ra chiến loạn.



Tào Hồng không làm nên chuyện trở về, Mã Siêu có thể đánh vào Quan Trung bất cứ lúc nào. Còn Lương Châu Mục Tào Cấp, cũng vì việc này sảy ra quá đột ngột mà đổ bệnh không dậy nổi. Tuy cũng ra sức chống đỡ, nhưng dường như lực bất tòng tâm. Lại còn mối loạn Bạch Mã Khương, Sâm Lang Khương ở Hoàng Trung; Để thị bạo động, Phá Khương liên hợp… Dường như hết thảy mọi chuyện đều dồn lại cả vào lúc này mà bùng nổ.



Trong tình huống này, ai mà dám bạo gan hiến kế?



Nếu chẳng may xảy ra sai lầm, thì e rằng sẽ phải chịu liên lụy…



Trong số các tướng lĩnh đang đóng giữ Hứa Đô, người nào thích hợp nhất?



Người này sẽ phải điều động nhân lực trên một phạm vi cực lớn, ai cũng không muốn nhảy ra tranh công đầu trong tình huống này.



-Năm xưa Mã Đằng ở Tây Bắc làm loạn, sau đó do Hậu tướng quân bình định.



Lần này Tây Bắc lại làm loạn, vậy xin Hậu tướng quân xuất binh thêm một lần nữa, bình định Khương loạn.



Trình Dục đứng ra, giọng điệu kiên quyết:



-Trong số các tướng đang trấn thủ ở Hứa Đô hiện này, duy nhất chỉ có Hậu tướng quân là thích hợp nhất.



-Hả?



-Hậu tướng quân có uy vọng rất lớn ở Tây Bắc, Khương Hồ tin phục.



Mã Siêu, chẳng qua cũng chỉ là bại tướng dưới tay Hậu tướng quân mà thôi, nếu có Hậu tướng quân thống lĩnh Tây Bắc, thì Lương Châu vô sự rồi.



Để Tào Bằng xuất chiến sao?



Trong lòng Tào Tháo giật thót, nhưng ngay lập tức nhíu mày.