Tào Tặc

Chương 729 : Thiên Cương đệ nhất kiếm

Ngày đăng: 00:09 22/04/20


Trước khi chết, Tào Tháo mật chiếu cho Tào Bằng, xương cốt không được tẩm liệm, sau khi thiêu xong liền vãi trên núi Kê Minh.



Núi Kê Minh là nơi mà sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, phong ở đó. Núi Kê Minh là hành lang phía Tây của Hà Tây, phía Bắc đi lên Mạc Bắc.



Tào Tháo hy vọng sau khi chết vẫn có thể tiếp tục bảo vệ biên cương làm một An Viễn hầu thực sự. Cho nên, thi hài trong lăng mộ chỉ là một cái kim thân do Tào Tháo bí mật sai người tạo ra mà thôi. Còn thi hài của ông, sau khi nhập liệm xong đã được vãi trên núi Kê Minh. Tào Bằng sai người dựng một tấm bia đá trên núi Kê Minh.



An Viễn vĩnh trấn!



Hắn không có nói An Viễn là ai, mà chỉ nhớ kỹ cái tên đó. Rất nhiều năm sau, có người đào được tấm bia đá này trong núi Kê Minh khiến cho An Xa hầu lập tức biến thành tên một vị dũng sĩ, từng ở đây chống lại giặc Khương mà chết. Cũng bởi vậy xuất hiện những truyền thuyết cực đẹp... Cái trấn nhỏ dưới chân núi Kê Minh cũng được đôi tên là trấn An Viễn.



Nhưng trên thực tế, cái trấn nhỏ đó là do năm xưa khi Tào Bằng an táng Tào Tháo đã bí mật tạo ra một cái trụ sở để huấn luyện đám ám sĩ.



Chỉ có điều trong sử sách không ghi lại điều đó.



Mùa xuân năm Thái Bình thứ hai, Ngụy Chiêu Vũ hoàng đế Tào Chương chính thức hạ chiếu khai chiến với Giang Đông.



Thủy quân Tào tập kết ở cửa Tam Giang, Kinh Nam đóng hai mươi vạn đại quân như hổ rình mồi. Bầu không khí lập tức trở nên căng thẳng.



Nhưng Đại tướng quân Tào Bằng lại chưa được phụng lệnh chỉ huy.



Tào Chương bất chấp sự phản đối của đám đại thần trong triều, quyết tâm ngự giá thân chinh. Y điểm ba đường binh mã, từ ba phía Kinh Nam, Quảng Lăng, Hợp Phì cùng tấn công Giang Đông.



Thiếu đốc Tôn Thiệu của phủ đại hành Kinh Nam làm tiên phong, xuất quân tới thẳng quận Trường Sa.



Mà thái thú Thái Sử Từ ở quận Trường Sa nhận được lệnh của Tôn Quyền cũng khởi binh ứng chiến. Hai bên giằng co bên bờ sông Bạc La, xảy ra mấy trận huyết chiến.



Cùng lúc đó, thái thú Hợp Phì, đại đô đốc Hoài Nam Tào Chân cũng tập kết ba vạn binh mã đóng quân ở cửa Nhu Tu. Lệnh cho Quách Hoài làm tiên phong, Đặng Ngải làm tham quân, hai huynh đệ Ngưu Kim, Ngưu Ngân làm phó tướng, tấn công mạnh tới Đông Ngô.



Tôn Quyền vội vàng lệnh cho Gia Cát Cẩn ứng chiến, lại phái địa tướng Tưởng Khâm, Từ Thịnh hiệp trợ.



Nhưng chiến sự Nhu tu còn chưa nổ ra thì thái thú Quảng Lăng là Bàng Đức đã đánh lén tới Đan Đồ. Tướng thủ thành Đan Đồ là Lã Mông bị Bàng Đức bắt làm tù binh. Lỗ Túc vội vàng lệnh cho đại tướng Đổng Tập cứu viện nhưng bị Chu Thương phục kích.



Đại tướng Đinh Phụng bị tên bắn, chết thảm trên chiến thuyền. Đổng Tập bị trọng thương dẫn tàn quân lui về.



Sau khi nhận được tin, Lỗ Túc vô cùng sợ hãi. Y vội vàng lệnh cho đại tướng Chu Thái gấp rút tiếp viện, đồng thời cầu viện binh từ Tôn Quyền. Nhưng không ngờ Sơn Việt ở quận Cối Kê lại nổi loạn. Vốn quận Cối Kê có Hạ Tề trấn thủ làm cho Sơn Việt không dám hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng Tôn Quyền lại bãi miễn Hạ Tề. Mất đi sự uy hiếp, Sơn Việt không còn sự sợ hãi như trước nữa. Vì vậy mà y liền dẫn gần năm vạn Sơn việt nổi loạn, tấn công thị trấn, bắt người cướp của.



Trong nháy mắt, toàn bộ Giang Đông gần như tê liệt.



Đám người Trương Chiêu đề nghị giảng hòa với Tào Ngụy. Nhưng đám người Lỗ Túc lại kiên quyết phản đối. Trong lúc hai bên đang tranh chấp, Tôn Quyền đột nhiên nổi điên lôi Trung Lang tướng Tiết Tống - Tiết Kính Văn ra chém.



Mặc dù khi tỉnh táo lại, Tôn Quyền vô cùng hối hận sai người mai táng. Tuy nhiên việc đó khiến cho đám quần thần Giang Đông hết sức lo lắng.



………
Người mà Tào Bằng nói chính là Gia Cát Quân. Có điều lúc này người ta gọi Gia Cát Quân là Cát Quân. Vốn sau khi Gia Cát Lượng đầu hàng, Tào Bằng từng có ý để cho Gia Cát Quân lấy lại tên nhưng bị Gia Cát Lượng từ chối.



Mà nay xem ra, chuyện này Gia Cát Lượng đã có tính toàn từ trước.



Người biết thân phận của Gia Cát Quân cũng không nhiều. Ngoại trừ một số người tâm phúc ra thì cũng chỉ có Tư Mã Huy. Nhưng năm ngoái, Tư Mã Huy đã tạ thế. Kể từ đó số người biết thân phận của Gia Cát Quân lại cang ít. Ngay cả thái thú quận Hà Tây là Hồ Ban thân với họ Tào như vậy cũng không biết rõ lai lịch của Gia Cát Quân.



Học thức của Gia Cát Quân rất tốt, lại có mưu lược. Hơn nữa, có đám người Ngô Sán, Ngô Ngạn và người họ Chân giúp đỡ đủ khiến Tào Duệ không phải lo.



Gia Cát Lượng mừng rỡ. Triệu hồi Gia Cát Quân về thì tương đương với việc lợi ích của nhà Gia Cát được bảo đảm. Y vội vàng cảm tạ Tào Bằng:



- Đệ đệ tử thuộc hạ hoàn toàn thích hợp.



- Nếu thế...cứ làm như vậy đi. Một lúc nữa, ta tới nhà tỷ phu của ta thăm. Hắn rất thích lên làm Đại Lý tự khanh, vốn tưởng có thể thoải mái một chút nhưng nay xem ra còn vất vả hơn làm Đại đo đốc Tịnh Châu. Tỷ tỷ của ta nói rất nhiều, nếu ta không tới thăm sẽ bị mắng.



Gia Cát Lượng và Pháp Chính mỉm cười:



- Công tử cứ đi. Một lúc nữa, mấy vị tiểu công tử còn phải học.



Tào Bằng gật đầu liền dẫn Vương Song rời khỏi phủ Vũ Tín công tới thẳng Đại Lý Tự...



Đại Lý Tự nằm ở trong Chu Tước Môn thành Trường An.



Bầu không khí trong Nha Thự vô cùng nghiêm trang, vô cùng trang trọng. Nơi này quản lý hình ngục thiên hạ, cũng là nơi mạch máu tư pháp của đế quốc Đại Ngụy.



Khi Tào Bằng đến Đại Lý Tự vừa lúc gặp Phùng Siêu đi ra.



Phùng Siêu này cũng là gia thần bên cạnh Đặng Tắc! Người này vốn là Huyện lệnh huyện Hải Tây, sau này bị hải tặc giết chết. Phùng Siêu mang theo một đội tuần binh vì tránh né truy sát mà trốn ở trong núi làm đạo tặc. Sau này là Đặng Tặc tới làm quan tại Hải Tây đã thu phục Phùng Siêu. Dựa vào tài xạ thuật xuất thần nhập hóa mà rất nhanh đứng vững gót chân, đi theo Đặng Tắc từ Hải Tây lên phía Bắc, cũng lập vô số công huân ở Tịnh Châu.



Lúc trước Phùng Siêu bởi cùng Đặng Tắc đi theo Tào Bằng nên cũng trở nên khá nổi bật.



Ngay cả Hồ Ban cũng được làm Thái Thú Hà Tây.



Vốn khi Đặng Tắc trở về Trường An định an bài thích đáng cho Phùng Siêu, dựa vào công lao của Phùng Siêu, cho dù là an bài chức vị quan trọng trong Đô Hộ Phủ Ngũ Quân cũng không vấn đề gì lớn.



Nhưng Phùng Siêu lại không muốn, cuối cùng lựa chọn đi cùng Đặng Tắc đến Trường An.



Hiện nay Phùng Siêu đảm nhiệm Tư Trực tại Đại Lý Tự, là một Tiểu Lại bình thường, nhưng toàn bộ Đại Lý Tự từ Tả Hữu Thiếu Khanh đến nhân viên phụ thuộc đều hiểu ai cũng không được đắc tội với Phùng Siêu, đó là tâm phúc của Đặng Siêu! Nếu không phải không biết chữ, không hiểu hình luật thì cũng đã giữ chức vị Thiếu Khanh rồi.



Bổng lộc Phùng Siêu không nhiều lắm, nhưng Đặng Tắc ban thưởng cho y lại rất nhiều.



Cho nên, cũng đã đặt mua nhà cửa tại Trường An, xem như cũng có chút thân gia. Ngày thường dù là một số ít quan viên cũng không dám đắc tội với Phùng Siêu.