Thật Ư? Thật Ư? Phải Là Hồng Phai Xanh Thắm

Chương 35 : Tin vui của Trường Bách

Ngày đăng: 12:18 19/04/20


Kỳ thi mùa xuân thường tổ chức vào trung tuần tháng hai, năm nay bởi vì thân thể lão hoàng đế không khỏe nên kéo dài tới đầu tháng ba. Trường Bách cùng Tề Hành giữa tháng hai đã xuất phát. Từ khi cậu ta đi, Vương thị mỗi ngày đều thắp hương bái Phật tụng Đạo, khiến trong phòng sương khói mù mịt. Người bên ngoài còn tưởng rằng Thịnh phủ có hỏa hoạn, suýt nữa cho đội tưới nước tới. Minh Lan mỗi lần đến chỗ Vương thị thỉnh an đều bị hun cho hai mắt đỏ lừ. Thịnh Hoành ngay từ đầu đã trách cứ mấy câu “Tử bất ngữ quái lực loạn thần”[‘], nhưng theo tin tình báo đáng tin cậy, ông ta cũng lén bái lạy vài cái.



[‘]Khổng Tử không nói về bốn điều: quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần.



Kỳ thi kiểu này kéo dài ba ngày, mỗi đợt như đày đọa, thi đậu cũng coi như lột đi một lớp da. Tề Hành vừa ra khỏi trường thi đã được người làm của phủ Tề quốc công khiêng về. Trường Bách kiên cường tự mình bước lên xe ngựa, sau đó được Trường Ngô chuẩn bị làm Vệ Võ Học ở kinh thành đón về nghỉ ngơi. Bởi vậy tin mừng tới sớm hơn các thí sinh khác một bước, Trường Bách đỗ hàng thứ năm bảng nhị giáp[‘].



[‘] Hay còn gọi là hoàng giáp, đứng sau đệ nhất giáp gồm tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) và đứng trên đệ tam giáp hay còn gọi đồng tiến sĩ.



Vương thị vui mừng quá đỗi, lập tức nghĩ tới đốt pháo tưng bừng, phát tiền chẩn gạo, lại bị Thịnh Hoành vội vã ngăn lại - Tề Hành thi rớt.



Tề đại nhân thì không sao, ông ấy biết kiểu như Trường Bách mới thi một lần đã đậu rốt cụộc cũng là hàng hiếm có khó tìm, như lông phượng hoàng với sừng kỳ lân. Đa phần các thí sinh đều thi hai ba lượt mới đỗ, cũng có người thi mười mấy năm cũng chẳng đỗ đạt gì, nhưng sắc mặt quận chúa Bình Ninh thì lại đen như đít nồi.



Tề gia giao thiệp rộng, cho dù chết cũng phải rõ ràng. Tề quốc công thỉnh giáo quan chủ khảo lần này. Vị đại nhân kia vuốt râu rồi ném ra mấy câu văn vẻ, ý là: Thí sinh nhà người ta vì cuộc thi mùa xuân mà giản lược mọi chuyện, sau khi thi Hương liền đóng cửa đọc sách. Tề gia thì ngược lại, sợ Đăng Châu không đủ náo nhiệt, còn chạy về kinh thành mừng năm mới, để Tề Hành này một hai tháng chìm trong ca hát tiệc rượu, cưỡi ngựa xem hoa, tận hưởng đủ mọi cảnh vui, lúc chỉ còn nửa tháng cuối cùng thì nước đến chân mới nhảy, như vậy há có thể thi đỗ?



Quận chúa Bình Ninh hối hận không kịp, Tề đại nhân hiểu ra, vỗ đùi: Khó trách lế mừng năm mới củaThịnh phủ lại thanh đạm như vậy, ra là thế! Sớm biết vậy đã để con trai ở Đăng Châu mừng năm mới, đối với Thịnh Hoành không khỏi thêm phần kính trọng -- rốt cuộc cũng là xuất thân từ khoa cử, tất là có kinh nghiệm.



Lại qua vài ngày Hàn Lâm Viện kiểm tra lại, Trường Bách được chọn làm Thứ Cát Sĩ[‘], biên soạn ở Lưu Quán Thụ, năm sau nhậm chức. Tới cùng tin này là hôn sự của Trường Bách cũng được ấn định, ý trung nhân là cô Hai con vợ cả họ Hải ở Giang Ninh[‘], là thư hương thế gia. Cả nhà đều thanh quý, cha cùng anh đều làm quan trong triều. Đối với hai sự kiện này, phản ứng của Thịnh Hoành với Vương thị không giống nhau.



[‘]Thứ Cát Sĩ, là quan viên của Hàn Lâm Viện thời Minh Thanh, làm cận thần của Hoàng Đế, phụ trách thảo ra chiếu thư, có thể đảm nhiệm trọng trách giảng giải kinh thư cho Hoàng Đế, là một trong những phụ thần nội các quan trọng nhất.



[‘]Giang Ninh thuộc Nam Kinh ngày nay.



“Khó khăn lắm Bách Nhi mới thi tốt như vậy, vì sao không để nó ra ngoài làm quan, lại vào cái chỗ Hàn Lâm Viện quạnh quẽ kia mà ngồi cho khổ chứ!” Vương thị khóc lên khóc xuống, còn oán trách Thịnh Hoành, “Lão gia không phải đã nói sao, cùng vài vị chú bác dẫn Bách Nhi bái môn trình thiếp, khơi thông quan hệ, sao lại đi làm loại quan phẩm cấp thấp như Thứ Cát Sĩ.”



“Đúng là tầm nhìn của đàn bà [‘]! Nàng có biết cái gì không, Hàn Lâm Viện là nơi thanh quý, Bách Nhi tuổi còn nhỏ, nếu để nó ra ngoài, ngược lại sẽ trở nên tầm thường!” Thịnh Hoành thấy một phen tâm huyết của mình bị Vương thị coi không đáng một đồng, giận muốn chết.



(Bởi vì trước đây phụ nữ bị khinh thường, câu này có ý dùng để so sánh tầm nhìn hạn hẹp.)




Nhưng mà có thể gả được cho người tốt nào đây? Chẳng qua chỉ là hạ nhân trong phủ, đàn ông ngoài chợ, tiều phu trong núi, nông dân trong ruộng, hễ là nam nhân có năng lực có của cải, chịu thương chịu khó, đều không cưới một cô gái đã bị phá thân.



Nhưng cũng không thể nhân nhượng được. Minh Lan biết bi kịch năm đó của lão phu nhân. Hậu quả sau màn châm ngòi xúi giục của bọn hầu ngủ cùng thiếp thất của Thịnh lão thái gia vô cùng nghiêm trọng. Loại người hầu này từ nhỏ hầu hạ cậu chủ, trên dưới đều quen thuộc, lại cùng với cậu chủ tình nghĩa thắm thiết, thông thường có địa vị vững chắc trước khi mợ chủ bước vào cửa, thậm chí còn ngáng chân mợ chủ.



Minh Lan để tay lên ngực tự hỏi: đến lúc đó, nàng có thể không do dự mà xử trí đối thủ sao?



Tác giả nói ra suy nghĩ của mình:



Trong “Hồng Lâu Mộng” có mấy câu như thế này: Đại lão gia cũng quá háo sắc, trong phòng chỉ cần là đứa có diện mạo tử tế thì nhất định không bỏ qua… Bày đặt thân thể khỏe mạnh không được chăm sóc, làm cái gì mà trái một người phải một đứa lẽ… Uyên Ương không được, thì mua Yên Hồng mười bảy mười tám tuổi…



- Cổ đại còn có nô tì bán thân, cậu chủ nếu muốn đưa lên giường thì không có khả năng phản kháng, ngẫu nhiên nghĩ tới, Cổ Xá già như vậy, cô bé kia làm thế nào mà sống tiếp nửa đời người.



(Giả Xá là một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng, là cháu ruột của Vinh Quốc Công Giả Nguyên, là con cả của Giả mẫu, là chồng của Hình phu nhân, ông kế tục tước vị của Vinh Quốc Công. Người này trời sinh háo sắc, ở chương 46, ông ta muốn nha hoàn bên người mẫu thân là Uyên Ương làm thiếp, không tiếc cưỡng ép lợi dụng anh trai của Uyên Ương, sau này lọt vào tai Giả mãu bị cự tuyệt mới từ bỏ. Sau này dùng bạc để mua Yên Hồng về thay thế Uyên Ương.)



Nhân tiện dông dài một chút về nhân duyên của anh Ngô kia. Kỳ thật tin tức ở cổ đại không thông suốt, lại không thể thẩm tra nhân khẩu, chuyện cưới nhầm khó tránh khỏi. Chuyện làm mai ở cổ đại thường là từ thân bằng cố hữu xung quang của mở rộng dần ra, chính vì muốn tường tận gốc rễ, sợ nhất loại con gái không đáng tin, hoặc là loại chua ngoa!



Ngay cả thân bằng cố hữu cũng chưa chắc đã có con gái có thể kết hôn mà hợp độ tuổi, cái này đòi hỏi phải khuếch đại tầm xã giao bạn bè để tìm người.



Nhà Thịnh Duy ở kinh thành cũng không có bao nhiêu thân thích, trong tình huống không muốn cưới bừa, chỉ có thể khắp nơi nhờ vả.



Sự suy tàn của nhà Bảo Thoa có một phần lớn trách nhiệm thuộc về dì Tiết. Bà cũng không thực hiện nghĩa vụ của một quả phụ, quản giáo con cái không tốt còn chưa tính, cũng không chịu trách nhiệm chuyện làm ăn của dòng họ (Cùng một kiểu như dì Tiết nhưng lão phu nhân quản sự cũng không khiến mình bị lên án, Bảo Thoa là con gái chưa gả nên hành vi cũng không thể lộ liễu quá phận). Nghiêm trọng hơn chính là, dì ấy cũng không thể cưới về một con dâu tốt, Hạ Kim Quế vào cửa khiến cho Tiết gia liên tiếp gặp họa.



Mà tất cả những điều này đều là kết quả của việc dì Tiết phó mặc hết thảy.Họ Tiết không giống họ Giả gia nhân khẩu đông đúc, tệ nạn kéo dài lâu ngày thì khó khắc phục. Nếu bà có một chút kiên cương cùng trách nhiệm trong lời nói, Tiết gia có thể vì con gái mà lưu lại một chút của cải, không đến mức thảm bại. Lại nói tiếp, dì Tiết cũng là con gái của Vương gia ở Kim Lăng, sao lại vô dụng như vậy.



Cho nên mới nói cưới vợ là chuyện quan trọng.