Thiên Tống

Chương 1661 : Chuyện vặt hồi hương - Thượng (1)

Ngày đăng: 18:46 18/04/20


Chu An biểu thị sự đồng tình, nhưng cũng nói rõ suy nghĩ của mình. Nếu việc vận tải trên đường biển có thể được như những gì Âu Dương nói, thì cuộc làm ăn này đương nhiên có thể thành. Bản thân cũng có thể trở thành chúa.



Nhưng nếu như việc vận chuyển đường biển không thể triển khai, thì chỉ là người si nói mộng mà thôi. Chu An nói với Âu Bình, ông ấy sẽ cử người đến những nơi này khảo sát, xem xem có giá trị trong tương lai hay không rồi mới tính tiếp.



Nhưng trong lúc nói chuyện, Chu An rất tò mò, Âu Dương nói Đông nói Tây, nhưng tại sạo lại không nói đến Nhật Bản. Nên liền nhắc đến vấn đề này. Nhật Bản là tên nước được hình thành sau thế kỷ thứ VII, còn trước đó đều gọi là Uy quốc. Nhưng lúc đó tên gọi ấy không có ý nghĩa gì xấu cả.



Âu Dương lắc đầu:



"Từ triều Đường đến nay, rất nhiều lần Nhật Bản phái sứ giả nhà Đường đếnTrung Nguyên. Nhưng theo như những gì được ghi chép trong các tài liệu lịch sử thì năm đó Nhật Bản xếp nhà Tùy, nhà Đường và Tân La vào họa ngoại xâm.



Lí do là vì cái gì ư? Là vì nhà Tùy thống nhất Trung Nguyên, mà Tân La Cao Ly lại thâu tóm Nhật Bản vào trong cứ điểm của Cao Ly. Theo ta thấy, đất nước này có lòng dạ lang sói. Tuy hiện này họ đều lấy danh nghĩa quân - phụ để đối đãi với Tống triều, cung kính có thừa, nhưng ta cảm thấy đất nước này có gì đó không thích hợp, không tiêu diệt thì không yên tâm một chút nào cả."



"Đại nhân là là người tài trí, nói không thích hợp thì tức là không thích hợp. Ta chỉ là nghe nói rằng nơi đây có sản xuất bạc."



"Tin tức của Chu trưởng quỹ thật là nhạy bén."



Âu Dương cười và nói:



"Yên tâm, một khi hạm đội Hàng Châu được thành lập, ta sẽ dốc toàn lực để đối phó với uy thế của Nhật Bản. Sau đó thì sẽ tiến hành liên thủ giữa hiệp hội thương nghiệp Đông Nam của Chu trưởng quỹ với hiệp hội thương nghiệp Dương Bình, lúc đó không phải là bạc sẽ cuồn cuồn mà đến sao? Vả lại, Chu trưởng quỹ thấy đấy, người chết trong quá trình khai thác quặng ở Trung Nguyên nhiều như thế, có thế nào thì quan phủ cũng phải quản đến, nhưng bên kia....."
Âu Dương cũng đưa ra vài kiến nghị, ví dụ như xây dựng nơi chiêu mộ công nhân. Lưu dân ở các nơi có thể đến đó mà chờ đợi, tiến hành chiêu mộ một lần cho thống nhất. Còn nữa, người đông nên phải nắm vững tình trạng vệ sinh, nếu không rất có thể sẽ sản sinh các bênh truyền nhiễm. Xây dựng cơ quan chuyên phụ trách quản lý thị trường v..v.



Huyện không thể sánh được với châu, châu lị luôn có trang bị quân đội chuyên môn. Trong danh sách của Hàng Châu có khoảng hơn năm vạn sương quân. Tỉ lệ này là rất cao. Sương quân Đại Tống hiện nay tuy cũng có gần một triệu người, nhưng Hàng Châu có thể chiếm được tỉ lệ này thì chắc chắn là phải có một bản lĩnh không nhỏ.



Xưởng đóng thuyền lớn được xây dựng ở Dương Châu, Âu Dương cũng chẳng có hứng thú mà đi vòng vèo làm gì, chỉ nói là lần sau trở về Dương Bình có tạt qua rồi lại nói tiếp. Mà Hồng Châu, một trong ba góc của tam giác lại trở thành căn cứ để gia công gỗ.



Lượng gỗ mà hai châu Hàng, Dương cần đến là phần lớn đều do Hồng Châu cung cấp. Công nghiệp của khu tam giác phát triển như vậy khiến nhân khẩu của ba châu này tăng đến chóng mặt. Thêm vào đó, năm ngoái sông Hoài diễn ra trận đại hồng thủy, nạn nhân nhiều, nên ba châu này nhiễm nhiên trở thành lựa chọn của các nạn dân.



Chu An cũng không quá cứng nhắc, làm tổng tài hành chính của hiệp hội thương hội Đông Nam cũng phải có sự phân phối công việc hợp lý, ví dụ như Tân Thành là nơi chuyên trồng trà, mà gần huyện lại là nơi gia công lá trà. Hai bên vận chuyển bằng đường thủy thì có thể đến thẳng một huyện của Dương Châu.



Sau đó huyện này sẽ phụ trách việc đóng gói, hoặc là chuyển lên thuyền của Dương Châu để bán đến các nơi khác, hoặc là đưa vào nhóm thị trường ở Hàng Châu để tiến hành trao đổi, buôn bán. Mỗi huyện hoặc là sẽ làm ra giấy, hoặc là đốn củi, v..v. Bao giờ cũng có một nhiệm vụ của riêng mình.



Âu Dương rất nể phục sự sắp xếp này của Chu An, nếu đổi lại là hắn chắc hắn không có cách nào để có thể làm tốt hơn như thế được. Am hiểu của hắn nghiêng về sự mở rộng, còn cái này lại là cố định, ba châu hợp lại làm một. Đương nhiên, ông ấy có thể ngồi lên được vị trí này thì ông ấy không thể giống với những người bình thường được rồi.



Thương nhân không phải là quan nhân. Con đường làm quan là phải trải qua thi cử, có thể vượt qua được hay không có quan hệ đến rất nhiều nhân tố, như vận may chẳng hạn. Làm thương nhân lại cần phải có thực lực tổng hợp.



Nếu so sánh hai cái này với nhau thì phải nói rằng địa vị ngày hôm nay của Chu An không cao, nhưng sự gian nan trong quá trình để lên được địa vị ấy tuyệt đối không thua kém gì Thái Kinh.