Thiết Huyết Đại Minh
Chương 241 : Lưu tặc vào kinh
Ngày đăng: 19:34 19/04/20
Tháng 4 năm Sùng Trinh thứ 16 (tức năm 1643), Lưu tặc công hãm Tây An, hai vạn quan quân đóng ở Tây An bị giết toàn quân, Tổng binh Hạ Nhân Long bị chết trận, Tổng đốc ngũ tỉnh Trần Tân Giáp đầu hàng kẻ tặc, đại quan thủ Khai Phong đầu hàng Lưu tặc đã khơi dòng, tạo nên ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực ác liệt trong các thân sĩ cường hào.
Cuối tháng năm, Lý Tự Thành chia binh công hãm các phủ Bình Lương, Khánh Dương, Củng Xương, toàn bộ Quan Trung đều rơi vào tay Lưu tặc.
Giữa tháng 6, Lý Tự Thành xưng vương ở Tây An, quốc hiệu Đại Thuận, lấy năm mới này là nguyên niên Vĩnh Xương, đổi Tây An thành Tây Kinh, sửa Diên An phủ thành Thiên Bảo phủ, huyện Mễ Chi thành huyện Thiên Bảo, lại truy phong Tổ thượng ba đời làm Vương, tôn Tây Hạ Thái Tổ Lý Kế Thiên làm Thế tổ, cũng khao thưởng ba quân, phân phong công thần huân thích.
Đầu tháng 7, Lý Tự Thành chia binh đông chinh, đại tướng Lưu Tông Mẫn dẫn mười vạn tinh binh ra Đồng Quan, dọc theo Bình Dương phủ, Lộ An phủ, Liêu Châu một đường thẳng tiến tới Kinh Sư, Lý Tự Thành đích thân dẫn đại quân bốn trăm ngàn kỵ binh bắc ra huyện Thiên Bảo, muốn trước tiên lấy Đại Đồng, lại từ Cư Dung Quan đánh ra Kinh Sư, đồng thời lại mệnh Lý Quá thống lĩnh năm vạn tinh binh từ Hà Nam bắc phạt, hình thành xu thế ba mặt giáp công với Kinh Sư.
Cùng lúc đó, Trương Hiến Trung cũng công hãm đại bộ phận tỉnh Tứ Xuyên, cũng ở Thành Đô xưng vương, lập nước hiệu Đại Tây, đổi Thành Đô thành Tây Kinh, lấy năm mới này làm nguyên niên Đại Thuận.
Phúc đến thì ít, họa đến dồn dập.
Quan ngoại, Tổ Đại Thọ hàng nô, Cẩm Châu rơi vào tay giặc, không lâu, Tùng Sơn và Tháp Sơn cũng đã lần lượt bị Kiến Nô công hãm, Ngô Tam Quế đóng ở thành Ninh Viễn – là một tòa cô thành ở quan ngoại.
Hiệu ứng hồ điệp của việc Vương Phác xuyên việt rốt cuộc đã hiện rõ.
Bởi vì sự thuyết phục của Vương Phác, Tôn Truyền Đình chủ động yêu cầu làm Đốc sư Chiết Trực để luyện tân quân. Sau khi Tôn Truyền Đình đi Giang Nam đã khiến cho Quan Trung không người trấn thủ, Lý Tự Thành đỉnh định Quan Trung so với chính sử trước sau không khác về thời gian lắm! Liên quan, Lý Tự Thành xua quân đông chinh cũng đã nói trước, vì thế đã mang đến một kết quả không thể tránh được, Kinh Sư thất thủ là điều chắc chắn.
Đối với Kiến Nô mà nói, bởi vì Vương Phác bắt sống Hoàng Thái Cực, hai năm trước đã trực tiếp giúp Đa Nhĩ Cổn thượng vị, đã tạo thành ảnh hưởng cực lớn đối với Kiến Nô.
Trên thực tế, hiệu ứng hồ điệp mà Vương Phác xuyên việt mang đến còn xa hơn cả điều này, trò hay vừa mới bắt đầu thôi!
Nam Kinh, Thái Bình môn.
Bóng đêm lan tràn, toàn bộ thành Nam Kinh đều chìm đắm trong bóng tối yên tĩnh, vệ binh thủ thành môn đang chuẩn bị đóng cửa, ngoài thành xa xa bỗng nhiên vang lên những tiếng vó ngựa dồn dập, mượn ánh trăng mông lung, chỉ thấy một kỵ khoái mã từ trên quan đạo lướt nhanh như gió mà đến.
- Ai?
Vệ binh thủ thành môn lập tức cảnh giác, xé cổ họng la lớn:
- Mau dừng lại!
- Báo!
Kỵ khoái mã kia vẫn lao nhanh, gào thét đón cửa thành:
- Kinh sư cấp báo, tám trăm dặm cấp báo...
- Kinh sư cấp báo? Cấp báo tám trăm dặm...
Vệ binh thủ thành môn lập tức giật mình kinh hãi, dây cung kéo nhanh thoáng chốc buông ra.
Chỉ trong khoảnh khắc như vậy, kỵ khoái mã kia đã vút qua cửa thành, mang theo tiếng thở dốc nặng nề vọt vào trong thành, vừa lúc đó, chiến mã đột nhiên mất móng ngựa ngã lăn trên đất, kỵ sĩ trên lưng ngựa lập tức bị văng xa trên mặt đất, sau khi rơi xuống liên tiếp lăn mấy vòng thì nằm im lìm không nhúc nhích.
- Mau.
Bả tổng thủ vệ thành môn sửng sốt, rồi lập tức gào lên:
- Mau nâng y dậy.
Đối với điều này Tôn Truyền Đình tuy rằng sớm đã có tâm lý chuẩn bị, nhưng ông vẫn không nghĩ ngày đó lại đến nhanh như vậy, có lẽ trong lòng ông vẫn giữ một tia ảo tưởng, ảo tưởng Kinh Sư và Bắc ngũ tỉnh có thể kiên trì luyện thành lính mới, chỉ cần một trăm ngàn lính mới ở Nam Kinh luyện thành, Tôn Truyền Đình sẽ hy vọng có thể ngăn được cơn sóng dữ, ngoại chống lại Kiến Nô, nội khống chế Lưu tặc.
Nhưng hiện tại, thế cục chuyển biến xấu lại vượt ra dự đoán của Tôn Truyền Đình, hy vọng của ông đã hoàn toàn tan vỡ!
Trong tiếng bước chân dồn dập, Vương Phác hiên ngang đi thẳng vào đại sảnh, người chưa đến mà tiếng đã vào trước:
- Cha, đã xảy ra chuyện lớn gì ạ?
Tôn Truyền Đình thở dài, đẩy ba đường báo đến trước mặt Vương Phác, chán nản nói:
- Đây là Kinh Sư vừa tám trăm dặm gửi tới, tự con xem đi.
Vương Phác tiếp nhận đường báo xem vội vàng, lập tức sắc mặt tái mét, nghiêm trang hỏi:
- Vạn Tuế gia có ý chỉ gì không ạ?
- Không.
Tôn Truyền Đình lắc đầu, chán nản nói:
- Vạn Tuế gia không có bất kỳ ý chỉ nào, chỉ có phái binh bộ dùng tám trăm dặm hỏa tốc gửi ba phần đường báo này chuyển đến Nam Kinh.
Trong lòng Vương Phác không khỏi xẹt qua tia áy náy, trong giọng nói của Tôn Truyền Đình toát lên vẻ đau khổ ngay cả thằng ngốc cũng nghe ra được.
Sùng Trinh Đế gửi ba bản đường báo này tới mà không truyền đạt bất cứ mệnh lệnh gì, dụng ý này quá rõ ràng rồi, ông ta hiển nhiên là muốn dùng loại phương thức “im lặng” để biểu đạt sự phẫn nộ của ông ta với Tôn Truyền Đình và Vương Phác, một loại phẫn nộ quân gặp nạn mà thần không để ý! Hoặc là nói Sùng Trinh Đế muốn lấy một loại phương thức “đau lòng” để duy trì tôn nghiêm Hoàng đế của mình!
Bất kể thế nào Tôn Truyền Đình là một trung thần, Sùng Trinh Đế gặp nạn mà ông lại chỉ trơ mắt đứng nhìn, điều này với ông mà nói không thể nghi ngờ là một việc cực kỳ tàn nhẫn, sự thật như vậy khiến ông cảm thấy cõi lòng tan nát đau khổ! Vương Phác đột nhiên cũng cảm thấy vô cùng hổ thẹn, bức bách một trung thần như Tôn Truyền Đình làm Tào Tháo đích thật là một chuyện vô cùng tàn nhẫn.
- Cha.
Vương Phác hít sâu một hơi, trầm giọng nói:
- Cha đóng giữ Nam Kinh, con dẫn Thủy sư đi Kinh sư!
Tôn Truyền Đình bỗng nói:
- Ý con là...
- Đúng vậy.
Vương Phác trầm giọng nói:
- Chúng ta không giải nguy được cho Kinh sư, cũng không cứu được Bắc ngũ tỉnh, nhưng chúng ta có thể cứu được Vạn Tuế gia và ba vị Vương tử ra!
Thật ra Vương Phác biết rằng, ba vị Vương tử có lẽ có thể cứu được ra, nhưng Sùng Trinh Đế tuyệt đối không cứu được ra đấy.
Văn tử gián, võ tử chiến, Hoàng đế tử xã tắc, vận mệnh của Sùng Trinh Đế là gắn chặt với Kinh Sư rồi, một khi Kinh Sư rơi vào tay giặc, bản thân ông ta là Hoàng đế Đại Minh số mệnh cũng đã kết thúc rồi, dời đô đến Nam Kinh chia sông mà trị cùng Lưu tặc sau đó ung dung mưu tính khôi phục Trung Nguyên, thì phải là số mệnh của Thái tử Chu Từ rồi.