Thiết Huyết Đại Minh
Chương 242 : Quốc quân tử xã tắc (1)
Ngày đăng: 19:34 19/04/20
Hành dinh Đề đốc Yến Tử Cơ.
Khi Liễu Khinh Yên đang chỉnh lý lại tình báo, cửa phòng khép hờ bỗng bị người ta nhẹ nhàng đẩy ra, một bóng dáng thon dài tiến vào, chỉ nghe tiếng bước chân, Liễu Khinh Yên đã biết là Vương Phác đến, hơn nữa nhìn khắp toàn bộ đại doanh Đề đốc, cũng chỉ có Vương Phác có thể đi vào biệt viện của nàng.
Liễu Khinh Yên duyên dáng đứng lên, ngoái đầu lại nhìn cười nói:
- Phò mã gia, ngài tới rồi à?
Vương Phác hừ một tiếng, đi đến ngồi đối diện với Liễu Khinh Yên, nói:
- Công tác tình báo của tỷ triển khai thật sự không đắc lực nha.
- Ồ.
Liễu Khinh Yên lườm Vương Phác một cái, sẵng giọng:
- Có phải là đường báo của Kinh sư chuyển tới rồi đúng không?
- Còn gì nữa.
Vương Phác tức giận nói:
- Xem ra tin tức của tỷ vẫn chậm hơn tám trăm dặm khẩn cấp của Kinh sư đấy.
- Ơ, vậy oan uổng tỷ tỷ rồi.
Tuy nhiên, lần này Vương Phác tới xưởng công binh Tử Kim sơn cũng không phải vì máy khoan thủy lực mà tới, mà là vì nghiên cứu phát triển thành công của Tống Ứng Tinh về nòng súng sau.
Cái gọi là nòng súng sau tức là đối ngược với nòng súng trước.
Hỏa dược và chì đạn của nòng súng trước được bắn ra từ lối vào nòng súng nhét vào nòng súng, lại dùng que cời áp đến phần đáy, đó là một kỹ thuật rất tốn thời gian, trước khi chưa phát minh đạn xác giấy, mỗi lão binh thuần thục nhất trong mỗi phút đồng hồ cũng chỉ có thể khai mở hai phát, sau khi phát minh ra đạn xác giấy, tốc độ mới được đề cao ở mức lớn nhất.
Đạn xác giấy của nòng súng sau đã không còn nhét vào từ nòng súng trước, mà là nhét vào từ nòng súng sau, điểm tốt là nhét vào nhanh hơn, hơn nữa cũng không cần dùng que cời ép đạn dược vào trong nòng súng, cứ như vậy, binh lính có thể quỳ rạp trên mặt đất lắp đạn, liên tục bắn, điều này đã đề cao năng lực sinh tồn của hỏa thương binh trong đối xạ súng kíp.
Đối lập với nòng súng sau, nòng súng trước có ưu thế áp đảo.
Công nguyên năm 1545, năm Gia Tĩnh thứ 17, quân Minh tại Thu Phục trong trận chiến Song Tự bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm, bắt được một số người Nhật Bản giỏi chế tạo Hỏa thằng thương (Súng mồi lửa), do đám người Mã Hiến, Lý Hòe học tập phương pháp chế tạo súng kíp, cũng trên cơ sở này mà gia tăng nghiên cứu cải tiến, vào năm Gia Tĩnh thứ 37 đã tạo ra được Hỏa thằng thương so với Tây phiên còn ưu việt hơn, được xưng là Điểu chủy súng, tức là điểu thương hoặc điểu súng.
Nòng của điểu súng dùng thép tôi tạo ra, nặng chừng 12 cân, có đầu ruồi súng, có cửa nhắm, lắp đặt trên đế gỗ, đường kính của súng dài từ 9-13mm, chiều dài nòng súng dài từ 90-150cm, tầm bắn lớn nhất đạt trên 300m, tầm sát thương trên 100m, tầm sát thương này không phải là khoác lác, độc giả từng sử dụng hỏa súng dân gian (cũng là súng không có giảm thanh) thì sẽ biết.
Có độc giả rất không hiểu nhưng lại nói như rất hiểu, rằng tầm bắn của hỏa thằng thương chỉ 45m vân vân, trên thực tế công nghệ tạo súng của đời Minh là khá hoàn mỹ, Mãn Thanh sau đó còn xa mới bằng được. Sau khi Mãn Thanh nhập chủ Trung Nguyên, công nghệ tạo súng, đúc pháo, tạo thuyền của đời Minh đã hoàn toàn bị gián đoạn, khoa học kỹ thuật thụt lùi ước chừng ba trăm năm.
Về phần điểu súng, hỏa súng bắn tiếp cận được biên quân Đại Minh sử dụng uy lực nhỏ, dễ dàng bị nổ, trong thực chiến hoàn toàn không áp chế được cung tiễn của Kiến Nô, đó hoàn toàn là bởi vì quan trường hủ bại tạo thành, quan viên công bộ vì trung gian kiếm lợi nhuận riêng, đã làm hàng nhái, làm thành nòng điểu súng mỏng vô cùng, không thể bị nổ sòng sao được?
Nhưng điều này không liên quan gì đến công nghệ chế tạo súng của đời Minh.
Tống Ứng Tinh nghiên cứu phát triển nòng súng sau đường kính chỉ nhỏ 10mm, so với nòng súng trước mà hỏa thương đội sử dụng thì nhỏ hơn 2mm, chiều dài nòng súng vẫn dài 120cm, nhìn nó dài hơn và nhẹ hơn, trang bị nòng cốt chính là một bánh xoắn, khá giống với dạng súng săn thời hiện tại là có thể gập lại, lấy đạn xác giấy ra đặt vào nòng sau, sau đó hợp súng lại, cài vào, có thể bắn.
Nòng súng sau này đường kính mặc dù nhỏ, nhưng số lượng trang bị đạn xác giấy lại không hề giảm bớt, cho nên so với đạn xác giấy của nòng súng trước dài nhỏ hơn, đại cũng từ chì đạn hình tròn đổi thành đạn hình trụ nhọn ở đỉnh.
Vương Phác bảo Lã Lục thử bắn hơn mười súng, phát hiện tốc độ bắn của nòng súng sau quả nhiên là đề cao lên, gần như là gấp hai nòng súng trước. Tầm bắn và độ chính xác cũng đề cao hơn nòng súng trước, tầm bắn đạt đến 300m, với những lão binh giống như Lã Lục, có thể ngoài 200m bắn chính xác mục tiêu lớn nhỏ.