Thốn Mang

Chương 273 : Hỉ sự

Ngày đăng: 11:50 18/04/20


Nữ Thần phong.

Trừ Lý Dương ra chẳng có người nào có thể tiến gần được ba trượng, từ đó Nữ Thần phong liền trở thành một điểm độc đáo, một tiêu chí của Bích Lan sơn.

- Con mẹ nó, không ngờ đạo thiên lôi vừa rồi lại đột nhiên xuất hiện, chẳng có cái gì báo trước, nếu không phải bản Bá Vương công lực đã luyện đến cảnh giới Ma Vương, nói không chừng đã thật sự bị đánh chết rồi.

Hạng Vũ nghĩ lại chuyện vừa rồi, trong lòng vẫn còn cảm thấy sợ hãi.

Lý Dương mỉm cười.

Nếu cứ như vậy, hắn cũng chẳng cần ra lệnh cấm mọi người đến gần Nữ Thần phong nữa rồi, dù sao cái Hạng Vũ vừa gặp phải cũng đủ khiến cho những người khác sợ hãi rồi.

- Không biết lôi điện ở đây là từ đâu đến nhỉ, hơn nữa uy lực lại quá lớn.

Hạng Vũ cũng cảm thấy mê hoặc không thôi, theo hắn thấy thì bức băng điêu này quá mức thần bí, căn bản chẳng thể dò xét.

Lý Dương bức điêu tượng, trên mặt nở ra một nụ cười, đó là nụ cười chỉ xuất hiện khi hắn đối mặt với Khương Tuyết.

- Này, giờ mới chú ý, bỏ ra một năm thời gian, tu vi tâm thần của ngươi không ngờ lại đề thăng rồi.

Hạng Vũ thật sự cảm thấy bất lực, bản thân khó khăn lắm mới cảm ngộ được "Hải Nạp Bách Xuyên" và "Khai Thiên Tích Địa", tu vi tâm thần đạt đến Ma Quân hậu kì, nhưng Lý Dương chỉ điêu khắc ra một bức băng điêu thần kì, tu vi tâm thần không ngờ cũng lại một lần nữa được đề cao.

- Cho dù tâm thần được đề cao thì bất quá cũng chỉ là Ma Vương tiền kì mà thôi. So với Bá Vương đã đạt đến Ma Quân hậu kì, cách biệt thật sự quá lớn a!

Lý Dương cười nói.

Hạng Vũ lắc đầu:

- Bản Bá Vương đã tu luyện bao nhiêu năm? Ngươi đã tu luyện được bao nhiêu năm? Thôi vậy, không nói nữa, bản Bá Vương lại đi tu luyện tiếp đây.

Dứt lời thân hình Hạng Vũ liền lóe lên, sau nháy mắt đã không thấy đâu nữa.

Hạng Vũ rời đi, Lý Dương vẫn một mình ở lại đó mà ngắm Nữ Thần phong.

Qua một hồi lâu…

- Tuyết, ta phải đi tu luyện đây.

Một người một bức băng điêu chăm chú nhìn nhau, tiếp đó Lý Dương mỉm cười rồi hóa thành một đạo hắc quang, lao vào trong lòng núi Bích Lan sơn và tiêu thất.

Những cư dân phổ thông tại Ma giới có tới cả ức vạn, căn bản nhiều không đếm xuể, những người bình thường này đều muốn được bái nhập vào những đại môn phái để khô tu, để bản thân có được một sức mạnh cường đại, để bản có thể sống thoải mái ở Ma giới.

Hai huynh đệ Mạnh Tâm Mạnh Ngôn chính là hai trông vô số cư dân phổ thông của Ma giới, bọn họ là người thuộc lãnh địa của Kha Phong Ma Vương.

Trên Kha Phong sơn.

- Đại ca, chúng ta đã bị đào thải rồi, Kha Phong Ma Vương căn bản không muốn thu nhận chúng ta, chúng ta nên đi đâu học nghệ đây?

Mạnh Ngôn quay sang ca ca mình Mạnh Tâm hỏi.

Mạnh Tâm cũng cảm thấy bất lực.

Trong lãnh địa của Kha Phong, các cư dân đều cho rằng bái nhập làm môn hạ của Kha Phong Ma Vương là tốt nhất, nhưng chính vì vậy mà Kha Phong Ma Vương thu nhận môn hạ thập phần nghiêm khắc. Mạnh Ngôn, Mạnh Tâm chính là hai người bị đào thải, thân là hai thiếu niên tràn đầy mộng tưởng, bái sư học nghệ cơ hồ như là mục tiêu của tất cả các thiếu niên.

- Có rồi, nghe nói thủ lĩnh của khu vực phía bắc Phiêu Tuyết sơn mạch là Liệt Sơn tôn giả đã chết, thủ lĩnh hiện tại là Mộc Dịch chân nhân, chúng ta cứ đi đến chỗ Mộc Dịch chân nhân đó, y mới làm thủ lĩnh chưa lâu, nhất định phải cần một lượng lớn thủ hạ, chúng ta hãy đến đó đi!

Hai mắt Mạnh Tâm sáng ngời nói.

Mạnh Ngôn vừa nghe liền lập tức tán đồng:

- Đúng rồi, đại ca, chúng ta đi thôi!

Mặc dù Kha Phong sơn cách Phiêu Tuyết sơn mạch tới mấy ngàn dặm, nhưng Mạnh Tâm Mạnh Kha chẳng hề úy kị, tuy bọn họ chỉ là những người bình thường nhưng cũng đã từng tập qua thể thuật của Ma giới, ngày đi vài trăm dặm vẫn là chuyện có thể.

Vô số người bình thường ở Ma giới hi vọng có thể bái nhập làm môn hạ của một cao thủ, còn Lý Dương thân là thủ lĩnh của Phiêu Tuyết sơn mạch, danh khí tự nhiên rất lớn, có một lượng lớn nhân mã đang tụ tập về Phiêu Tuyết sơn mạch.

Trong đại sảnh của Bích Lan sơn.

Khóe miệng Lý Dương nở ra một nụ cười nhạt, mắt hắn tựa khép tựa mở, đang ngồi trên ghế mà uống từng hớp lớn Nhị Oa Đầu, những hớp rượu cay xè cứ liên tục đổ vào cơ thể, hăn căn bản chẳng lo lắng đến chuyện tổn hại thân thể, cao thủ Ma Tướng tiền kì có thể vì uống rượu mà bị tổn thương thân thể sao? Có thể sao?

- Sư tôn (tiểu thúc)!

La Đức Thành, Meese Hove, Bork Russ và Cát Hân bốn người bước vào đại sảnh, cả bốn đêyf lộ ra vẻ kích động.

- Có chuyện gì thế, làm gì mà cứ cuống quýt lên vậy?

Lý Dương thu lại chiếc bình ngọc (chính là chiếc ngọc bình trong suốt trước kia đựng kim sắc huyết dịch, nay Lý Dương đựng rượu).

Cát Hân lập tức nói:

- Tiểu thúc người không biết, bây giờ mỗi ngày bên ngoài đều có một lượng lớn người đến muốn bái nhập vào làm môn hạ của người, tiểu thúc, người mau thu lấy một vài đệ tử đi, như vậy con cũng có sư đệ sư muội rồi.

Cát Hân cho dù đã bái Lý Dương làm sư phụ nhưng bình thường vẫn kêu hắn là tiểu thúc.

Cơ nhục trên người Meese Hove hệt như cương thiết vậy, hắn nói lớn:

- Sư tôn, năm xưa người đã truyền cho bọn con pháp quyết tu luyện phi đao nhập đao, mấy người chúng con đều đã tu luyện thành công, có thể dùng đao mang để công kích rồi. Nhưng Tinh Cực tông chỉ có mấy người thế này, hình như có chút quá ít!

- Đúng vậy a, người của Tinh Cực tông chúng ta quá ít rồi.
33. Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ tri túc (biết thế nào là đủ) là người giàu; kẻ mạnh (hoặc gắng sức) là người có chí. Không rời nơi chốn của mình (tức đạo) thì được lâu dài, chết mà không mất (dạo) là trường thọ (mình hòa đồng với đạo thì cùng với đạo trường tồn).

34. Đạo lớn lan tràn khắp có thể qua bên trái, qua bên phải. Vận vật nhờ nớ mà sinh trưởng mà nó không can thiệp vào, công thành rồi mà không nhận là của mình; nó nuôi dưỡng vạn vật mà không làm chủ vạn vật. Nó vĩnh viễn là "không", vô vi, cho nên có thể bảo nó là ẩn vi (vô hình); muôn vật quy về nó mà nó không làm chủ, cho nên có thể bảo nó là lớn. Vì cho tới cùng, nó không tự nhận nó là lớn cho nên mới hoàn thành được cái vĩ đại của mình.

35. (Bậc vua chúa) giữ đạo lớn thì thiên hạ tới qui phục; qui phục mà không hại, được an lạc thái bình. Âm nhạc với mĩ vị làm cho khách qua đường ngừng lại; còn đạo mà nói ra thì nó nhạt nhẽo, vô vị; nhìn kĩ nó không thấy, lắng nghe cũng không thấy; nhưng dùng nó thì không bao giờ hết.

36. Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hay mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. (Hiểu) như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường. Cá không nên rời khỏi vực. Lợi khí của nước không nên khoe cho dân thấy.

37. Đạo vĩnh cửu thì không làm gì (vô vi là tự nhiên) mà không gì không làm (vô bất vi – vì vạn vật nhờ nó mà sinh, mà lớn); bậc vua chúa giữ được đạo thì vạn vật sẽ tự biến hóa (sinh, lớn). Trong quá trình biến hóa, tư dục của chúng phát ra thì ta dùng cái mộc mạc vô danh (tức bản chất của đạo) mà trấn ấp hiện tượng đó, khiến cho vạn vật không còn tư dục nữa. Không còn tư dục mà trầm tĩnh thì thiên hạ tự ổn định.

Thiên Hạ

38. Người có đức cao thì (thuận theo tự nhiên) không có ý cầu đức, cho nên có đức; người có đức thấp thì có ý cầu đức, cho nên không có đức. Người có đức cao thì vô vi (không làm) mà không có ý làm (nghĩa là không có ý vội vì cứ thuận theo tự nhiên); người có đức thấp cũng vô vi, mà có ý làm (nghĩa là cố ý vô vi). Người có đức nhân cao thì (do lòng thành mà) làm điều nhân, chứ không có ý làm (không nhằm một mục đích gì); người có lòng nghĩa cao thì làm điều nghĩa mà có ý làm (vì so sánh điều nên làm – điều nghĩa – với điều không nên làm); người có đức lễ cao thì giữ lễ nghi, và nếu không được đáp lại thì đưa cánh tay ra kéo người ta bắt phải giữ lễ nghi như mình. Cho nên đạo mất rồi sau mới có đức (đức ở đây hiểu theo nghĩa nguyên lý của mỗi vật), đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn. Dùng trí tuệ để tính toán trước, thì (mất cái chất phác) chỉ là cái lòe loẹt (cái hoa) của đạo, mà là nguồn gốc của ngu muội. Cho nên bậc đại trượng phu (người hiểu đạo) giữ trung hậu thành tính mà không trọng lễ nghi, giữ đạo mà không dùng trí xảo, bỏ cái này mà giữ cái kia.

39. Đây là những vật xưa kia được đạo: trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm chuẩn tắc cho thiên hạ. Những cái đó đều nhờ đạo mà được vậy. Nếu trời không trong thì sẽ vỡ, đất không yên thì sẽ lở, thần không linh sẽ tan mất, khe ngòi không đầy thì sẽ cạn, vạn vật không sinh thì sẽ diệt, vua chúa không cao quí sẽ mất ngôi. Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Cho nên vua chúa mới tự xưng là cô (côi cút), quả (ít đức), bất cốc (không tốt) (đều là những lời khiêm tốn). Như vậy, chẳng phải là lấy hèn làm gốc đấy ư? Không phải vậy chăng? Cho nên không được khen tức là lời khen cao quí nhất. Không muốn được quí như ngọc, bị khinh như sỏi. (Không muốn được người khen mà cũng không bị chê?)

40. Luật vận hành của đạo là trở lại lúc đầu (trở lại gốc), diệu dụng của đạo là khiêm nhu. Vận vật trong thiên hạ từ "có" mà sinh ra; "có" lại từ "không" mà sinh ra.

41. Bậc thượng sĩ (sáng suốt) nghe đạo (hiểu được) thì gắng sức thi hành; kẻ tầm thường mà nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, kẻ tối tăm nghe đạo (cho là hoang đường) thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa. Cho nên sách xưa có nói: đạo sáng thì dường như tối tăm, đạo tiến thì dường như thụt lùi, đạo bằng phẳng dễ dàng thì dường như khúc mắc; đức cao thì dường như thấp trũng; cao khiết thì dường như nhục nhã (hoặc thật trong trắng thì dường như nhơ bẩn), đức rộng lớn thì dường như không đủ, đức mạnh mẽ thì dường như biếng nhác, đức chất phác thì dường như không hư (không hay thay đổi). Hình vuông cực lớn thì không có góc (nói về không gian, nó không có góc vì không biết góc nó ở đâu); cái khí cụ cực lớn (đạo) thì không có hình trạng cố định; lớn thì trông không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được (không gọi tên được). Chỉ có đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật.

42. Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư. Điều mà, mọi người ghét là cô, quả, bất cốc, vậy mà các vương công dùng những tiếng đó để tự xưng. Cho nên vật có khi bớt đi mà lại là thêm lên, có khi thêm lên mà hóa ra bớt đi. Có một lời mà người xưa dạy. nay tôi cũng dùng để dạy lại. là: "Cường bạo thì sẽ bất đắc kì tử". Tôi cho đó là lời khuyên chủ yếu.

43.Trong thiên hạ, cái cực mềm chế ngự được cái cực cứng (như nước xoi mòn được đá); cái "không có" lại len vô được những cái không có kẻ hỡ (như không khí len vô được những chất đá, gỗ cứng mà trông bề ngoài ta không thấy kẻ hở). Do đó mà tôi biết "vô vi" là có ích. Dạy mà không dùng lời, cái ích lợi của vô vi, người đời ít ai hiểu kịp.

44. Danh tiếng với sinh mệnh cái nào quí? Sinh mệnh với của của cái nào quan trọng? Được danh lợi mà mất sinh mệnh, cái nào hại? Cho nên ham danh quá thì phải hao tổn nhiều, chứa của cải nhiều thì mất mát nhiều. Biết thế nào là đủ (tri túc) thì không nhục, biết lúc nào nên ngừng thì không nguy mà có thể sống lâu được.

45. Cái gì hoàn toàn thì dường như khiếm khiếp mà công dụng lại không bao giờ hết; cái gì cực đầy thì dường như hư không mà công dụng lại vô cùng; cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng, ăn nói khéo thì dường như ấp úng Tĩnh thắng động, lạnh thắng nóng, thanh tĩnh (vô vi) là chuẩn tắc trong thiên hạ.

46. Thiên hạ có đạo (tức các nước không gây chiến với nhau) thì ngựa tốt không dùng vào chiến tranh mà dùng vào việc cày cấy; thiên hạ vô đạo thì ngựa dùng vào chiến tranh và ngựa mẹ sinh con ở chiến trường (mà không sinh ở nhà). (Do đó mà xét thì) họa không có gì lớn bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn cho được nhiều (đi chiếm nước ngoài) cho nên biết thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn thấy đủ.

47.Không ra khỏi cửa mà biết được (sự lí trong) thiên hạ; không dòm ra ngoài cửa mà biết được đạo trời. Càng đi xa càng biết được ít. Cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên. (Dùng tâm thần –trực giác- thì mới lãnh hội được tổng nguyên lí, chứ dùng tai mắt mà tìm hiểu từng vật một thì chỉ thêm mê hoặc.

48. Theo học (hiểu theo nghĩa thường) thì mỗi ngày (dục vọng và tinh thần hữu vi) một tăng; theo đạo thì mỗi ngày (dục vọng và tinh thần hữu vi) một giảm. Giảm rồi lại giảm cho tới mức vô vi, không làm. Không làm mà không gì là không làm. Trị thiên hạ thì nên vô vi, còn như hữu vi thì không trị được thiên hạ.

49. Thánh nhân không có thành kiến, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình. Thánh nhân tốt với người tốt, nhờ vậy mọi người đều hóa ra tốt; tin người dáng tin mà tin cả những người không đáng tin, nhờ vậy mà mọi người đều hóa ra đáng tin. Thánh nhân ở trong thiên hạ thì vô tư dục, trị thiên hạ thì lòng mình hồn nhiên. Trăm họ đều chăm chú nhìn nghe thánh nhân, thánh nhân đều coi họ như con trẻ.

50. Ra (đời) gọi là sống, vô (đất) gọi là chết, cứ 10 người ra đời thì 3 người bẩm sinh được sống lâu, 3 người bẩm sinh chết yểu, 3 người có thể sống lâu được nhưng chết sớm (vì không biết đường dưỡng sinh). Như vậy là vì đâu? Vì họ (hạng thứ 3) tự phụng dưỡng quá hậu (hưởng thụ thái quá). Tôi từng nghe nói người khéo dưỡng sinh thì đi đường không gặp con tê ngưu, con hổ, ở trong quân đội không bị thương vì binh khí. Con tê ngưu không dùng sức húc, con hổ không dùng móng vồ, binh khí không đâm người đó được. Tại sao vậy? Tại người đó khéo dưỡng sinh khong tiến vào tử địa Tóm lại phép dưỡng sinh là đừng tự phụng dưỡng quá hậu, đừng ham vật dục mà phải điềm đạm, sống hợp với tự nhiên.

51. Đạo sinh ra vạn vật (vì là tổng nguyên lí), đức bao bọc mỗi vật (vì là nguyên lí của mỗi vật), vật chất khiến cho mỗi vật thành hình, hoàn cảnh (khí hậu, thủy thổ) hoàn thành mỗi vật. Vì vậy mà vạn vật đều tôn sùng đạo và quí đức. Đạo sỡ dĩ được tôn sùng, đức sở dĩ được quí là vì đạo và đức không can thiệp, chi phối vạn vật mà để vạn vật tự nhiên phát triển. Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục, che chở vạn vật. Tuy sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy gọi là đức huyền diệu.

52. Vạn vật có nguồn gốc (đạo), nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật. Nắm được mẹ (hiểu được đạo) là biết được con (vạn vật); đã biết được con mà lại giữ được mẹ thì suốt đời không nguy. Ngăn hết các lối (tai mắt mũi miệng), đóng hết các cửa (tức đừng để cho cảm quan gây dục vọng, cứ giữ lòng hư tĩnh) thì suốt đời không lo lắng; mở các đường lối, giúp cho dục vọng phát sinh, thì suốt đời không cứu được. Thấy cái ẩn vi (đạo) thì gọi là sáng, giữ được nhu nhược (đạo) thì gọi là mạnh. Dùng được ánh sáng (tức biết được vạn vật, được con) mà phục hồi được sự sáng (tức giữ được mẹ, được đạo) thì không bị tai họa. Như vậy là theo được đạo vĩnh cửu.

53. Nếu ta hốt nhiên hiểu biết thì ta đi theo con đường lớn, chỉ sợ con đường tà. Đường lớn thật bằng phẳng, mà người ta lại thích con đường nhỏ quanh co. Triều đình thật ô uế, đồng ruộng thật hoang vu, kho lẫm thật trống rỗng; mà họ bận áo gấm thêu, đeo kiếm sắc, ăn uống chán mứa, của cải thừa thải. Như vậy là trùm trộm cướp chứ đâu phải là hợp đạo!

54. Khéo dựng thì không nhổ lên được, khéo ôm thì không thoát ra được, con cháu mà khéo dựng, khéo ôm thì việc tế tự (tôn miếu, xã tắc) sẽ đời đời không dứt. Lấy đạo mà tu thân thì đức sẽ đầy đủ; lấy đạo mà lo việc nhà thì đức sẽ có dư; lấy đạo mà lo việc nhà thì đức sẽ lớn ra; lấu đạo mà lo việc nước thì đức sẽ thịnh, lấy đạo mà lo việc thiên hạ thì đức sẽ phổ cập. Lấy thân mình mà xét thân người, nhà mình xét nhà người, làng mình xét làng khác, nước mình xét nước khác, thiên hạ ngày này xét thiên hạ thời xưa và thời sau. Làm sao ta biết được thiên hạ thế này hay thế khác? Là do lẽ đó.

55. Người nào có đức dày thì như con đỏ. Độc trùng không chích, mãnh thú không vồ, ắc điểu không quắp. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, chưa biét giao hợp mà con cu dựng đứng, như vậy là tinh khi sung túc. Suốt ngày gào hét mà giọng không khàn, như vậy là khí cực hòa. Biết "hòa" gọi là bất biến (thường), biết bất biến gọi là "sáng". Túng dục tham sinh thì gọi là họa. Để cho lòng (dục) sai khiến cái "khí" thì gọi là cường. Vật nào cường tráng thì sẽ già, như vậy không hợp đạo, không hợp đạo thì sớm chết.

56. Người biết (đạo) thì không nói (về đạo), người nói là người không biết. Ngăn hết các lồi, đóng hết các cửa, không để lộ sự tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục, như vậy gọi là "huyền đồng" (hòa đồng với vạn vật một cách hoàn toàn). (Đạt tới cảnh giới đó thì) không ai thân, cũng không ai sơ với mình được (vì mình đã ngăn hết các lối, đóng hết các cửa, bỏ dục vọng, giữ lòng hư tĩnh); không ai làm cho mình được lợi hay bị hại (vì mình đã khong để lộ sự tinh nhuệ, đã gỡ những rối loạn, giữ sự giảm phác); không ai làm cho mình cao quí hay đê tiện được (vì mình đã che bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục). Vì vậy mà tôn quí nhất trong thiên hạ.

57. Dùng chánh đạo mà trị nước, dùng thuật kì mà tác chiến, (nhưng cả hai cách đểu không thích hợp), chỉ vô sự mới được thiên hạ. Do đâu mà ta biết được vậy? Do lẽ này: Thiên hạ càng có nhiều lệnh cấm thì nước càng nghèo (vì làm thì sợ mắc tội này tội khác); triều đình càng nhiều "lợi khí" (tức quyền mưu? Chap. 36) thì quốc gia càng hỗn loạn; người trên càng nhiều kĩ xảo thì việc bậy càng sinh ra nhiều; pháp lệnh càng nghiêm khắc thì đạo tặc càng nổi. Cho nên thánh nhân bảo: ta không làm gì (vô vi) mà dân tự cải hóa, ta không ưu thanh tĩnh mà dân tự nhiên thuần chính, ta không ban giáo lệnh mà dân tự phú túc, ta vô dục mà dân tự hóa ra chất phác.

58. Chính mệnh mập mờ (khoan hồng) thì dân thuần hậu; chính lệnh rõ ràng (hình pháp nghiêm minh quá) thì dân kiêu bạc. Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của họa, ai biết được cứu cánh ra sao? Họa phúc không có gì nhất định. Chính có thể biến thành tà, thiện có thể trở thành ác. Loài người mê hoặc (không hiểu được lẽ đó) đã từ lâu rồi. Chỉ có bậc thánh nhân biết (được lẽ họa phúc vô định đó), nên tuy chính trực mà không làm thương tổn người, tuy có cạnh có góc mà không làm hại người, tuy cương trực mà không phóng túng, xúc phạm người, tuy sáng rỡ mà không chói lòa.

59. Trị dân và tu thân thì không gì bằng tiết kiệm (tinh thần, trí óc); có tiết kiệm thì mới sớm biết phục tòng đạo; sớm phục tòng đạo thì tích được nhiều đức; tích được nhiều phúc đức thì không gì không khắc phục được; không gì không khắc phục thì năng lực của mình không biết tới đâu là cùng; năng lực không biết tới đâu là cùng thì trị được nước; nắm được cái gốc (mẹ) của đạo trị nước, thì có thể tồn tại được lâu dài. Như vậy là rễ sâu, gốc vững, (nắm vững) cái đạo trường tồn.

60. Trị nước lớn cũng như nấu nướng cá nhỏ (nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá, nó sẽ nát); trị nước mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá ngụy, chống đối. Dùng đạo mà trị thiên hạ thì quỉ không linh; chẳng những quỉ không linh mà thần cũng không làm hại được người; chẳng những thần không làm hại người mà thánh nhân cũng không làm hại người. Hai bên (một bên là quỉ, thần, thánh nhân, một bên là người) không làm hại nhau, cho nên đức qui cả về dân (dân yên ổn làm ăn mà gắng sức sửa đức).

61. Nước lớn nên ở chỗ thấp, chỗ qui tụ của thiên hạ, nên như giống cái trong thiên hạ. Giống cái nhờ tĩnh mà thắng giống đực (ham động), lấy tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn mà khiêm hạ với nước nhỏ thì được nước nhỏ xưng thần; nước nhỏ mà khiêm hạ đối với nước lớn thì được nước lớn che chở. Như vậy là một bên khiêm hạ để được (nước nhỏ xưng thần), một bên khiêm hạ mà được (nước lớn che chở). Nước lớn chẳng qua chỉ muốn gồm nuôi nước nhỏ, nước nhỏ chẳng qua chỉ muốn thờ nước lớn. Khiêm hạ thì cả hai đều được như ý muốn; nhưng nước lớn phải khiêm hạ mới được.

62. Đạo là chỗ ẩn náu của vạn vật (vì đạo dung nạp vạn vật), là vật quí của người tốt, chỗ nhờ cậy của người không tốt. Lời nói hay có thể làm cho mình được tôn trọng, hành vi đẹp có thể làm cho mình hóa cao thượng. Nhưng còn người không tốt (mà biết nhờ cậy đạo) thì sao lại bỏ? Cho nên lập ngôi thiên tử, đặt ngôi làm công, dù (trong buổi lễ) hai tay bưng ngọc bích lớn đi trước xe bốn ngựa, cũng không bằng quì dâng đạo đó lên.

63. (Thánh nhân) trị (thiên hạ) theo chính sách vô vi, thi hành theo nguyên tắc vô sự, giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ (vì) việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn trong thiên hạ khởi từ lúc còn nhỏ. Do đó thánh nhân trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì ít tin được, cho nên việc gì cũng dễ làm sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên thánh nhân coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp gì khó.

64. Cái gì an định thì dễ nắm, điểm chưa hiện thì dễ tính, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn một ôm, khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Dụng tâm làm thì thất bại, cố chấp ý riêng thì hỏng việc. Vì vậy thánh nhân không làm nên không bại, không chấp trước nên không hỏng việc. Người ta làm việc, thường gần tới lúc thành công lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc đầu. Dè sau như trước thì không hỏng việc cho nên thánh nhân chỉ muốn một điều là vô dục (không muốn gì cả), không quí bảo vật, chỉ muốn học cho được vô tri vô thức để giúp mọi người lầm lạc trở về với đạo, giúp vạn vật phát triển theo tự nhiên, mà không dám làm (tức can thiệp vào).

65. Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu. Cho nên dùng trí mưu trị nước là cái phúc cho nước. Biết hai điều đó là biết được phép tắc trị dân. Biết phép tắc thì gọi là có "đức huyền diệu" (huyền đức). Đức huyền diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật trở về gốc (về đạo chất phác tức qui căn) rồi sau mới đạt được sự thuận tự nhiên (cùng với đạo là một).

66. Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch (là nơi qui tụ của mọi khe lạch) vì khéo ở dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì vậy thánh nhân muốn ở trên dân thì lời nói phải khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau. Vì vậy thánh nhân ở trên mà dân không thấy nặng cho mình (không có cảm giác phải gánh vác trên vai), ở trước thiên hạ mà dân không thấy hại cho mình; vì vậy thiên hạ vui vẻ đẩy thánh nhân tới trước mà không chán. Không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được.

67. Thiên hạ bảo đạo của ta lớn, cơ hồ không có gì giống nó cả. Vì nó lớn quá (mà lại không có hình tượng) nên không có gì giống nó cả. Nếu có thì nó đã là nhỏ từ lâu rồi. Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận: một là lòng từ ái, hai là tính kiệm ước, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì từ ái nên (tận lực che chở dân) sinh ra dũng cảm; vì kiệm ước nên hóa ra sung túc, rộng rãi; vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới được làm chủ thiên hạ. Nếu không từ ái mà mong được dũng cảm; không kiệm ước mà mong được sung tục, rộng rãi; không chịu đứng sau người mà tranh đứng trước người, thì tất phải chết! Vì từ ái nên hễ chiến đấu thì thắng, cố thủ thì vững. Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng từ ái để bảo vệ (hoặc: lấy lòng từ ái mà giúp cho người đó).

68. Thuật dùng binh có câu: "Ta không dám làm chủ (tức khiêu chiến) mà chỉ muốn làm khách (tức ứng chiến), không dám tiến một tấc, thà chịu lùi một thước (không muốn hung hăng mà chịu nhường địch). Như vậy dàn trận mà như không thành hàng, xua đuổi mà không đưa cánh tay ra. Tuy có binh khí mà như không dùng binh khí, tuy có địch mà như không chạm trán với địch.

70. Lời (dạy) của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, mà thiên hạ không ai hiểu được, làm được. Lời của ta có tôn chỉ, việc của ta có cưan bản (tôn chỉ, căn bản đó tức đạo: thuận tự nhiên, vô vi). Vì thiên hạ không hiểu ngôn luận của ta nên không biết ta. Người hiểu ta rất ít, người theo ta cũng hiếm (nguyên văn là quí, mà hiếm tức là quí). Cho nên thánh nhân bận áo vải thô mà ôm ngọc quí trong lòng.

71. Biết mà làm ra vẻ ngu tối là cao minh; không biết mà làm ra vẽ biết rõ, sáng suốt là sai lầm. Thánh nhân sỡ dĩ không có tật sai lầm đó là vì nhận cái tật đó là tật. Cho cái tật sai lầm đó là tật cho nên mới không sai lầm.

.......

Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê

Tập 8: Phiêu Tuyết