Thuyết Đường

Chương 4 : Đày Yên Sơn, Thúc Bảo đánh lôi đài

Ngày đăng: 00:55 19/04/20


Tần Thúc Bảo ngồi trên long câu phi như gió, cho tới khi mặt trời ngả

non chiều, Thúc Bảo gò cương trước một thôn trang tên gọi Giác Lâm, bên

đương có một tửu điếm sau rặng liễu. Bảo xuống ngựa. Tên tửu bảo mắt

xếch ngược chạy ra dắt ngựa vào chuồng cho ăn cỏ, đoạn ra xách hành lý

của quý khách vào gian phòng sang đẹp nhất.



Tửu bảo pha trà, dọn ruọu xong, ra nói thầm với chủ quán là Ngô Quảng rằng :



- Chủ nhân có thấy ông khách có con ngựa đẹp, bộ yên cương và bàn đạp

đều bằng vàng bạc, dát trên da cáo trắng không? Đêm nọ ở vùng có đám

cướp to lắm, chắc tên này là quân cường đạo chi đây!...



Ngô Quảng động lòng tham nói :



- Nếu vậy để ta dò xét xem sao, ngươi nên giữ kín.



Rồi Ngô Quảng ra cửa phòng nấp trong bóng tối nhòm vào thấy Thúc Bảo ăn

cơm xong, ngồi khêu to đèn, mở gói hành lý, lấy một túi bạc rốc ra. Thúc Bảo kinh ngạc ngắm những thoi bạc mới đánh rất xinh, sáng lóe dưới đèn

sáng rực. Thúc Bảo tự nghĩ thầm :



- “Quái lạ sao Hùng Tín tặng ta vàng bạc lại không cho ta biết, bỏ từ lúc nào vào gói hành lý này đây?”



Đoạn, cứ ngồi ngẩn ra suy tính mãi. Ngô Quảng bấm tên tửu bảo mắt xếch

lui ra, đi gọi năm mươi kẻ tuần tráng đến, nói thì thầm với nhau, rồi

chúng lấy dây thừng lớn chăng khắp cửa, và gươm giáo mai phục kín hai

bên. Sau đó Ngô Quảng vì tham của muốn vào trước chiếm gói bạc, vác đao

đẩy cửa xông vào.



Thấy động, Thúc Bảo nhanh mắt, biết là chủ quán có ý gian, bèn vùng đứng dậy quát to :



- Ngươi vào làm gì đó?



Ngô Quảng thảy Thúc Bảo hùng dũng quá, chưa kịp giơ đao hạ thủ đã bị

Thúc Bảo phóng chân dá một cái vào giữa bụng, Quảng ngăn lộn vế phía

sau, đầu rơi ngay vào miếng đá kê cột gỗ, bị vỡ làm hai mảnh chết tức

ngay. Nghe có tiếng xì xào bên ngoài, Thúc Bảo xách đôi kim giản nhảy

ra, chẳng ngờ bị chúng giật mạnh dây trong bóng tối, Thúc Bảo ngã nhào

xuống đất. Chúng tiện dây, năm mươi kẻ xúm vào đè đầu giữ cẳng trói ngay chàng lại, reo vang cả quán.



Trói xong, vào phòng thấy Ngô Quảng chỉ còn là cái tử thi. Vợ con Ngô

Quảng kêu gào chán rồi viết lá đơn. Sớm hôm sau, chúng dẫn ngựa, hành

lý, và Thúc Bảo vào trình tri phủ.



Tri phủ kìa là Sài Kiến Đức nghe báo bắt được quân đạo tặc, ra ngay công đường. Thấy Tần Thúc Bảo, tri phủ giật mình nói :



- Rõ ràng ngươi là đô đầu vừa ở Tế Nam giải tù đến đây sao lại đi ăn cướp giết người như vậy?



Thúc Bảo rập đầu kêu sự tình bị ốm chưa về được, phải ở nhà người bạn,

chứ không hề làm việc gian phi đó. Sài tri phủ không tin thét mắng ầm ầm :



- Nhà ngươi đã có hồi văn không phịu về phục lệnh quan trên, còn lưu

đãng ở vùng này, thế là có ý gian giảo đó. Bạn ngươi là ai, nói mau!



Thúc Bảo sợ liên lụy đến Đơn Hùng Tín, nói tránh đi :



- Người bạn tôi buôn bán ở Giang Đông, nay đã đi rồi.



Tri phủ càng dập án :



- Người nói quanh co, quả là đạo tặc. Trông người béo tốt thế kia, quyết không phải ốm. Nay lại có bạc vàng, ngựa đẹp yên quý đó, thiết tưởng

một vị Nguyên soái triều đình cũng không sắm được, huống chi khi người

đến trình công văn còn mạc áo cũ, cớ sao ngày nay lại đổi khác như vây

được? Còn như việc đánh chết Ngô Quảng, người có chối không?



Thúc Bảo biết cãi vô ích đành cúi đầu im lặng. Sài tri phủ bắt Thúc Bảo ký tờ cung, rồi sai giam vào ngục chờ ngày phê án trạng.



Tham quân sảnh tên gọi Mạng Hồng hỏi khẩu cung. Thúc Bảo nhất định không chịu nhân là giặc cướp. Tham quân tức giận sai tra tấn đến nỗi máu chảy thịt dây, rồi truyền tống ngục.



Việc đô đầu đi ăn cướp, phá quán, giết người ở rừng Giác Lâm bị đồn đại

ầm lên, đến tai Đơn Hùng Tín. Tín kinh hãi vào thành nghe ngóng, quả

nhiên tin ấy không sai. Tín bèn sai bưng một mâm rượu vào nhà ngục, nói

với lính canh cho đem cơm vào. Lính canh không còn ai lạ Tín, vâng lời

mở cửa, lại tạm tháo gông cho Thúc Bảo một chốc lát.Tín bước vào thấy

Thúc Bảo đầu bù, mặt sưng, áo rách, ứa nước mắt mà kêu lên :



- Tần đại huynh chỉ vì tôi mà hai lần hoạn nạn. Tín này dẫu chết đi cũng không chuộc được tội lỗi với đại huynh.



Thúc Bảo cũng sa giọt lệ :



- Phen này tôi khó mà sống được. Chỉ cầu xin đại huynh có một điều, là

tôi còn một mẹ già không ai phụng dưỡng. Xin đại huynh viết vài chữ cho

gia mẫu biết, và xin đại huynh giúp đỡ cho. Dẫu xuống suối vàng, cũng

không quên được ơn đại huynh.



Tín nhận lơi và tìm lời an ủi. Hai người cùng ăn cơm. Ăn xong, Tín lấy năm lạng bạc cho tên lính canh. Rồi nói với Thúc Bảo :



- Để tôi vào phủ nói với thứ sử giảm nhẹ tội đi, đại huynh cứ an tâm tĩnh dưỡng.



Đoạn vào ngay phủ đường, nói lót với Sài tri phủ và Mạnh Hồng hai người

nhận lời giúp, hứa giảm tội cho Thúc Bảo. Hai hôm sau, Mạnh Hồng làm án: Thúc Bảo không phải là cường dạo, chỉ là ngộ sát đấy thôi.



Việc tư lên tỉnh. Phán quan tỉnh Sơn Tây xem án chuẩn phê, đem phát vãng Thúc Bảo đi Ký Châu thuộc tỉnh Hà Bắc, sung vào làm lính dưới trướng

soái phủ. Hai người công sai được lệnh dẫn Thúc Bảo đi cũng là hai kẻ

hảo hán, một tên là Kim Giáp, một tên là Đổng Hoàn, vẫn đi lại với Đơn

Hùng Tín rất thân.



Được tin, Hùng Tín đón sẵn ở ngoại thành mời hai công sai và Thúc Bảo vào tửu điếm. Tín nói :



- Tần đại huynh bị đày ra Yên Sơn, không có gì đáng lo ngại nữa, ở đấy

tôi có quen một người tên là Trương Công Cẩn làm quan kỳ bài ở soái phủ, lại quen cả hai anh em Uất Trì Nam và Uất Trì Bắc hiện làm chức quan

trung quân soái phủ. Khi đại huynh đến nơi tìm vào Thuận Nghĩa thôn đưa

phong thư này của tôi cho Trương Công Cẩn rồi hãy vào đệ công văn.



Thúc Bảo xiết bao cảm động :



- Đại huynh đã vì tôi mà tốn bạc vàng, mất ngày giờ săn sóc, ơn ấy thề phải báo.



Tín nói :



- Nghĩa bạn bè hoạn nạn phải có nhau. Chỉ vì tôi mà đại huynh bị liên

lụy, tôi dù có móc gan lấy óc cũng chưa đủ chuộc tội này. Còn như thân

mẫu ở Tế Nam, tiểu đệ xin chu cấp.



Bảo hai ba lần vái tạ. Tín láy năm mươi lạng bạc đưa Thúc Bảo, lại lấy

hai mươi lạng biếu Đổng Hoàn, Kim Giáp, hai người bị ép bất đắc dĩ phải

cầm.



Ba ngươi đi suốt ngày, tối mới vào hàng quán nghỉ. Một hôm gần tới Yên

Sơn, trời sụp tối, vào khách điếm, Thúc Bảo hỏi chủ quán rằng :



- Thôn Thuận Nghĩa ở phía nào?



Chủ quán đáp :



- Cách đây năm dặm ở phía Đông.



Bảo lại hói :



- Ông có biết ai là Trương Công Cẩn không?



Nhà hàng đáp :



- Ông ta làm quan kỳ bài, ai mà chẳng biết. Gần đây, Nguyên soái lại kén một người Trung lãnh quân, tên gọi Sử Đại Nại, Nguyên soái muốn biết

Trung lãnh quân có giỏi vũ nghệ không, nên đã sức lập một cái lôi đài

trước miếu thổ địa thôn Thuận Nghĩa, hẹn trăm ngày không ai đánh nổi Sử

Đại Nại sẽ được lãnh chức. Nếu có người đánh bại hắn, hắn xin nhường

xách hành lý đi ngay. Hiện nay đã chín ngày rồi, còn có ngày mai nữa là

Sử Đại Nại được lãnh chức anh hùng vô địch.



Ông Trương Công Cẩn và Bạch Hiển Đạo ngày nào cũng coi sóc lôi đài, các ông muốn tìm, cứ đến dưới lôi đài mà vẫy gọi.



Thúc Bảo mừng lắm. Sáng hôm sau, ba người ăn cơm cơm, trả tiền trọ, tới

thẳng lôi đài. Lôi đài cao chót vót, cờ lọng cắm chung quanh rất uy

nghi. Dưới dài, người xem kể có vạn đầu, ồn ào như sóng bể. Một lát có

ba người phóng ngựa đến, lính quát người rẽ ra. Sử Đại Nại mặt dữ, vóc

to, nhảy vót lên lôi đài, cởi chiếc áo bào đỏ trong mặc bộ áo quần xanh

gọn ghẽ, Trương Công Cẩn và Bạch Hiển Đạo ngồi ở trong miếu nhìn ra;

uống rượu cùng các thứ quả phẩm, phía sau có lính hầu.



Tần Thúc Bảo và hai công sai lại gần vào xem cho rõ. Sử Đại Nại múa mấy bài côn quyền rồi nói :



- Ta vâng lời Nguyên soái lên đài thách anh hùng, thiên hạ có can đảm

thì lên đây tỉ thí. Hôm nay hết hạn trăm ngày, nào còn ai dám cùng ta

thi sức?



Hỏi luôn ba lần, khán giả im phàng phắc. Đổng Hoàn ngứa mắt nói :



- Kẻ vũ phu kia coi thường thiên hạ quá. Tôi xỉn lên đánh nó!



Kim Giáp và Thúc Bảo chưa nói sao, Đổng Hoàn đã nhảy lên quát lớn :



- Có ta lên móc mắt mày đây!



Nói rồi múa quyền xông vào, dùng miếng cao thân mã thế đánh luôn. Sử Đại Nại né mình tránh dễ dàng rồi phóng chân đá vào người Đổng Hoàn. Hoàn

toan hắt chân, nhưng Đại Nại khỏe, vững như cột dá.



Đổng Hoàn bị hắt ngã từ trên đài xuống đất.



Thấy bạn bi đánh, người xem vỗ tay chế nhạo, Kim Giáp nổi giận hầm hầm,

phi mình nhảy lên, chẳng nói năng chi, múa quyền đánh Sử Đại Nại. Họ Sử

nghiêng mình đánh dứ một cái rồi xoay mình chạy sang góc đông. Kim Giáp

đuổi theo, Đại Nại quay mình lại dùng thế “thoát bào đả thử” tay luồn

qua đùi Kim Giáp tung lên.



Giáp bị ngã ngược đầu xuống ván. Nại thét :



- Xuống đì!



Liền đá một cái, cả cái mình nặng nề của Giáp rơi tõm xuống bãi cỏ chân đài. Mọi người cười vạng như sấm.



Đánh xong hai người, Sử Đại Nại đứng khuỳnh tay, trừng mắt nhìn thiên hạ, coi bộ vô cùng kiêu hãnh.



Thúc Bảo lửa giận ngùn ngụt cháy, nhảy lên đứng trước mặt Sử Đại Nại,

nhẹ như con én: Nại giật nảy mình, chưa kịp lùi giữ thế đã bị Thúc Bảo

dùng sa quyền xoắn lấy Nại mà đánh tới tấp như dông bão. Sử Đại Nại

hoảng kinh, hoa mắt, rối tay, muốn nhảy né xa nhưng không sao thoát

được, phải dùng hết sức bình sinh đón đỡ. Mấy lần Đại Nại suýt ngã, cứ

lùi mãi vào góc lôi đài. Người xem la hò như sấm động bốn phương. Sử Đại Nại cứ lùi mãi quanh mà đón đỡ, không trả được miếng đòn nào, mồ hôi vã như tắm, tuột cả áo rơi cả chiếc lụa hồng bịt tóc, và ở mí mắt Đại Nại

đã có máu chảy ròng ròng.



Trương Công Cẩn nói nhỏ với Bách Hiển Đạo :



- Sử Đại Nại thua đến nơi rồi. hảo hán kia có lẽ là môn phái Sơn Đông.

Lối đánh ấy phải là võ thuật gia truyền danh tướng. Sử Đại Nại còn kém

lắm, địch làm sao được.



Hai người càng xem Thúc Bảo tiến lui, dùng đòn rất hiểm, mặt vẫn hồng

hào không biến chuyển, tiến thoái vẫn lẹ làng như én liệng, đại bàng

bay, không có chi là mệt nhọc. Trái lại, Sử Đại Nại đã hồng hộc thở,

chân tay luống cuống, máu ở mắt càng chảy dữ, và ở má đã tím bầm. Công

Cẩn hỏi một người xem :



- Vị hảo hán kia là ai thế?


- Đến rằm tháng giêng năm sau, Việt Quốc Công Quảng đại gia ở kinh sư ăn mừng thượng thọ, ta cần đưa lễ vật vào mừng. Trong thiên hạ giặt cướp

như ong, ta muốn cậy ngươi đi giúp. Nhà ngươi có sức mạnh khác thường,

vì ta mà đi cho việc ấy thì hay lắm.



Thúc Bảo xin tuân lệnh. Đường Bích cả mừng sai khiêng đôi hòm lớn ra,

trong đựng rất nhiều báu vật như dạ minh châu, đai ngoé nạm rồng vàng,

kim cương, bảo gấm, một tờ chúc thọ.



Đường Bích giao mã bài lịnh tiễn cho Thúc Bảo, lại sai hai tên quân mạnh khỏe biết võ nghệ theo hầu Thúc Bảo ở dọc đường.



Bảo về lạy mẹ, rồi sửa soạn hành lý. Tần mẫu rơi nước mắt vì thấy con lại ra đi muôn dặm xa xôi. Bảo an ủi mẹ già :



- Lần này con ra đi chỉ một hai tháng sẽ về, mẹ cứ an lòng.



Rồi ân cần dặn vợ hầu hạ mẹ khi khuya sớm. Sau đó lên ngựa cùng hai tên quân hầu ra đi.



Ra khỏi địa phương Sơn Đông Hà Nam, Thúc Bảo cho ngựa đi chậm lại, ngửa

mặt nhìn ngọn núi Thiếu Hoa ở huyện Hoài Âm, đường núi quanh co, cây cao cỏ sắc um tùm. Bảo ngờ có quân lạc thảo, thúc ngựa lên đi trước, tay

cầm giản sẵn. Thốt nhiên có tiếng lâu la và tiếng nhạc reo vang. Một

chiếc ngụa đen rẽ lau đè cỏ phi ra, trên yên một đại hán mặc áo đen

phanh ngục, đầu đội nón chiến lợp bằng lông quạ, mặt đen, râu cứng, mắt

lồi, thét vang đòi mãi lộ.



Thúc Bảo cười nhạt, múa kim giản đánh. Giản bay như gió cuốn, tướng sơn

lâm chỉ kíp đón đỡ được mươi hiệp rồi yếu thế chỉ toan phóng ngựa chạy

lên núi trốn.



Tướn g đó là Tề Quốc Viễn. Lâu la thấy chủ tướng sắp thua, liền lên núi, thở hồng hộc nói với hai ngươi dang ngồi uống rượu.



- Tề đầu lĩnh gặp một gã trẻ tuổi có long câu rất đẹp, đánh giản giỏi vô cùng. Tề đầu lĩnh không sao địch nổi, chúng tôi phải về cầu cứu nhị vị

Đại vương.



Hai người đó, một là Vương Bá Dương, sau khi từ biệt Thúc Bảo qua núi

này gặp Tề Quốc Viễn đòi mãi lộ bèn đánh ba hiệp Viễn đã thua sụp lạy

mời Bá Dương lên sơn trại làm đầu lĩnh, và một người nữa là Lý Như Khuê

cũng là tay hảo hán có tài sang kiếm.



Bá Dương và Như Khuê nghe nói bèn cầm binh khí lên ngựa xuống núi, đến

nửa chừng Bá Dương trông rõ một hảo hán cầm kim giản, nhận ra người cũ

gọi to lên :



- Tần đại huynh ơi! Có tiểu đệ đây.



Tần Thúc Bảo nghe tiếng quen gọi đích tên mình, rẽ ngựa sang một bên,

ngẩng nhìn lên thấy Bá Dương, mừng khôn xiết. Bá Dương giới thiêu Tần

Thúc Bảo với Tề Quốc Viễn và Lý Như Khuê.



Khuê, Viễn vội vàng xuống ngựa vòng tay xá: Núi thái sơn trước mắt mà

không biết, chúng tôi có mắt như mù, xin Tần nghĩa sĩ Sơn đông rộng thứ

cho. Bấy nay thường nghe đại danh như sấm, nay gặp tôn nhan, thật vạn

hạnh.



Sau đó ba người mời Thúc Bảo lên sơn trại. Qua Uyển Tử thành cùng vào Tụ Nghĩa sảnh, truyền lâu la soạn tiệc.



Vương Bá Dương nói :



- Ngày hôm đó Đơn nhị ca cùng tiểu đệ đến quán Vương Tiểu Nhị tìm thì

đại ca đã đi rồi. Khi đó Đơn nhị ca có việc đang bối rối, phải quay về,

còn tiểu đệ đuổi theo nhưng không thấy. Tiểu đệ cùng Tạ Ứng Đăng mỗi

người đi mỗi ngả. Sau gặp hai hảo hán đây, tiểu đệ đành tạm lên sơn trại này ẩn náu chờ cơ hội sẽ xuất đầu lộ diện.



Thúc Bảo cũng đem đầu đuôi trước sau kể cho ba người nghe.



Bá Dương nói :



- Tiểu đê ngồi mãi đây đã thấy buồn nay đại ca đến kinh sư, cho tiểu đệ cùng đến xem phong cảnh đất đế đô cho khuây khỏa.



Thúc Bảo vui mừng :



- Thế thì hay lắm. Vậy xin sửa soạn hành lý để khởi hành.



Tề Quốc Viền. Lý Như Khuê, cũng đồng thanh nói :



- Nếu Vương đại ca đi thì cho hai chúng tôi cùng nối gót.



Thúc Bảo không trả lời, thầm nghĩ: Vương Bá Dương là một tay hào kiệt,

bạn của Đơn Hùng Tín ân nhân ta, văn võ đều đều tinh thông. Còn như hai

người này mới biết mặt chứ không biết lòng ra sao, họ ở chỗ lục lâm đã

quen thói bạo tàn, đến Tràng An quan quân nhiều, tai mắt lắm, nhỡ xảy ra sự gì thì nguy khốn cho mình.



Tề Quốc Viễn và Lý Như Khuê thấy Thúc Bảo im lặng thì cười nói :



- Hẳn là Tần nghĩa sĩ ngại nỗi anh em chúng tôi là kẻ lục lâm cường đạo

nên có ý sợ chúng tôi làm điều thô lỗ. Nhưng tuy là kẻ thất phu, chúng

tôi được đi hầu hai đại huynh cũng phải giữ tròn lễ nghĩa, dám đâu để

liên lụy cho đại huynh.



Nghe chúng nói tận tình, Thúc Bảo không còn nỡ từ chối nữa, đáp rằng :



- Nếu hai hiền đệ lấy lễ nghĩa làm trọng, cho khỏi có sự phiền nhiễu cho nhau thì xin cùng đi cả cho vui.



Hai người mừng lắm, bèn kén năm lâu la mặt mũi khôi ngô, tráng kiện cho

đi theo. Còn ba trăm kẻ khác phải ở trên sơn trại cấm tuyệt không cho đi xuống núi cướp bóc.



Canh hai đêm ấy, sáng trăng suông, cả bọn cùng xuống núi, thẳng tới đất Thiểm Tây.



Ngày thứ tư, cách kinh sư sáu mươi dặm, thấy một ngôi chùa mới.



Thúc Bảo nghĩ thầm :



- Tề Quốc Viễn và Lý Như Khuê, ta không nên dắt chúng ngay vào kinh đô,

tất chúng sẽ rượu chè sinh vạ lớn âu là nhân có ngôi chùa mới kia ta vào xin một tăng phòng cho chúng ở, chờ tối hôm nào có cơ hội hãy bảo chúng vào kinh đô, như vậy không còn lo nguy hiểm nữa.



Nghĩ xong nói rằng :



- Hai hiền đệ ơi, tôi có một ý này muốn nói ra, chỉ e hai hiền đê không ưng nên chưa dám nói.



Tề Quốc viễn và Lý Như Khuê vội đáp :



- Chúng tôi theo hầu hai đại huynh, có lẽ đâu dám trái lời dạy bảo.



- Ở chốn kính sư ngày hội, thiên hạ bốn phương kéo về đông đúc, các

khách điếm chật chội, ăn uống không được như ý thích. Chi bằng nhân có

ngôi chùa kia mới dựng xem ra cao ráo cây cối âm u, ta vào trọ tại đấy,

tha hồ cưỡi ngựa, bắn cung, rồi hôm nào có hội ta cùng vào dạo chơi,

hưởng thú ca lâu tửu điếm, như vậy vừa tiện vừa thích ý hơn, hai hiền đệ nghĩ thế nào?



Quốc Viễn, Như Khuê vui vẻ nói :



- Được thế thì hay lắm, chúng tôi đã đến đây nhất nhất xin theo đai huynh xếp đặt.



Sau đó cả bọn vào chùa. Thật là một ngồi chùa mới dựng, rất là tráng lệ, nguy nga. Bốn bề cây cao bóng mát, bãi cỏ vươn hoa rộng mông mênh.

Trước cửa có tượng La hán, trong chùa tượng Phật vàng sơn chói lọi.



Nguyên do, từ khí Đường công Lý Uyên ở chân núi Lâm Đồng được Tần Thúc

Bảo đánh bọn Tấn vương phá vòng vây cứu mình thoát nạn, thì phóng ngựa

đuổi theo để hỏi tên họ mong báo đáp, nhưng Thúc Bảo sợ tai vạ phi ngựa

chạy.



Thấy Lý Uyên cố đuổi theo hỏi tên tuổi mãi, bất đắc dĩ phải xưng là Tần

Quỳnh, nhưng khi xưng tên, Bảo giơ tay lên! Thành ra Lý Uyên chỉ nghe

được chữ “Quỳnh” và thấy Bảo khi nói có xua tay thì đoán là chữ “Ngũ”,

nên từ đấy Lý Uyên cứ yên trí là Tần Ngũ.



Về đến đây, Lý Uyên đêm ngày nhớ công ơn ấy, nên lập ngồi chùa mới này,

gian bên hữu có bức hoành phi khắc chữ ân công “Quỳnh Ngũ sinh vị” trên

án cao có dựng pho tượng rất lớn giống hệt Tần Thúc Bảo, hai bên có kẻ

hầu dắt con long câu, và cầm đôi kim giản.



Hôm ấy, nhà sư dâng mời cả bọn cơm chay xong, thấy trời còn sớm bèn dắt

nhau đi xem phong cảnh. Trước hết lên đại điện, Tần Thúc Bảo và Vương Bá Dương ngẩng đầu nhìn đọc mấy chữ bài vị kia lại nhìn pho tượng giống

Thúc Bảo in như đúc, Bá Dương kinh ngạc ghé tai Thúc Bảo hỏi khẽ :



- “Đại ca có nhận thấy pho tượng kia giống đại ca không?”. Mà sao trên bài vị lại đề Tần Ngũ? Thật là khó hiểu.



Tần Thúc Bảo tuy cũng nhận ra pho tương đó giống mình đang nghi ngờ kinh hãi thì thấy một hòa thượng già lên thắp đèn nhang. Vị sư xong việc

hương đăng, đánh chuông rồi ngồi tụng niệm dưới pho tượng đó.



Chờ nhà sư đọc xong kinh, Bá Dương bèn hỏi :



- Dám thưa sư phụ, pho tương kia có lẽ là tượng người đang sống.



Chẳng hay sự tích thế nào xin sư phụ pho chúng tôi dược biết.



Hòa thượng bèn mời mọi người lên để phương trượng kể đầu đuôi việc Đường công Lý Uyên nhớ ơn Tần Ngũ cứu toàn gia quyến ở chân núi Lâm Đồng sơn

thế nào, nên nay lập chùa tạc tượng thờ để tỏ lòng nhớ ơn Tần ân nhân

đó. Nghe hòa thượng kể xong, mấy người bước ra vườn dạo chơi. Bây giờ

cuối hạ sang thu, gió hiu hiu mát hoa nở trăm hương sắc. Nhân lúc Tề

Quốc Viễn và Lý Như Khuê mải xem tượng ở gian bên, Bá Dương nghĩ đến câu chuyện thờ Phật sống, mà ông Phật ấy đang đi sát cạnh mình Dương bật

cười vang lên, cầm tay Bảo nói :



- Sự đời nghĩ thật loanh quanh, người đang sống đây mà lại có kẻ ngày

ngày hương hoa cúng lễ. Thế ông Tần Ngũ của tôi có phù hộ cho người ta

việc gì không? Mấy hôm nay ăn cơm chay chán lắm. ông Phật Tần Ngũ có

khôn thiêng thì báo mộng cho nhà sư đãi ông một bữa rượu thịt cho chúng

tôi nhờ với!



Thúc Bảo nghe cũng cười vang đáp :



- Quả thật, đúng như lời nhà sư nói, khi đánh cả đôi giản vào vai Tấn

vương, tôi chắc thế nào cũng gãy xương, tôi vội phi ngựa chạy hơn mươi

dặm, Đường công còn đuổi theo hỏi bọ tên. Tôi giơ tay xua Đường công trở lại mà xưng tên. Thành ra không hiểu thế nào mà lại đặt tên mình là Tần Ngũ, còn như cái việc rượu thịt thì xin khất tối mai, tiểu đệ vào dâng

nộp lễ vật Dương Việt công xong, ta sẽ cùng vui thú vài đêm rồi tiểu đệ

phải về Tế Nam phục lệnh, kẻo mẹ già mong đợi.



Câu chuyện nói đùa bất ngờ có người nấp sau khóm hoa mẫu đơn từ đã nãy

nghe rõ, và đã nhận kỹ tướng mạo Tần Thúc Bảo giống như hệt pho tượng

lớn kia, thêm đôi giản đeo bên lưng, lại càng không còn ghi ngờ gì nữa.



Người ấy là Sài Thiệu con rể Đường công Lý Uyên được lệnh Đường công ra

trông nom cho thợ làm nốt trăm gian táng phòng nữa, Sài Thiệu chạy ra

sụp lạy mà rằng :



- Dám thưa bồ tát nghĩa sĩ, chính ngài đã cứu toàn gia nhạc phụ tôi, ơn

ấy đã lập chùa dựng tượng kỷ niệm đời đời, ngày đêm cúng lễ, nay trời

lại run rủi cho gặp bồ tát ân nhân, thật là đại phúc.



Nói rồi Sài Thiệu mời cả bốn người vào phương trướng uống rượu, cùng tự giới thiệu họ tên.



Sau dó, Sài Thiệu cho người thân tín phi ngựa ngày đêm về Thái Nguyên báo tin vơi Đường công Lý Uyên.



Trong khí ấy Thiệu cùng bọn Tần Thúc Bảo ngày ngày tiệc vui, Thiệu một lòng cung kính đối với Tần Thúc Bảo.



Sắp đến ngày chúc thọ Dương Việt quốc công, Thúc Bảo nói tạm biệt Sài

Thiệu vào kinh sư dâng lễ. Sài Thiệu cũng xin theo. Tất cả năm người lên ngựa nhằm Tràng An thẳng tiến.



Hai ngày sau tới nơi, bọn Thúc Bảo vào trọ tại khách điếm họ Đào.



Ngủ một đêm, sáng sau Bảo gọi chủ hàng nói :



- Nhà người biết đường đưa ta đến cửa Mạnh Đức và phủ Dương Việt công, ta đưa lễ mừng xong sẽ tạ công!



Chủ quán sai Đào Dung, Đào Hoa là gia nhân đi dẫn đạo.