Tiếu Ngạo Giang Hồ
Chương 137 : Hối lỗi mình, hào kiệt than thân
Ngày đăng: 14:14 18/04/20
Hối lỗi mình, hào kiệt than thân
Chỉ còn cách hai lão không đầy ba trượng.
Hai lão già lại chạy nhanh hơn, Lệnh Hồ Xung phải thi triển khinh công đến tột độ mà rượt theo.
Bất thình lình hai lão dừng bước một cách đột ngột rồi xoay mình lại.
Lệnh Hồ Xung vừa hoa mắt lên vì ánh hàn quang lấp loáng thì đã cảm thấy vai và cánh tay mặt đau nhói lên. Chàng bị đối phương chém trúng rồi.
Hai lão dừng lại bất ngờ, xoay mình vung tay phóng đao một cách rất đột ngột nhanh hơn điện chớp.
Lệnh Hồ Xung chỉ có nội lực là thâm hậu và kiếm pháp cao minh còn về phương diện ứng biến lúc lâm địch hoặc kỹ thuật phát chiêu thần tốc để đối phó với sự bất ngờ thì chàng còn kém những tay cao thủ bậc nhất xa lắm.
Hai lão ra chiêu bất thình lình. Ðừng nói chuyện rút đao đỡ gạt mà ngón tay chàng chưa kịp để vào đốc đao nữa, thì chàng đã bị trọng thương rồi.
Kiếm pháp hai lão kia mau lẹ phi thường, vừa ra một chiêu đã thủ thắng ngay. Chúng liền phóng ngay chiêu thứ hai chém tới.
Lệnh Hồ Xung trong lúc hoang mang vội nhảy lùi lại phía sau.
May ở chỗ nội lực chàng cực kỳ thâm hậu, chỉ nhảy một phát đã ra xa ngoài hai trượng. Chàng tung mình nhảy luôn lần thứ hai lại xa ra hai trượng nữa.
Hai lão già thấy đối phương đã bị trọng thương vì trúng đao vào cánh tay và bả vai mà vẫn chẳng thấy đau đớn chút nào, còn nhảy lùi lại mau lẹ đến thế, nên đều giật mình kinh hãi nhảy xổ tới.
Lệnh Hồ Xung liền xoay mình chạy trốn. Lúc mới trúng đao chàng chưa thấy đau đớn, nhưng bây giờ chàng đau quá cơ hồ té xỉu, bụng bảo dạ:
- Hai lão này ăn cắp chiếc áo cà sa chắc là Tịch Tà kiếm phổ có viết vào đó thì nỗi oan mình suốt đời không bọc bạch ra được. Dù sao mình cũng phải đoạt lại cho bằng được rồi hãy trở về giải cứu Lâm sư đệ cùng Nhạc sư muội.
Nghĩ tới đây chàng cố nhịn đau thò tay về phía rút yêu đao ra.
Nhưng chàng rút một cái thanh đao mới ra khỏi túi một nửa, rồi khí lực kiệt quệ không tài nào rút hẳn ra được.
Bỗng chàng nghe phía sau có tiếng gió rít lên.
Ðịch nhân đã vung đao lên để chém xuống đầu mình.
Lệnh Hồ Xung lại đề khí nhảy vọt về phía trước. Tay trái chàng hết sức giựt mạnh một cái. Thanh đao rút ra được nhưng đứt mất cả giây đeo.
Chàng cầm đao vào trong tay rồi vận kình lực quăng túi đao xuống đất. Vừa mới cất bước chàng lại nghe tiếng gió quạt đến trước mặt.
Hai thanh đao đồng thới chém tới.
Lệnh Hồ Xung vội nhảy lùi lại một chút.
Lúc này trời mới gần sáng. Nhưng trước khi sáng rõ bao giờ trời cũng tối sầm lại. Trừ ánh đao lấp loáng, Lệnh Hồ Xung giương mắt lên mà chẳng nhìn thấy gì.
Lệnh Hồ Xung học được phép "Ðộc cô cửu kiếm chỉ" cần dòm thấy chỗ sơ hở của đối phương là đâm vào. Nhưng lúc này thân pháp cùng chiêu thức của địch nhân chàng không nhìn rõ nên không biết đường mà phóng kiếm chiêu ra. Chàng lại thấy cánh tay trái đau nhói lên, vì bị mũi đao của địch nhân đâm trúng.
Lệnh Hồ Xung biết bữa nay khó lòng thủ thắng. Nếu không trốn chạy cho mau sẽ mất mạng dưới đao của địch nhân. Chàng liền đâm xéo đi một nhát rồi chạy thật nhanh về phía thị trấn. Tay trái chàng cầm đao, đồng thời nắm tay lại giữ cho vết thương ở bả vai khỏi chảy máu nhiều mới không té xuống.
Hai lão già đuổi một lúc thấy cước lực Lệnh Hồ Xung chạy rất mau không thể đuổi kịp. Chúng đã cướp được bí phổ rồi không muốn để xảy ra nhiều chuyện, liền dừng bước không rượt theo nữa, rồi trở gót bỏ đi.
Lệnh Hồ Xung la lên:
- Bớ quân giặc lớn mật kia! Ăn cắp đồ rồi muốn trốn chạy chăng?
Ðoạn chàng quay lại rượt theo.
Hai lão già tức quá lại trở gót xoay mình vung đao lên nhằm chàng chém tới.
Lệnh Hồ Xung không dám giao phong với họ lại xoay mình bỏ chạy.
Chàng khấn thầm trong bụng:
- Cầu sao có người cầm chiếc đèn lồng đi tới thì hay biết mấy!
Chàng chạy được mấy bước, chợt động tâm linh tung mình nhảy lên nóc nhà đứng nhìn bốn mặt thì thấy phía trước về mé tả trong một gian phòng có ánh đèn sáng lọt ra. Chàng liền hướng phía có ánh đèn mà chạy.
Hai lão già cũng nhảy lên nóc nhà rượt theo.
Lệnh Hồ Xung cúi xuống rút hai viên ngói liệng vào hai lão, miệng quát lớn:
- Chúng bay ăn cắp "Tịch Tà kiếm phổ" của nhà họ Lâm. Một tên đầu trọc, một tên tóc bạc! Dù chúng bay có chạy đến chân trời góc biển thì những hào kiệt võ lâm cũng bắt cho kỳ được phân thây chúng bay ra làm trăm mảnh.
Hai tiếng "chát chát" vang lên. Hai viên ngói rớt xuống đường lát đá xanh bị vỡ tan tành.
Hai lão già nghe chàng hô lên "Tịch Tà kiếm phổ", thì nghĩ thầm trong bụng:
- Nếu không giết thằng cha này đi thì mối hậu họa không biết đến đâu mà lường. Ta phải giết hắn trước rồi sẽ quay lại Phật đường hạ sát cả đôi nam nữ thanh niên kia để bịt miệng mới yên được.
Ðoạn chúng ra sức rượt theo.
Lệnh Hồ Xung thấy chân mình nhủn ra. Khí lực mỗi lúc một yếu dần. Chàng liền hít mạnh một hơi chân khí nhằm về phía có ánh sáng mà chạy như người điên.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Không có đâu! Nhưng... Nhưng lúc ấy tại hạ không được nhìn thấy mặt y.
Nhạc Bất Quần bật lên tiếng cười khẩy, không nói nửa lời nét mặt vẫn xám xanh.
Lệnh Hồ Xung ruột rối như tơ vò, nghĩ bụng:
- Chẳng lẽ Doanh Doanh là con gái Nhậm giáo chủ thật ư? Nhưng lúc đó Nhậm Ngã Hành bị cầm tù dưới đáy Tây Hồ thì con gái lão làm gì có quyền thế?
Nhạc phu nhân thở dài nói:
- Xung nhi! Nay Xung nhi lớn tuổi rồi, thành ra tư cách cũng thay đổi, ta nói gì ngươi cũng chẳng thèm để tâm đến nữa.
Lệnh Hồ Xung sợ hãi đáp:
- Sư... sư... Ðối với lời truyền dạy của lão nhân gia, lúc nào... hài nhi cũng thực là... thực là...
Chàng định nói: "Ðối với lời dạy bảo của sư nương lúc nào hài nhi cũng thực hết dạ tuân theo, không dám phản bội". Nhưng thực ra sư phụ cùng sư nương chàng có bảo chàng không được liên kết với Ma giáo thì chàng vẫn không tuân theo lời dặn bảo đó.
Nhạc phu nhân lại nói:
- Tỷ như Nhậm tiểu thư đối với ngươi thật dạ hết lòng, ngươi đã vì sinh mạng mà phải để thị triệu người đến trị bệnh cho thì việc đó hoặc giả còn có nguyên nhân...
Nhạc Bất Quần tức giận hỏi ngay:
- Thế nào là việc có nguyên nhân? Hễ vì mạng sống thì bất cứ điều gì cũng phải làm hay sao?
Trước nay Nhạc Bất Quần đối với thị vừa là sư huynh vừa là phu nhân bao giờ cũng nhã nhặn, lịch sự thế mà bữa nay bà nói câu gì lão cũng bắt bẻ hoặc chặn họng, đủ biết trong lòng lão đang tức giận đến cực điểm.
Nhạc phu nhân đã hiểu rõ tâm tính Nhạc Bất Quần, nên bà không tiện nói với tiên sinh. Bà nói tiếp:
- Nhưng sao ngươi lại đi câu kết với tên đại ma đầu trong Ma giáo là Hướng Vấn Thiên, sát hại bao nhiêu nhân sĩ chính giáo ta? Hai bàn tay ngươi đã nhuốm máu đào của nhân sĩ chính giáo rồi! Thôi ngươi... ngươi đi mau đi!
Lệnh Hồ Xung nghe Nhạc phu nhân nói khác nào người bị dội một gáo nước lạnh lên lưng. Chàng nhớ lại khi ở quán Lương đình cùng lão Hướng Vấn Thiên liên thủ nghinh địch, chàng chưa động thủ giết một người nào. Nhưng khi ở trước hang sâu, thực ra khá nhiều nhân sĩ vì chàng mà phải uổng mạng. Trong những cuộc ác đấu này, nếu chàng không giết người tất chàng đã bị người hạ sát. Ðó cũng là chuyện bất đắc dĩ, mà thành những món nợ máu.
Nhạc phu nhân lại nói tiếp:
- Xung nhi! Ngoài bao nhiêu món nợ máu, trên Ngũ Bá Cương ngươi còn đắc tội với nhiều người. Xung nhi! Trước nay ta vẫn coi ngươi như con ruột, nhưng việc đã đến thế này, sư nương... ngươi cũng đành bất lực, chẳng còn cách nào che chở cho ngươi được nữa.
Bà nói tới đây, bất giác hai hàng châu lệ đầm đìa chảy xuống má.
Lệnh Hồ Xung buồn rầu đáp:
- Hài nhi làm nên tội trạng, nhưng bậc đại trượng phu đã làm nên tội thì chính mình phải gánh lấy. Hài nhi quyết không để nhơ danh đến phái Hoa Sơn. Xin hai vị lão nhân gia mở pháp đường, mời hết anh hùng hảo hán các môn phái đến tham dự rồi đem hài nhi ra pháp trường trảm quyết để sáng tỏ môn quy phái Hoa Sơn là xong.
Nhạc Bất Quần buông tiếng thở dài lên giọng mỉa mai:
- Lệnh Hồ sư phó, nếu hiện nay sư phó còn là đệ tử phái Hoa Sơn thì cử động này mới hợp pháp. Tuy sư phó có bị uổng mạng, nhưng thanh danh phái Hoa Sơn vẫn giữ được toàn vẹn, mà chút tình sư đồ vẫn còn tồn tại. Nhưng ta đã thông tri khắp thiên hạ đuổi sư phó ra khỏi môn trường, thì những hành động về sau này còn can dự gì đến phái Hoa Sơn ta? Ta lấy danh nghĩa gì để xử trị sư phó? Trừ phi... Ha ha... Hai phe chính tà không đội trời chung với nhau được nữa mà sư phó sau này còn làm càn làm bậy, gặp phải tay ta, ta cũng coi sư phó như loại yêu tà, gian tặc, người nào cũng có thể ra tay hạ sát, thì khi đó ta không dung thứ sư phó nữa...
Tiên sinh nói tới đây thì ngoài phòng chợt có tiếng la:
- Sư phụ! Sư nương!...
Ðúng là thanh âm tên đệ tử thứ hai phái Hoa Sơn tên gọi Lao Ðức Nặc.
Nhạc Bất Quần hỏi ngay:
- Có việc chi vậy?
Lao Ðức Nặc đáp:
- Bên ngoài có người đến bái phỏng sư phụ cùng sư nương, y tự giới thiệu là Chung Trấn ở phái Tung Sơn. Ngoài ra còn hai vị sư đệ của y nữa.
Nhạc Bất Quần nói:
- Cửu Khúc Kiếm Chung Trấn cũng đến Phúc Châu ư? Hay lắm! Ðể ta ra nghênh tiếp.
Tiên sinh dứt lời liền ra khỏi phòng.
Nhạc phu nhân đưa mắt cho Lệnh Hồ Xung. Khóe mắt bà đầy vẻ hiền từ, tựa hồ bà còn có điều gì muốn nói với chàng. Vậy chàng hãy chờ lại. Rồi bà cũng ra theo Nhạc Bất Quần.
Lệnh Hồ Xung coi vị sư nương này chẳng khác gì mẹ đẻ. Chàng thấy bà đối với mình mỗi ngày một thêm tình thương yêu thì trong lòng vô cùng hối hận, than thầm:
- Việc gì cũng chỉ tại ta tự ý mà làm. Ðường thiện ác thị phi ta không nắm vững. Hướng đại ca rõ ràng không phải là người chính nhân quân tử, mà ta chẳng hiểu đầu đuôi cứ xông bừa vào giúp y. Ta chết chẳng có chi đáng tiếc, nhưng ta để cho sư phụ cùng sư nương mất mặt với đời. Trong phái Hoa Sơn mà xảy ra một tên đệ tử bất lương thì chẳng những môn phái bị mang tiếng xấu, mà bọn sư đệ, sư muội cũng hổ thẹn với người.
Rồi chàng lại tự nghĩ:
- Té ra Doanh Doanh là con gái Nhậm Ngã Hành. Thảo nào bọn Lão Ðầu Tử, Tổ Thiên Thu sùng kính nàng như vậy... Nàng nói thế nào nên thế, và đã bắt bao nhiêu anh hùng hảo hán phải đi sung quân ở Tây Vực. Hỡi ôi! Ðáng lẽ ta cần biết trước những điều này mới phải... Trong Ma giáo thì ngoài bọn đại ma đầu còn ai có quyền thế đến như vậy? Nhưng khi nàng cùng ở với ta một chỗ, trừ tính tình cổ quái và nết hay e thẹn, nàng chẳng khác gì người thông thường.
Giữa lúc đầu óc Lệnh Hồ Xung đang nổi lên bao nhiêu luồng tư tưởng như sóng cồn, bỗng nghe có tiếng bước chân. Một bóng người thấp thoáng lẻn vào phòng. Chính là con người mà chàng vẫn ngày thương đêm nhớ: tiểu sư muội Nhạc Linh San.