Tống Thì Hành

Chương 325 : Triệu bất vưu (2)

Ngày đăng: 01:51 20/04/20


Ngoài cửa sổ, mưa xuân gió thổi đập vào Hồng hạnh trắng trên bờ đê.



Trên mặt hồ xa xa, thuyền hoa như ẩn như hiện càng tăng thêm ý thơ say lòng người.



Gió xuân thổi đến làm du khach như say. Gió tháng hai không hề rét lạnh, ngược lại mang theo chút ấm áp làm say lòng người.



Lê Đại Ẩn trầm ngâm một lát, bưng chén rượu trước mặt lên kính Ngọc Doãn;



- Nếu Ngọc Đô Giám mở miệng, thì thử một lần có ngại gì đâu?



Nhưng không biết môn lộ Tây Châu của Ngọc Doãn rốt cuộc là như thế nào?



Ngọc Doãn cười, thò tay chấm rượu trong chén, rồi sau đó viết hai chữ lên mặt bàn: “Da Luật.”



Lê Đại Ẩn sáng mắt lên, nhẹ nhàng xoa cằm.



- Vậy thì, đợi ta về thương nghị với tộc nhân, rồi sẽ bàn bạc với Ngọc Doãn sau.



***



Phàm là công việc không thể một lần là xong.



Lê Đại Ẩn sau khi hứa với Ngọc Doãn thì không có tin tức.



Mà Ngọc Doãn cũng không nóng nảy, càng không thúc giục, thậm chí cũng không chủ động liên lạc với Lê Đại Ẩn. Hàng ngày hắn vẫn ở trong nhà điều dưỡng sức khỏe, hoặc là dẫn theo Cát Thanh Trần Đông và Trương Trạch Đoan đi du ngoạn quanh Hàng Châu, cuộc sống trôi qua cũng rất thoải mái.



Dần dần, mọi người cũng biết sự tồn tại của Ngọc Doãn.



Trong chuyện này đương nhiên cũng có sự trợ giúp âm thầm của Lê Đại Ẩn, nhưng phần nhiều vẫn dựa vào tài cầm kỹ xuất thần nhập hóa của Ngọc Doãn khiến dân chúng thành Hàng Châu biết rõ. Cũng không biết là ai lắm miệng đã nghe ngóng được chuyện lúc trước của Ngọc Doãn ở trong thành Khai Phong, vì thế danh hiệu “Khai Phong đệ nhất Kê Cầm” nhanh chóng lan truyền ra, khiến vô số người đến viếng thăm.



Bởi vì cái gọi là lui tới không dân đen, nói cười có tri kỷ.



Nơi Ngọc Doãn ở tại Hàng Châu cũng không quá đơn sơ nên lập tức xe ngựa như nước, ngày nào cũng náo nhiệt không ngừng.



Mọi người bắt đầu quen thuộc Ngọc Doãn, cũng biết người này là đắc tội với quyền quý trong triều mà đến đây.



Người Hàng Châu tựa như rất yêu thích đối với danh sĩ nghèo túng đắc tội với quyền quý, thế cho nên cái tên “Tiểu Ất” bắt đầu lan truyền trong đường phố.




Non sông tươi đẹp, đẹp không sao tả xiết.



Nếu như là ngày thường, Lý Chuyết chắc chắn vui vẻ thoải mái, nhưng hiện tại thì không còn chút tâm trạng nào.



Ngay lúc y đang gấp đến độ đi lại trên thuyền, chợt nghe xa xa có tiếng đàn du dương. Tiếng đàn kia cực kỳ dễ nghe, khiến người ta khen không dứt miệng.



Cũng có tiếng ca thánh thót như chuông bạc quanh quẩn phía chân trời.



- Sơn ngoại thanh sơn lâu ngoại lâu, tây hồ ca vũ kỷ thì hưu.



Noãn phong xuy đắc du nhân túy, trực bả hàng châu tác biện châu... Trực bả na hàng châu tố biện châu!



Đề nhà trạm Lâm An (Người dịch: Nam Trân)



Lớp lớp non xanh, lớp lớp lầu



Tây Hồ múa hát đến bao lâu ?



Gió êm đã ngấm say lòng khách



Dám bảo Hàng Châu cũng Biện Châu



Tiếng đàn du dương, tiếng ca dễ nghe.



Lý Chuyết liên tục đi lại trên boong thuyền, đưa mắt nhìn ra xa.



- Hình như là Tô Hành Thủ Vọng Tiên lâu...



Có tùy tùng nghe xong tiếng ca, không kìm nổi mở miệng nói.



Vọng Tiên lầu là một trong tửu lầu cực kỳ có danh tiếng trong thành Hàng Châu, tương tự như Phan lầu, Phong Nhạc lầu phủ Khai Phong.



Vị Tô Hành thủ kia cũng là một ca kỹ nổi tiếng của Hàng Châu, biệt hiệu là “Tiểu xướng bất thâu nữ phi vệ”.



Nữ phi vệ, là danh hiệu của Lý Sư Sư. Nhưng không phải nói nàng võ nghệ cao cường, mà là nói nàng rất có hiệp khí. Ý tứ của những lời này, là nói giọng hát của vị Tô Hành thủ kia không bằng Lý Sư Sư, nhưng cũng là người tài.