Tống Thì Hành

Chương 339 : Biến đổi bất ngờ (1)

Ngày đăng: 01:51 20/04/20


Cuối tháng sáu năm Tuyên Hòa thứ bảy, nắng gắt như lửa.



Trong thành Hàng Châu huyên náo, đầu Vọng Tiên Kiều có tiếng người ồn ào.



Người chen chúc, người lẫn người vô cùng náo nhiệt. Dân chúng Hàng Châu tụ tập hai bên Cầu Vọng Tiên nhìn một đội nhân mã đang hùng dũng oai vệ, khí phách hiên ngang từ trong quân đi ra. Ngọc Doãn cưỡi Ám Kim, nhưng lại chưa đội mũ quán giáp. Hổ Xuất trường đao cắm bên hông ngựa, chuôi hổ đao dưới ánh mắt trời khúc xạ tỏa ra kỳ quang. Ở phía sau lưng hắn là hai người Hà Nguyên Khánh và Cát Thanh, mặc giáp trụ, khí vũ hiên ngang.



Hà Nguyên Khánh cưỡi một con Vương truy, trên yên ngựa treo một đôi ngân trùy Hoa Mai.



Cát Thanh thì cưỡi một con Táo hồng mã, thương lớn ngang trước người. Cao Sủng lĩnh suất năm mươi kỵ quân đi theo sát sau Ngọc Doãn, nối đuôi nhau mà ra. Xa hơn, là hai trăm cung tiễn thủ thủ hạ của Vương Mẫn Cầu, cùng với bốn trăm bộ quân do Đổng Tiên suất lĩnh.



Trần Đông và Triệu Bất Vưu suất lĩnh bốn trăm tạp binh đi sau cùng.



Tạp binh này chưa nhập danh sách, chủ yếu là sung vào làm tạp dịch.



Nhưng không thể phủ nhận, những người này sức chiến đấu không hề yếu. Triệu Bất Vưu thật sự là người có bản lĩnh, bốn trăm tạp binh được y huấn luyện nhưng lại không hề kém so với quan quân của Quan Thắng Đô Giám Hàng Châu, thậm chí mơ hồ còn có khí thế áp chế quan quân.



Cũng khó trách, tạp binh trang bị hoàn mỹ, vượt xa quan quân có thể sánh với.



Có thể nói Ngọc Doãn hao tổn hết tâm huyết vào đội binh mã này, chi dùng một món tiền khổng lồ.



Hắn đầu tư vào hơn ba vạn quan thì không nói, lại còn được Bàng Vạn Xuân đưa tới năm vạn quan, toàn bộ đầu nhập trong quân.



Tháng ba năm Tuyên Hòa thứ bảy, Thái Kinh bị Hoàng đế Huy Tông trục xuất.



Cùng tháng, mười vạn quan sinh thần cương ở bên ngoài trấn Bôn Ngưu gần Thường Châu bị tai kiếp, hơn ba trăm quân cùng với Phan Thông sứ giả của Thái Phủ đã bị diệt toàn bộ, không một ai trốn thoát. Chuyện này vào lúc ấy đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn. Tuy nói Thái Kinh bị bãi chức, nhưng lão ta quan trường nhiều năm, vây cánh đông, cho nên Sinh thần cương bị cướp đi đã tạo thành chấn động rất lớn.
Trong Thủy Hử, Võ Tòng là một người đàn ông trọng tình nghĩa, thẳng thắn hào sảng.



Mà trong hiện thực, ông cũng vẫn như thế. Sau khi thương thế hồi phục, ông liền vội muốn đi Hoàn Châu.



Theo như thư mà Trương Trạch Đoan gửi tới, Lỗ Đạt đã đứng vững gót chân ở Hoàn Châu, được Tiểu Chủng tướng công coi trọng, đảm nhiệm Đô Ngu Hầu bộ quân Tấn Ninh Quân.



Đây cũng là kết quả mà Ngọc Doãn hy vọng ở Lỗ Đạt.



Vốn Chủng Sư Đạo muốn giữ Lỗ Đạt bên người.



Mà nay Tây Hạ đã không so được như trước, cho nên Chủng Sư Đạo cũng không để ý nhiều đến Tấn Ninh Quân.



Nhưng Lỗ Đạt kiên trì muốn đến Tấn Ninh Quân, cũng là xuất phát từ sự yêu quý Lỗ Đạt, Chủng Sư Đạo cuối cùng đáp ứng.



Dựa theo thiết kế của Ngọc Doãn, chỉ cần Lỗ Đạt có thể đứng vững ở Tấn Ninh Quân, coi như là khống chế được môn hộ thương lộ Tây Châu.



Lỗ Đạt cũng nhờ Trương Trạch Đoan mang hộ tin đến, nói cần nhiều người giúp đỡ.



Võ Tòng đã quyết định muốn đem mạng này cho Ngọc Doãn, để báo đáp ơn cứu mạng của Ngọc Doãn với ông. Cho nên ông không hề hỏi mục đích mở thương lộ Tây Châu của Ngọc Doãn, mà sau khi nhận được tin tức thì chủ động yêu cầu đi tới Tấn Ninh quân. Thấy không khuyên được Võ Tòng, Ngọc Doãn cũng không nói năng rườm rà. Đầu tháng sáu, Võ Tòng dẫn theo một nhà Thi Toàn từ trên xuống dưới mấy chục người trùng trùng điệp điệp lên đường đi tới Tấn Ninh Quân.



Thi Lão thái công vốn cũng không muốn rời khỏi Hàng Châu.



Nhưng dưới sự khuyên bảo của Thi Toàn cuối cùng cũng đã thay đổi chủ ý.