Tống Thì Hành
Chương 391 : Vây hãm Khai Phong (3)
Ngày đăng: 01:52 20/04/20
Triều Dương môn, Phàn gia Cương.
Từ bờ nam sông Quảng Tế lui về trong nháy mắt đã một ngày đêm.
Sau khi Quách Dược Sư suất bộ truy kích tới bờ bắc sông Quảng Tế lại bởi vì Ngọc Doãn hạ lệnh phá hủy cầu nổi, làm cháy nổ phương tiện ở bến mà không thể không tạm thời dừng bước lại. Bảy mươi miếng Chưởng Tâm Lôi đã làm bùng nổ thiêu hủy toàn bộ mọi thứ trong phạm vi ba mươi dặm của bến đò, hủy hết thuyền đò. Bởi vậy, Quách Dược Sư dù muốn qua sông nhưng trong lúc nhất thời cũng không có biện pháp.
Cũng chính bởi vì như vậy, Ngọc Doãn mới có thể yên ổn từ bờ nam rút về.
Chẳng qua, hắn vẫn chưa trở về Mưu Đà Cương mà trực tiếp rút lui tới Phàn gia Cương. Đồ quân nhu Mưu Đà Cương, còn có ngựa cỏ khô của Thiên Tứ Giám đã dời đi gần hết, còn lại một chút lương thảo thì Lý Cương ra lệnh đã được thiêu hủy hết, thật sự không để lại cho quân Kim một hạt lương thực nào. Mà lúc này, quân Kim tả Lộ Nguyên soái Hoàn Nhan Tông Vọng cũng suất bộ đến sông Quảng Tế. Tuy nhiên, bởi vì bến tàu và đò bị hủy, Hoàn Nhan Tông Vọng chỉ phải hạ lệnh, nghỉ ngơi và chỉnh đốn binh mã.
Tuy nhiên, tất cả mọi người biết rõ, người Nữ Chân tên đã trên dây, không phát không được, sớm muộn gì cũng sẽ binh lâm phủ Khai Phong.
Nhưng đối với Ngọc Doãn mà nói, thật là một cơ hội nghỉ ngơi khó mà có được.
Trấn Quách Kiều đại thắng, hoặc nhiều hoặc ít đã xua tán đi sự lo lắng bao phủ tại Khai Phong. Dường như Lỗ tặc không thể không chiến thắng, rong lúc nhất thời dân chúng Khai Phong bớt đi sự sợ hãi. Liên quan đến điều ấy, Lý Cương trên triều đình cũng tăng thêm không ít sức mạnh. Tuy rằng ông không muốn thừa nhận Ngọc Dõan, rồi lại không thể không thừa nhận, thắng lợi của Ngọc Doãn quả thật đã mang đến cho ông nhiều lợi ích.
Hoàng đế Khâm Tông đã không muốn bỏ chạy nữa.
Thậm chí khi có người khuyên y rời khỏi Đông Kinh còn bị chửi mắng một trận.
Sâu trong nội tâm. Lý Cương cũng có chút cảm kích Ngọc Doãn. Chẳng qua trong lòng ông vẫn còn tồn một chút khúc mắc với Ngọc Doãn.
- Lão phu sắp đi rồi!
Ngọc Doãn vừa mới dàn xếp xong thì nghênh đón một người khách.
Sau khi Tông Trạch ngồi xuống, chúc mừng Ngọc Doãn xong đồng thời nói Ngọc Doãn biết ông sắp rời khỏi Đông Kinh.
Ngọc Doãn nghe vậy ngẩn ra:
- Lão đại nhân muốn đi đâu?
Một câu nói kia lộ ra rất nhiều ý tứ.
Tông Trạch là người của Thái tử Triệu Kham. Nói một cách khác, ông và Ngọc Doãn đã đứng ở một chiến tuyến.
Lúc này Triệu Kham tìm Ngọc Doãn, tất nhiên là có chuyện phát sinh. Tim Ngọc Doãn đập lộp bộp, liền gật gật đầu, đáp ứng.
Chỉ chốc lát sau, Bàng Vạn Xuân và Ngưu Cao đến.
Ngọc Doãn đem sự tình nói lại với hai người, Bàng Vạn Xuân còn đỡ, vì dù sao đã nghe Ngọc Doãn đánh tiếng rồi, nhưng Ngưu Cao lại rất không muốn, nói không muốn rời khỏi Đông Kinh. Ngọc Doãn biết, Ngưu Cao cảm thấy mình được Ngọc Doãn hắn chiếu cố nhiều mà chưa làm được gì cho hắn, giờ đi theo người khác thì cảm thấy thẹn trong lòng. Dù trong nội tâm y cũng rất muốn đi Tế Nam.
Dù sao, Tông Trạch làm Phó Nguyên soái binh mã Kinh kỳ đông lộ, cấp bậc cao hơn Ngọc Doãn rất nhiều.
Bất kể thế nào, đi theo Tông Trạch là một lựa chọn vô cùng tốt. Nhưng vì tình cảm mà mới mở miệng cự tuyệt.
Ngọc Doãn phải khuyên bảo Ngưu Cao rất lâu mới khiến Ngưu Cao đáp ứng.
Tuy nhiên, Ngưu Cao lại đưa ra một yêu cầu, là y có thể rời khỏi Ngọc Doãn nhưng hy vọng có thể để lại con cả của y bên người Ngọc Doãn, Coi như là tận tâm ý của y.
Con cả của Ngưu Cao tên là Ngưu Thông, năm nay mười tám tuổi.
Vóc dáng cao lớn, cường tráng vạm vỡ, sử dụng một thanh đại dao, hai năm qua vẫn theo Hoắc Kiên làm việc tại Khai Phong, có biệt hiệu là “Kim mao thái tuế”. Tuy võ nghệ không cao bằng Ngưu Cao nhưng lại không hề kém đám người Hoắc Kiên, Vương Mẫn Cầu.
Ngọc Doãn liền nhanh chóng đáp ứng, lúc này Ngưu Cao mới tạ ơn cùng Bàng Vạn Xuân ra khỏi lều lớn.
Trước khi Tông Trạch rời khỏi quân doanh có nói với Ngọc Doãn, ông sẽ tới Đới Lâu môn bên Nghi Nam Kiều đợi đám người Bàng Vạn Xuân và Ngưu Cao. Ngọc Doãn lại ngẫm nghĩ rồi quyết định điều động thêm hai trăm bộ tốt, tính cả Hắc Kỳ tiễn đội của Bàng Vạn Xuân tổng cộng là bốn trăm người đi theo Tông Trạch tới phủ Tế Nam. Bởi vậy, trong tay Tông Trạch đã có ít nhất một ngàn người.
Về phần quân tịch của Bàng Vạn Xuân và Ngưu Cao thì cũng dễ dàng giải quyết.
Đợi Cao Nghiêu Khanh tới, sẽ bảo y đi tới Điện Tiền Ti cắt quân tịch của hai người đó chuyển tới Binh Bộ.
Nói vậy chắc Lý Cương cũng không làm khó dễ hai người đó, dù sao Kinh Đông cũng là nơi quan trọng, trong tay Tông Trạch chỉ có một ngàn người, đích thật là thiếu nhiều.