Tống Y

Chương 221 : Tiểu Vương gia bị bệnh

Ngày đăng: 19:20 18/04/20


Thủ lĩnh thị vệ chợt hiểu, hắn chắp tay nói: “Tại sao tiểu nhân lại bị thận hư, tỳ bá, canh năm đau bụng vậy?”



“Rất đơn giản, canh năm tiêu chảy là do thận dương không đủ, mệnh môn* hỏa suy, biểu hiện chủ yếu của bệnh trạng là âm hàn nội thịnh. Bệnh của ngươi xảy ra đã lâu, gây tổn hại thận. Bóng tối trước bình minh là lúc âm khí thịnh nhất. Mà lúc này dương khí chưa khôi phục lại, dạ dày không đóng lại, gây nên đau đớn vì thế lúc này bị tiêu chảy. Canh năm bị tiêu chảy có vẻ chỉ là tiểu bệnh nhưng kỳ thật không phải thế. Tích lũy theo năm tháng, tỳ thận đương nhiên bị tổn hao nhiều sẽ gây ra nguy chứng”.



Thủ lĩnh thị vệ cực kỳ hoảng sợ, đứng dậy, cúi rạp người thi lễ: “Xin tiên sinh hãy cứu mạng”.



Đỗ Văn Hạo cười nói: “Hiện tại nói cứu mạng ngươi vẫn còn quá sớm, bệnh của người chưa tới tình trạng gọi là cứu mạng. Cứ yên tâm, ta kê cho ngươi đơn thuốc, ngươi từ từ điều trị khoảng nửa năm sẽ hồi phục như bình thường”.



Đỗ Văn Hạo nói xong đề bút viết ngay đơn Tích thật hoàn tiêu phúc thống, hắn lại kê thêm Tứ thần hoàn* và Bát vị hoàn*, sau đó đưa đơn thuốc cho dược quỹ đi lấy dược.



Đỗ Văn Hạo lại nói: “Được rồi, thủ lĩnh quan gia đã xem bệnh xong, đến lượt vị quan gia nào đây?”



Thủ lĩnh thị vệ vội vàng khom người nói: “Đỗ tiên sinh, chúng tiểu nhân thất lễ. Xin ngài chớ trách chúng tiểu nhân. Kỳ thật Vương gia bị bệnh nặng. Chúng tiểu nhân đặc biệt tới mời tiên sinh vào Vương phủ xem bệnh”.



Đỗ Văn Hạo liếc nhìn hắn một cái: “Thật không? Vương gia các ngươi bị bệnh cho các ngươi tới mời ta nhưng các ngươi lại giở trò, không sợ bị chém đầu sao?” Truyện Tống Y



Thủ lĩnh thị vệ xấu hổ nói: “Là thế này. Bệnh của Vương gia rất kỳ quặc. Thái y của Thái y viện trong cung cũng thúc thủ vô sách, không còn cách nào khác phải mời danh y bên ngoài. Tuy nhiên lại sợ danh y hữu danh vô thực, làm chậm chễ việc trị bệnh cho Vương gia. Cho nên trước đó phải thử xem là danh y thật hay giả vì thế lúc nãy chúng tiểu nhân mới dò xét tiên sinh xem tiên sinh có thực là thần y như trong lời đồn không?”



Đỗ Văn Hạo cười nói: “Vậy ngươi thử nghiệm xong chưa?”



“Thực sự không dám gạt tiên sinh, tiểu nhân đã tới tìm Thái y xem qua bệnh của mình. Cũng chẩn bệnh như ngài nhưng tiểu nhân đều phải nói ra triệu chứng bệnh cho bọn họ trước. Nhưng đối với ngài tiểu nhân chưa nói bất kỳ điều gì, tiên sinh chỉ cần bắt mạch đã chẩn đoán chính xác chứng bệnh của tiểu nhân, thực sự đáng bội phục. Tiên sinh quả nhiên là thần y. Vương gia được cứu rồi!”. Truyện Tống Y Truyện Tống Y Truyện Tống Y



Đỗ Văn Hạo hỏi: “Vương gia các ngươi bị làm sao?”



“Bệnh gì thì tiểu nhân không rõ, Vương gia thường xuyên mê man bất tỉnh vào buổi sáng, liên tục gặp ác mộng, sau khi tỉnh lại không nhớ gì cả, chỉ biết là gặp ác mộng. Thái y tới xem bệnh nhưng không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Thái Hoàng thái hậu rất lo lắng. Chúng tiểu nhân vâng mệnh đi ra ngoài tìm danh y. Vi Linh Nhi cô nương, thiên kim tiểu thư của Điện tiền ti đô ngu hậu Vi Ngạc, Vi đại nhân cùng Hoàng Thái hậu nỗ lực tiến cử tiên sinh, hai người còn nói tiên sinh không những am hiểu thần kỹ phẫu thuật chữa thương của Hoa Đà mà còn là thần y đương thời, không ai có thể vượt qua ngài. Bệnh của Vi cô nương là do chính tiên sinh chữa khỏi. Thái Hoàng thái hậu nghe xong lệnh cho chúng tiểu nhân đi mời tiên sinh”. Truyện Tống Y Truyện Tống Y Truyện Tống Y



“Nếu thế thì không trì hoãn nữa. Mau đi thôi”



Thủ lĩnh thị vệ cúi đầu đáp ứng rồi chạy ra cửa vẫy tay ra ngoài, một cái kiệu nhỏ tiến lại, Đỗ Văn Hạo khoác hòm thuốc ngồi kiệu. Mấy thị vệ đi theo sau hướng tới Lục Vương phủ.



Vương phủ kiến trúc tinh xảo, diện tích rất rộng, so với toàn trang viện nháo quỷ Đỗ Văn Hạo đã mua của Kiều gia còn to hơn gấp mấy lần, bài trí xa hoa, chạm khắc tranh, đình bàn lầu các, hành lang uốn lượn, cực kỳ tinh xảo. Trên đường đi Đỗ Văn Hạo thỏa sức thưởng thức cảnh đẹp của Lục Vương phủ, giống như trên tiên cảnh.



Đi tới trước cửa, thủ lĩnh thị vệ không được vào. Một nha hoàn búi tóc hai bên dẫn Đỗ Văn Hạo đi qua một con đường nhỏ tĩnh mịch đi qua một cái sân nhỏ đến trước một sương phòng chờ ở đó, tiểu nha hoàn đi vào trong bẩm báo.
* Mệnh môn là quả thận bên phải. Theo Nạn Kinh Tập Chú: "Tả giả vi thận, hữu giả vi mệnh môn. Mệnh môn giả, chư thần tinh chi sở xá, nguyên khí chi sở hệ." (Bên trái là thận, bên phải là mệnh môn. Mệnh môn là nhà của tinh là các thần, là chỗ ràng buộc nguyên khí).



*TỨ THẦN HOÀN



Cách dùng: Bốn vị đầu tán bột mịn, dùng nước sắc Khương táo làm thang trộn với bột thuốc thêm ít bột mì vừa đủ luyện thành hoàn, mỗi lần uống 12 - 16g với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội, trước lúc ngủ. Có thể làm thuốc thang sắc uống. Liều lượng và các vị thuốc có thể gia giảm tùy tình hình bệnh lý.



Tác dụng: ôn tỳ thận, cố sáp chỉ tả.



Giải thích bài thuốc:



Bài này chủ yếu trị chứng tiết tả do tỳ thận hư hàn, sinh ra chứng tiêu chảy kéo dài vào buổi sáng sớm, lưng đau chân lạnh ( do thận dương hư), người mệt mỏi, chán ăn ( tỳ dương bất túc) do phép chữa ôn tỳ thận để chỉ tả. Trong bài:



• Bổ cốt chi bổ Mệnh môn hỏa, ôn dưỡng tỳ dương là chủ dược.



• Nhục đậu khấu ôn tỳ sáp tràng.



• Ngô thù du ôn trung khu hàn. Truyện Tống Y



• Ngũ vị tử toan liễm cố sáp thêm Sinh khương ôn tỳ vị.



• Đại táo bổ tỳ dưỡng vị.



Các vị hợp thành một bài thuốc có tác dụng ôn tỳ thận, sáp tràng, chỉ tả.



*BÁT VỊ HOÀN



Kim quỹ yếu lược: Dùng cho chứng thận hư, bài thuốc chủ trị những người có công năng thận bị suy nhược.



Bài thuốc này còn có các tên gọi khác như Thận khí hoàn, Bát vị thận khí hoàn, Thôi thị bát vị hoàn.



Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng đau lưng mỏi gối, mắt mờ, *** rắt, phù thũng, chân tay dễ bị lạnh, mạch hư nhược.