Tống Y

Chương 289 : Phương thuốc tuyệt diệu

Ngày đăng: 19:21 18/04/20


Trong thời gian mấy người Đỗ Văn Hạo đi theo Tống Thần Tông tận lực chỉnh đốn mọi việc ở huyện Đông Minh thì ở trong hoàng cung xuất hiện một sự việc không lớn cũng chẳng nhỏ.



Quả thật là không lớn, là bởi vì tính mạng người không đáng lo ngại, chỉ là bỏng do nước nóng, nói sự việc không nhỏ là bởi vì người này là Triệu Hú nhi tử của Chu Đức Phi, Lục hoàng tử của đương kim hoàng thượng.



Triệu Hú từ nhỏ rất nghịch ngợm, theo như lời bà vú kể lại thì hắn thường hay cắt quần áo của phi tần, cung nữ. Đợi đến khi người ta mặc vào thì phát hiện ra một cái lỗ lớn trên mông. Ngoài ra còn hay bắt con rết hay con kiến bỏ vào dưới chăn đệm của họ. Cung nữ trông thấy Lục hoàng tử như vậy vừa lo lắng vừa sợ hãi, mỗi lúc trời tối đều phải kiểm tra cẩn thận mới dám lên giường đi ngủ. Nhưng lần này Lục hoàng tử không hại được ai, mà lại tự làm cho mình bị thương.



Nói ra rất dài dòng, Lục hoàng tử ghét nhất là đến trường, đối với Thái Tử Thái Phó thì tới mức nghiến răng nghiến lợi, vốn người này là lão sư của hoàng Thái Tử nên chuyên môn dạy bảo cho Thái Tử mà thôi, nhưng thời gian gần đây lão sư này còn kiêm dạy học cho các thái tử khác khiến cho Lục hoàng tử hậm hực vô cùng. Đó là do nhất thời không thể tìm được người phù hợp, nhưng bọn nhỏ không thể không học hành, cho nên hoàng hậu tập trung các hài tử lại một chỗ, tạm thời cứ để cho Thái Tử Thái Phó dạy dỗ rồi tính sau.



Thái Tử Thái Phó này không thể không nói qua, từ trước là viện sĩ Hàn Lâm Viện, là một lão đầu hơn năm mươi tuổi, tính cách cổ quái, là người ngay thẳng, là kẻ tài hoa hơn người, rất được Tống Thần Tông xem trọng, một lòng muốn lão dạy dỗ Thái Tử thành một vị minh quân làm cho đất nước hưng thịnh. Những điều này không cần nói nhiều nữa, lại nói vào ngày đi học đầu tiên, Lục hoàng tử để phân trên chiếc ghế của lão sư. Lão sư không hề hay biết đặt mông ngồi xuống. Kết quả không cần nghĩ cũng có thể đoán ra, buổi học không có thành công. Lão sư bị một thân hôi thối, cảm giác ghê tởm vài ngày không tiêu tan, khóc lóc chạy tới cáo trạng với Thái Hoàng Thái Hậu cùng Hoàng Thượng. Chu Đức Phi bị lưỡng cung hậu chỉ mắng cho tới tấp mặt mày, nhưng mà không nỡ đánh nhi tử của mình. Trong lòng Lục hoàng tử cuồng hỉ, bị mắng thì cũng có thể chịu được, chỉ cần không bị đánh là tốt rồi. Lục hoàng tử làm lại chiêu cũ, ngày hôm sau cưa mất một chân của cái ghế mà lão sư ngồi. Lần này thật đáng thương cho lão sư, mắt không được tinh tường, chỉ nhìn mặt trên của ghế, đâu hiểu được phía dưới có vấn đề, sau lần ngã xuống thì lão sư nằm trên giường trọn bảy ngày mới có thể ngồi dậy. Vốn là Lục hoàng tử tưởng rằng lão già kia hẳn là sẽ không đi dạy nữa. Ai ngờ sau bảy ngày thì đích thân Thái Hoàng Thái Hậu dẫn lão sư đến đây, Lục hoàng tử vốn rất sợ Thái Hoàng Thái Hậu nên không dám gây chuyện nữa. Thời gian gần đây ngồi nghe giảng nhưng không để tâm vào sách vở mà chỉ lo nghĩ làm sao để trị lão già kia, làm cho hắn không thể đến đây nữa. Mà lão sư cũng có ý mượn việc công báo thù tư, chuyên môn đưa ra câu hỏi cho Lục hoàng tử, không trả lời được thì lập tức ăn thước. Vào một buổi sáng, tay Lục hoàng tử đau tới mức cả chiếc đũa cũng không đưa lên nổi.



Chu Đức Phi đau lòng vô cùng, nhưng mà cũng không dám nói gì, dù sao thì lão sư này đối xử với học trò thế nào đều được, Thái Hoàng Thái Hậu đã trao quyền như vậy thì ai còn dám ý kiến?



Lục hoàng tử nghĩ ngợi nửa ngày, cuối cùng cũng nghĩ ra được một tuyệt chiêu rất cay độc, hắn sai thái giám bưng một chậu nước sôi đặt lên cửa, nửa đóng nửa mở, hắn muốn chậu nước này úp lên cái mặt dày của lão sư. Thế là Lục hoàng tử ngồi trên ghế, hai tay chống má, vui thích nghĩ tới thảm trạng của lão nhân đáng chết kia.



Ai ngờ, Thái Tử Thái Phó thông minh hiểu rằng Lục hoàng tử sẽ không dễ dàng buông tha cho mình, thế là bèn tới sớm hơn mọi khi rất nhiều, trốn ở một gốc cây đại thụ gần đó quan sát, cho nên toàn bộ quỷ kế của Lục hoàng tử đều lọt vào mắt, thế là nghĩ ra một kế. Vẻ mặt âm hiểm đi về phía phòng học.



Lúc này Lục hoàng tử đang vui vẻ ngồi ở hàng ghế thứ nhất, lão sư đi tới cửa, Lục hoàng tử thấy trong tay lão sư cầm một cái bình dế. Đây chính là trò chơi mà mình thích nhất, lại nghe tiếng dế kêu ở bên trong, biết đó là một con dế cụ, do ham chơi nên quên mất cái bẫy đặt trên cửa.



Lão sư đi tới cửa, cũng không đẩy cửa ra, mà là lớn tiếng kêu lên: "Lục hoàng tử, trong tay lão sư có quá nhiều sách vở, ngươi mau tới giúp lão sư cầm lấy cái bình được không?"



"Ta đến đây!"



"A!" Một tiếng hét thảm vang lên, tất cả hài tử trong phòng đều sợ hãi, không còn kịp ngăn trở, sự tình cứ như vậy diễn ra. Cũng may chiếc chậu không lớn, nước sôi trên cửa cũng đã nguội đi nhiều, nếu không Lục hoàng tử còn thảm hại hơn.



Lão sư quỳ gối trước mặt Thái Hoàng Thái Hậu khóc lóc kể lể, nói rằng bản thân mình cũng không biết ở trong chậu có nước sôi, nếu như biết thì tuyệt đối sẽ không đùa giỡn như vậy, Thái Hoàng Thái Hậu cũng biết là lão sư sẽ không làm như vậy, dù sao sự tình cũng đã xảy ra, giải quyết vấn đề như thế nào mới là quan trọng.



Tìm ai đây?



Thái Hoàng Thái Hậu cùng Chu Đức Phi đều chỉ tin tưởng Đỗ Văn Hạo, nhưng hắn không có ở đây, nói là về nhà thăm người thân, tất nhiên bọn họ không biết là hiện tại hắn đang theo Hoàng Thượng cải trang vi hành.



"Thái Hoàng Thái Hậu, có câu danh sư xuất cao đồ; hay là chúng ta tìm đồ đệ của Đỗ đại nhân thử xem". Chu Đức Phi thấy khuôn mặt nhỏ nhắn của nhi tử khóc đến mức thê thảm vô cùng, con mắt sưng húp lên giống như quả mật đào, khuôn mặt cũng sưng phù lên, cực kỳ khó coi, nên vội vã nói với Thái Hoàng Thái Hậu.



"Ài, được rồi, vậy hãy cho người xuất cung một chuyến đem đồ đệ của Đỗ Văn Hạo đếm xem xét thử xem, giờ đây thái y trong nội cung, không có người nào có thể làm tốt. Đi thôi, nhanh nào, vết thương của hài tử không thể chậm trễ".



Hôm đó, Tiền Bất Thu đã bị triệu vào cùng, nơm nớp lo sợ, trong lòng lo lắng, khi vào cửa cung trống ngực nện thùng thùng, sau khi vào cửa thì lảo đảo muốn ngã, trong lòng thầm mắng mình không có tiền đồ, không phải là chỉ xem bệnh cho một hài tử thôi sao. Nhưng mà sau khi thấy vết thương của Lục hoàng tử cũng giật nảy mình.



Mười ngày sau, mấy người Đỗ Văn Hạo trở về mới biết được chuyện này, Chu Đức Phi nghe kể mới vỡ lẽ ra là Đỗ Văn Hạo và Hoàng Thượng cùng đi một chuyến đến huyện Đông Minh, thế là vội vàng cho người gọi hắn tiến cung, bảo hắn khám lại cho Lục hoàng tử.



Đỗ Văn Hạo vào cung, đi thẳng tới nội cung của Chu Đức Phi. Từ sau khi trị bệnh cho Chu Đức Phi, Chu Đức Phi cảm thấy không thể rời xa vị đệ đệ này. Bất cứ chuyện tình lớn nhỏ cũng không tìm Tống Thần Tông, mà đều đi hỏi ý kiến của Đỗ Văn Hạo, quan hệ của hai người rất tốt.



Mới vào cửa, liền gặp Chu Đức Phi thân bận một bộ y phục màu lam vô cùng xinh đẹp, thân thiết uốn éo đi tới đón chào.



"Văn Hạo, ta còn tưởng rằng thật sự là ngươi đi thăm người thân, còn đang rất lo lắng, ngươi chưa từng nói qua cho tỷ tỷ về thân thích của ngươi đó! Tai sao không nói với tỷ tỷ một tiếng đã ra đi, thì ra là đi cùng Hoàng Thượng làm chính sự, nhanh tới đây, để cho tỷ tỷ xem một chút". Nói xong thì lập tức vươn tay ra sờ lên khuôn mặt của Đỗ Văn Hạo, Đỗ Văn Hạo mỉm cười trong nội tâm có chút xấu hổ nhưng cũng không trốn tránh.



"Vừa nhìn thoáng qua đã biết ngươi ở bên ngoài không có ai chiếu cố, nên mới gầy như vậy, để ta chuẩn bị cho ngươi một số điểm tâm ngươi thích, còn yến xào nữa, còn nhiều thứ thật bổ dưỡng".



"Đa tạ Đức Phi nương nương".




Lâm Tiệp Trữ thấy Đỗ Văn Hạo tiến tới, càng thương tâm hơn, che mặt mà khóc, khóc không thành tiếng.



Bà vú ở bên cạnh Thập Tứ Hoàng Tử nhỏ giọng nói: "Đều là ta khong tốt, không kịp thời mặc thêm áo ấm cho Thập Tứ Hoàng Tử, cho nên mới khiến Thập Tứ Hoàng Tử bị cảm lạnh. Ta thật đáng chết".



"Nương nương đừng khóc nữa, trước tiên hãy đứng dậy để cho ta kiểm tra bệnh tình của Thập Tứ Hoàng Tử, được không?" Mỗi lần nhìn Lâm Tiệp Trữ, trong nội tâm Đỗ Văn Hạo đều sinh ra một loại cảm giác khó nói. Dường như nữ nhân này được sinh ra từ nước, một câu thơ, một khúc nhạc, một lời nói cảm động, khiến cho người ta không nhịn được mà thương tâm rơi lệ. Nam nhân yêu mến sự nhu nhược của nữ tử này, bản thân không nhịn được mà sinh ra một loại dục vọng muốn bảo vệ nữ tử này. Có thể làm được thì có thể thỏa mãn lòng hư vinh thật lớn của một nam nhân, nàng ta bao giờ cũng như vậy, một chút sóng gió cũng không chịu nổi, động một chút lại thúc thủ vô sách. Nhưng nam nhân cũng rất e sợ, bởi vì nữ nhân như vậy sẽ làm cho nam nhân vô cùng động tâm.



Lâm Tiệp Trữ nghe lời Đỗ Văn Hạo nói, bà vú ở một bên vội vàng dìu dắt Lâm Tiệp Trữ tránh sang một bên. Đỗ Văn Hạo ngồi xuống bắt mạch cho Thập Tứ Hoàng Tử.



"Hài tử có triệu chứng gì không?" Đỗ Văn Hạo hỏi.



Bà vú đáp: "Có đó! Bị tiêu chảy".



Sau khi Đỗ Văn Hạo bắt mạch cảm thấy hài tử cũng không lo ngại, chỉ là mùa này lúc thì lạnh lúc thì nóng, phải ăn mặc theo thời tiết. Tiểu hài tử bị cảm lạnh nên sinh ra tiêu chảy là chuyện bình thường.



"Nương nương không nên lo lắng, không có gì trở ngại đâu".



"Sao lại không sao? Hài tử nằm trên giường không thể ngồi dậy, ngươi lại bảo là không có chuyện gì?" Lâm Tiệp Trữ có phần không tin vào lời nói của Đỗ Văn Hạo.



Lúc này Thập Tứ Hoàng Tử nghe được tiếng người khác nói chuyện, liền mở hai con mắt, nhỏ giọng nói: "Nương, đau bụng quá".



Lâm Tiệp Trữ nghe thấy hài tử gọi mình, vội đứng dậy tiến lên đi đến bên giường ngồi xuống, cố gắng nở nụ cười, sờ lên trán hài tử, an ủi: "Ngoan. Đỗ đại nhân sẽ trị chứng đau bụng cho Quật nhi".



Thập Tứ Hoàng Tử tên là Triệu Quật, Lâm Tiệp Trữ cùng Tống Thần Tông cũng gọi nó là Quật nhi.



Thập Tứ Hoàng Tử nghe nói thái y, thần sắc lập tức trở nên khẩn trương. Cẩn thận kéo chăn sang, phủ kín thân thể mình, đôi mắt tràn ngập địch ý gườm nhìn Đỗ Văn Hạo.



"Ta không đau nữa. Ta không cần phải uống thuốc, đắng lắm!" Triệu quật yếu ớt nói.



Đỗ Văn Hạo vừa cười vừa nói: "Thập Tứ Hoàng Tử sợ phải uống thuốc sao?"



"Nói thừa, đánh chết ta cũng không uống thuốc đắng".



Đỗ Văn Hạo suy nghĩ rồi nói: "Cũng được, sẽ không uống thuốc, chúng ta uống nước đường cũng được".



"Ngươi gạt người!"



"Ta là người lớn, ta sẽ không lừa gạt người, nếu không tin lát nữa ta đưa nước đường lên là được, trước tiên cháu uống trước một ít nếu cảm thấy dễ uống thì uống cho hết, như vậy có được không?"



Thập Tứ Hoàng Tử suy nghĩ, nhìn nét mặt Đỗ Văn Hạo thì cũng không có ý trêu đùa mình, lúc này mới gật đầu đồng ý.



Đỗ Văn Hạo đứng dậy, Lâm Tiệp Trữ vội vàng đi theo ra ngoài, kéo Đỗ Văn Hạo ra xa căn phòng hơn một chút lúc này mới oán trách nói: "Hài tử không hiểu chuyện, ngươi đã lớn rồi mà còn theo nó gây rối, đêm qua nó đã bắt đầu tiêu chảy rồi, ngươi không nhanh cho nó uống thuốc còn uống nước đường làm gì?"



Đỗ Văn Hạo thấy Lâm Tiệp Trữ vì ái tử mà lo lắng, vội giải thích: "Mùa này hài tử tuổi nhỏ không chịu nổi khí trời lúc tốt lúc xấu, cho nên mới sinh ra đau bụng, hài tử đều không thích uống thuốc, vốn đã khó chịu nếu như bắt ép thì càng thêm không hay, ta có biện pháp khiến cho Thập Tứ Hoàng Tử hết tiêu chảy, người yên tâm đi". Nói xong, Đỗ Văn Hạo bước ra.



"Ngươi... nhưng... điều này". Lâm Tiệp Trữ không biết phải nói gì cho phải, lúc này Diệp công công tiến tới, trấn an nàng: "Nương nương đã tin tưởng Đỗ đại nhân có biện pháp thì cứ để hắn chữa bệnh cho Thập Tứ Hoàng Tử đi. Lão nô tin tưởng hắn sẽ không làm ẩu đâu".