Tống Y

Chương 346 : Dấu diếm càn khôn

Ngày đăng: 19:22 18/04/20


Đỗ Văn Hạo cẩn thận nghĩ lại những chuyện xảy ra lúc đó, đột nhiên hắn nhớ ra lúc Tô Thành nói về Bạch Y Xã hình như Tô Thành vẫn chưa nói hết với hắn mà hắn đã chủ động đổi chủ đề cau chuyện, còn nữa Diệp Chiêu đó khi nói tới chuyện này cứ ấp a ấp úng, chẳng lẽ trong này thực sự có cái gì huyền bí không nói được?



Ngay lúc này Đỗ Văn Hạo rất muốn đi tìm mấy người đó hỏi lại nhưng Diệp Chiêu cùng Tô Thành hai người đó ở trong nhóm người được cứu ra. Lâm Thanh Đại đã đi mấy canh giờ, không biết bây giờ Lâm Thanh Đại đã thả bọn họ ra chưa mà cũng không biết tìm bọn họ ở đâu.



Mà cũng mặc kệ nó là bảo bối gì cứ có liên quan tới Bạch Y Xã là không có kết quả tốt. Đỗ Văn Hạo cầm tấm da dê, trầm tư suy nghĩ về cách xử trí mối phiền toái lớn này.



Đột nhiên dưới ánh đèn, Đỗ Văn Hạo phát hiện tấm da dê ừa rồi bị hắn đạp lên mấy cước nứt ra một khe nhỏ ở mép, để lộ ra một vật gì đó màu trắng ở bên trong.



Vùng sát biên giới Đại Tống cùng Thổ Phiên.



Một chiếc xe ngựa dừng lại bên đường. Lúc này trời vẫn chưa sáng, bốn phía xung quanh đen kịt.



Diệp Chiêu là người thứ nhất tỉnh lại. Hắn cố gắng ngồi dậy, xung quanh mờ mịt. Qua ánh sáng nhàn nhạt hắn có thể nhận ra bên cạnh hắn còn có mấy người nữa cũng đang nằm, lúc này cũng đang giãy giụa người, hình như cũng đã tỉnh lại.



Lúc này đột nhiên vang lên giọng nói của một nữ nhân: "Các ngươi đã tỉnh rồi hả? Không được làm lộn xộn, hãy nằm yên đợi hoàn toàn tỉnh táo đã".



Diệp Chiêu giơ tay lên, hắn nhận ra tay đã không còn xích sắt làm hắn vô cùng kinh ngạc vui mừng, ngay trong lúc đó hắn lại nhận ra gông xiềng trên còn cũng không còn. Hắn không kiềm chế được sự vui mừng khôn xiết của mình, sung sướng gào lên một tiếng.



Lúc này đám người Tô Thành cũng tỉnh dậy, mọi người cũng kinh ngạc khi phát hiện ra gông xiềng cùng xích sắt đã mất. Tất cả đều vui mừng xen lẫn sự kinh hãi.



Diệp Chiêu nhanh chóng khôi phục lại sự tỉnh táo. Hắn nhớ lại chuyện lúc trước. Hắn nhớ rõ khi đó bọn họ bị áp giải đến trước một khách điểm, chuẩn bị ngủ lại. Bộ khoái áp giải bưng nước tới để cho bọn họ uống. Sau khi bọn họ uống một lát thì mơ màng ngủ thiếp tới khi tỉnh lại thì đã ở đây rồi.



Diệp Chiêu vội vàng sờ soạng chung quanh, hắn nhận ra là đang ở trong xe. Hắn liền khẽ hỏi người bên ngoài: "Cô nương! Cô nương! Xin hỏi có phải cô nương đã cứu chúng ta không?



Bên ngoài xe vang lên giọng nói của một nữ nhân: "Không nên nói nhiều. Các ngươi hãy xuống xe đi".



Mọi người trên xe nghe vậy liền chậm rãi xuống xe, nhìn bốn phía. Trời vẫn chưa sáng, khung cảnh tối om như mực nhưng vẫn có thể nhìn thấy bóng người khác và cả bóng ngọn núi ở xa xa. Một hắc y nhân đứng chắp tay ở cách đó mấy bước.



Diệp Chiêu chắp tay nói: "Đa tạ ân nhân cứu giúp, không dám hỏi tôn tính đại danh của ân nhân. Chúng ta xin khắc sâu trong lòng".



Người đó không trả lời câu hỏi của Diệp Chiêu, nàng chỉ dãy núi đen nhánh ở xa xa phía trước nói: "Đi qua ngọn núi này là địa giới Thổ Phiên. Trên xe có một bọc ngân lượng cùng hai bọc quần áo cùng một ít binh khí để các ngươi phòng thân. Một lát nữa các ngươi hãy thay đổi trang phục rồi đi luôn. Một khi quan binh phát hiện ra các ngươi bỏ trốn sẽ lập tức phái binh truy tìm. Cáo từ".



Nói xong nữ nhân quay người bỏ đi. Một thủ lĩnh Bạch Y Xã vội vàng lên tiếng: "Ân nhân xin dừng bước! Ân nhân có phải là Lâm chưởng quỹ của Ngũ Vị đường không?"



Thân hình nữ nhân khẽ chấn động, nàng chậm rãi quay người hỏi: "Ngươi nói cái gì?"



Viên thủ lĩnh đó tiến lên trước mấy bước nói: "Đúng là Lâm chưởng quỹ rồi, tiểu nhân nhận ra giọng nói của chưởng quỹ. Tiểu nhân là Hứa Phồn. Khi Tĩnh Từ đại sư của bỉ xã ở quý đường điều trị tuyệt chứng, chính Đỗ ngự ý, Đỗ đại nhân đã chữa trị. Khi ấy đại nhân là đại phu toạ đường của quý đường. Lúc đó tiểu nhân cũng đi theo ân sư ở lại quý đường một thời gian. Sau đó Đống Đạt huyện phát sinh ôn dịch, tiểu nhân đã từng chỉ huy giáo chúng tới đó hỗ trợ nên tiểu nhân nhận ra giọng nói của Lâm chưởng quỹ".



Người đó đúng là Lâm Thanh Đại.




Đỗ Văn Hạo cực kỳ thất vọng nói: "Ta lại còn tưởng trong này giấu tàng bảo đồ gì đó nên mới cất giấu bí mật như vậy thì ra chỉ là một bức tranh".



Lâm Thanh Đại nói: "Đúng, cất giấu bí mật như vậy hẳn phải là một bảo bối".



"Bảo bối cái gì. Bạch Y Xã bọn họ chỉ thích làm ra vẻ huyền bí. Nhất định đây là bản vẽ gì đó của lão hoà thượng Tuệ Viễn sư tổ của Bạch Y Xã bọn họ, cũng giống như quyển kinh phật trên tấm da dê kia, cũng được coi là thánh vật. Vật này đối với bọn họ là thánh vật. Đối với chúng ta thì không đáng một xu. Thôi hãy nhét nó trở lại đi".



"Được" Lâm Thanh Đại nhìn kỹ Thánh Quyển rồi nàng cau mày nói: "Văn Hạo, nhét trở lại thì không sao nhưng muốn làm dẹp nó thì có chút phiền toái, đặc biệt vết nứt của Thánh Quyển này dùng sợi chỉ tơ vàng để khâu lại. Chúng ta phải tìm một sợi chỉ tơ vàng hợp với cái này khâu lại thì bọn họ mới không biết đã bị mở ra. Nếu không bọn họ lại có suy nghĩ khác".



"Sợ cái gì. Có thì đã sao" Đỗ Văn Hạo tức giận nói. Thế nhưng khi nghĩ lại hắn cũng thấy đúng. Người ta phó thác thánh vật cho mình cất giữ, tốt nhất có thể trả lại nguyên vẹn nên hắn liền nói với Đỗ Văn Hạo: "Thôi được, việc này cứ giao cho nàng. Sẽ vất vả một chút. Trước tiên phải làm dẹp tấm lụa xuống sau đó tìm chỉ tơ vàng khâu lại. Tấm da dê này là di vật của lão hoà thượng Tuệ Viễn đời Đông Tấn, chỉ sợ là rất khó tìm ra sợi tơ của mấy trăm năm trước".



Lâm Thanh Đại nói: "Trong hoàng cung nhất định có".



"Ừ, chỉ mong chúng ta có thể quay về Hoàng cung trước khi bọn họ cử người tới lấy vật này".



"Nhưng cái này cũng khó nói. Trên đường đi, chúng ta cứ kiểm tra một số cửa hiệu, có khi chúng ta lại có thể tìm thấy loại tơ vàng đó".



"Có lý, vậy trên đường đi nàng hãy lưu tâm tới việc này. Thôi được, cơm nước xong chúng ta sẽ lên núi Nga Mi. Chúng ta đã nói lên núi Nga Mi từ nhiều ngày rồi. Hôm nay dù trời có sập xuống Lão Tử ta cũng phải lên núi. Thế nhưng trước khi lên đường cũng phải xem mấy người Ngô Tri châu đang làm gì. Phải lau cái mông sạch sẽ mới được".



Đỗ Văn Hạo ra cửa phòng, hắn gọi Lý Phố, phân công Lý Phố phái người đi tìm hiểu tin tức. Sau khi dùng cơm chay, Đỗ Văn Hạo liền tìm tới mấy gia đình nông dân cạnh đó thương lượng, trả tiền cho việc bọn họ cáng mấy người lên núi Nga Mi. Mấy gia đình đó cũng rất cao hứng, thoáng cái đã có mấy chục người đồng ý.



Đỗ Văn Hạo chọn lấy mười mấy người cường tráng đi làm cáng tre, sau đó hắn và chúng nữ ngồi trên cáng tre, các nông dân khiêng cáng lắc lư lên núi Nga Mi.



* Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một trường phái được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật ngày, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dãi", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.



Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:



1. Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha)



2. A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và



3. Quán Vô Lượng Thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra).



Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.



Năm 402, Huệ Viễn thành lập Bạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, 476-542) là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường "gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dãi" là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về Quán vô lượng thọ kinh. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng rãi - vì so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn.



Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là tìm cách chế ngự tâm. Thường thường hành giả tự đặt cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Phép quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả "thấy" được A-di-đà và hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta) và biết trước được giờ chết của mình. Phép niệm này có thể thực hiện bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng A-di-đà. Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra hành giả có thể thực hiện phép thứ 16 trong Vô lượng thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. Phép tu cao nhất của tông này là tự xem thể tính của mình chính là A-di-đà. Tất cả mọi hành giả của Tịnh độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh trong cõi Cực lạc. Niệm danh hiệu và tạo linh ảnh là điều kiện "bên ngoài", lòng tin kiên cố nơi A-di-đà là điều kiện "bên trong" của phép tu này, với hai điều kiện đó thì hành giả mới được tái sinh nơi cõi Cực lạc.