Tống Y
Chương 409 : Dùng sở trường khắc sở đoản
Ngày đăng: 19:24 18/04/20
Quả thực mấy người Thái Xác chỉ là quan văn.
Tất cả đã bị những thất bại liên tiếp khi chinh chiến với Tây Hạ làm hoảng sợ.
Phản ứng đầu tiên chính là hoà đàm, cùng lắm cũng chỉ căm hận chửi mắng quân đội vô năng một trận. Dù có thể nghĩ ra cách nhưng vẫn muốn dùng tiền để dàn xếp ổn thoả vì vậy cổ nhân mới có câu:"Tú tài tạo phản, ba năm không thành".
Đúng vậy. Đây là cách giải thích là cách tốt nhất đối với những người như vậy.
Đương nhiên cũng không thiếu những quan văn có chí khí, cứng cỏi
Nhưng bọn họ chỉ có nhiệt huyết, không hiểu thế nào là thống lãnh quân đội đánh địch nên cũng chỉ phí công.
Đỗ Văn Hạo liếc nhìn tiếng gào thét bốn phía xung quanh nói: "Nguyên khí quân ta đại thương. Tại sao quân Tây Hạ không như vậy? Hai nước giao chiến với nhau, đánh tới cuối cùng vẫn chỉ là thực lực của quân đội, là thực lực của một đất nước hợp lại. Điều này giống như một gã mập và một người gầy đánh nhau. Cho dù gã mập trúng mấy quyền, nhưng rốt cuộc vì da dầy, mỡ nhiều nên vẫn chống lại được người gầy.Người gầy sau khi trúng mấy quyền chỉ sợ xương cốt đã muốn gãy. Cuối cùng người gục ngã chỉ sợ chính là người gầy. Vì vậy trong cuộc chiến với Tây Hạ, chúng ta có thể đánh, phải đánh, hơn nữa nhất định có thể đánh thắng. Chỉ cần chúng ta chỉnh đốn tốt quân đội chúng ta, thành tinh binh, tương lai nhất định thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta".
Chương Hoàng cười gượng nói: "Tại hạ không hiểu vì sao nhất định phải đánh với Tây Hạ?"
Thời đó kẻ thù chủ yếu của triều Tống chính là Đại Liêu và Tây Hạ. Bây giờ Đại Liêu và Đại Tống đã ký kết đồng minh.
Quan hệ của hai nước cũng khá tốt. Biên giới giữa hai nước cũng khá yên tĩnh.Dựa vào sử sách Đỗ Văn Hạo đã biết trong tương lai không xa nước Đại Liêu sẽ bị nước Đại Kim tiêu diệt vì vậy hắn không cần hao tâm tổn trí đi đánh Đại Liêu. Hắn chỉ cần chờ Đại Kim quật khởi, chém giết Đại Liêu tới khi đó Đại Tống sẽ đóng vai ngư ông thủ lợi là được
Nhưng trước hết nhất định phải giải quyết Tây Hạ, giải trừ nỗi buồn phiền trong lòng, tập trung lực lượng đối phó với Đại Kim trong tương lai.
Mặc khác đánh Tây Hạ còn có một mục đích rất quan trọng. Đó chính là trường nuôi ngựa. Ở Trung Quốc cổ đại có hai nơi sở hữu cơ sở nuôi ngựa với quy mô lớn. Một nơi ở nước Liêu, một nơi chính là Đan sơn mã trường của Tây Hạ.
Sau khi trải qua một thánh chiến tranh với người Thổ Phiên, Đỗ Văn Hạo đã nhận thức một cách xâu sắc rằng ở thời cổ đại muốn thành lập một đội quân có sức mạnh tấn công thì không thể thiếu kỵ binh.
Con đường tiến tới binh cường của quân đội Đại Tống có một trở ngại. Đó là thiếu chiến mã.
Vì vậy Đỗ Văn Hạo muốn đoạt lấy ít nhất một trong hai nơi nuôi ngựa này.
Nếu so sánh với nhau, trường nuôi ngựa của Tây Hạ tốt hơn nhiều so với trường nuôi ngựa của Đại Liêu.
Bởi vậy phải đánh cuộc chiến với Tây Hạ. Hơn nữa nhất định phải đánh sớm, giải quyết sớm.
Đương nhiên Đỗ Văn Hạo không thể nói cho những người ở đây biết trong tương lai Đại Liêu sẽ bị Đại Kim tiêu diệt.
"Dùng sở trường của mình khắc sở đoản của địch".
"Cái gì là sở trường của quân ta? Sở đoản của quân Tây Hạ là gì?"
"Quân ta đông, số lượng vượt gấp nhiều lần tổng binh lực quân Tây Hạ, binh nhiều tướng mạnh.
Lương thảo của quân ta cũng nhiều, hậu cần đảm bảo hơn quân Tây Hạ.
Những ưu thế này của quân ta lại là những nhược điểm của quân Tây Hạ. Ngoại trừ việc số lượng binh lực của quân Tây Hạ thua xa rất nhiều quân ta. Đối với các tướng sĩ quân Tây Hạ tham gia tác chiến với quân ta, hậu cần quân Tây Hạ gần như không đảm bảo nổi. Kỵ binh cũng như bộ binh của chúng gần như đều không có cung cấp lương thảo. Trong quân của chúng có kỵ binh chuyên môn phụ trách việc toả ra bốn phía đánh cướp lương thảo, cỏ cho ngựa để cung ứng lương thảo cho đại quân.
Một khi gặp phải địch nhân dùng chiến thuật vườn không nhà trống, quân Tây Hạ sẽ không thể nào duy trì được việc tác chiến liên tục.
Vì vậy bình thường quân Tây Hạ đều chọn phương pháp dụ địch nhân xâm nhập để tiêu diệt mà không chủ động tiến quân thần tốc.
Đương nhiên sau khi thắng lợi chúng sẽ nhân cơ hội tiến vào nội địa nước ta, đánh cướp một hồi rồi mới ngang nhiên quay về".
Ừ. Phân tích rất có lý. Bình thường quân Tây Hạ đánh cướp, chúng có xâm nhập sâu vào nội địa nước ta không?"
"Căn cứ vào việc phân tích những trận tác chiến điển hình của quân ta và quân Tây Hạ thì thấy chúng sẽ không xâm nhập vượt quá một trăm dặm.
Đây chính là giới hạn xâm nhập rành cho chiến mã của chúng.
Bởi vì một khi vượt qua giới hạn này, một khi không tìm thấy lương thảo, đồng thời bị quân địch quấy rối, không thể nào kịp thời thoát thân thì rất có thể sẽ mất sức chiến đấu vì mất lương thảo. Điều này quả thực rất nguy hiểm".
Tất cả mọi người đều gật đầu. Thật ra không phải tất cả mọi người ở đây đều không biết hai đặc điểm này.
Tể chấp chủ yếu là quan tâm tới yếu tố chiến lược. Bọn họ rất ít khi quan tâm tới những vấn đề nhỏ nhặt này.
Nghe Đỗ Văn Hạo nói bọn họ cảm thấy rất mới lạ.
Đỗ Văn Hạo nói tiếp: "Nhằm vào đặc điểm này của quân Tây Hạ. Nguyên tắc cơ bản của chiến thuật quân ta có hai điều: Thứ nhất là tư tưởng. Phải thông báo cho toàn thể tướng sĩ từ trên xuống dưới, tất cả đều phải hiểu rõ tư tưởng đánh lâu dài, ngăn chặn tư tưởng mạo hiểm tốc chiến tốc thắng nguy hiểm. Thứ hai thực hiện vườn không nhà trống. Di dời toàn bộ dân chúng dọc theo tuyến biên giới tác chiến trong phạm vi một trăm dặm vào nội địa. Tất cả những gì có thể ăn, có thể xử dụng đều phải chở đi khiến quân Tây Hạ tới mà không cướp được lương thảo. Điều thứ ba của chiến thuật là kiên quyết dùng chiến thuật thành luỹ như tằm ăn rỗi. Bức quân Tây Hạ không thể quyết chiến chính diện với chúng ta. Khi đó sẽ giống như ván cờ tàn.
Chiến thuật đánh ráp lá cà làm hao tổn thực lực, rơi vào thế phải liều mạng nhưng cuối cùng chúng tất phải đầu hàng chúng ta".