Tống Y

Chương 410 : Tân biến pháp

Ngày đăng: 19:24 18/04/20


Đương nhiên mấy người Thái Xác không hiểu từ "chiến tranh thành luỹ" mà Đỗ Văn Hạo nói nên đều quay mặt nhìn hắn.



Thái Xác nói: "Đỗ tướng quân. Nếu như là chiến tranh kéo dài, chúng ta tổn thất nhiều quá chỉ e Thái Hoàng Thái Hậu sẽ không đồng ý".



Đỗ Văn Hạo nói: "Đó là đương nhiên. Chúng ta không e ngại lâm vào chiến tranh nhưng chúng ta cũng muốn tận dụng khả năng để tránh chiến tranh.Bởi vì bây giờ chúng ta còn chưa nắm chắc sẽ thắng nên mới không mở rộng chiến tranh, muốn dùng chiến hoà. Có nghĩa là trong thời gian tác chiến nếu quân Tây Hạ đưa ra đề nghị hoà đàm, chúng ta có thể để chúng tới biên giới đàm phán, đồng thời lại dùng thắng lợi trên chiến trường, buộc chúng nhượng bộ. Điều này gọi là chiến hoà".



Chiêu này của Đỗ Văn Hạo đương nhiên học được qua chiến tranh Triều Tiên.Nghe vậy mọi người đều gật đầu.



Hàn Chuẩn vuốt râu nói: "Đỗ tướng quân. Theo như lời tướng quân nói lúc trước.Hai chiến thuật đó lúc trước chiến tranh với quân Tây Hạ và Đại Liêu, quân ta đã thử dùng qua. Tướng quân đã nghiên cứu qua các trận đánh điển hình hẳn cũng biết hiệu quả cũng tạm được".



"Đó là bởi vì không có điều thứ ba" Đỗ Văn Hạo mỉm cười nói: "Trước kia chúng ta sử dụng chiến thuật vườn không nhà trống, tư tưởng cũng cường điệu là đánh lâu dài. Nhưng một khi xảy ra chiến trận, trước khi xuất trận tướng soái lãnh binh cực kỳ tin tưởng, chia binh tấn công.



Tất cả đều liều lĩnh tham công, nhìn thấy quân địch dễ dàng sụp đổ liền diễu võ dương oai cho là mình vô địch thiên hạ, dẫn quân đánh sâu vào nội địa mà không biết là mình bị quân thù dẫn dụ xâm nhập.



Kết quả là bị kẻ thù tập trung ưu thế binh lực một trận tiêu diệt. Vấn đề mấu chốt của tại hạ chính là điều thứ ba. Chỉ có quán triệt thông suốt điều thứ ba, thực hiện tốt, kế sách vườn không nhà trống mới có tác dụng".



Phó sứ Xu Mật viện Lâm Hi nói: "Đỗ tướng quân. Hai điểm trước của tướng quân chúng ta đều có thể hiểu. Điểm cuối cùng chiến tranh thành luỹ là có ý gì?Tướng quân có thể giải thích kỹ lưỡng cụ thể áp dụng điều này không?"



Chiến thuật thành luỹ tằm ăn rỗi là Đỗ Văn Hạo đã học được trong thời kỳ chiến tranh cách mạng ruộng đất. Quốc Dân Đảng đã áp dụng thành công chiến thuật này trong lần thứ năm tấn công các khu Xô-Viết.



Đỗ Văn Hạo đã nhiều lần nghiên cứu kinh nghiệm tác chiến của Đại Tống với Tây Hạ. Hắn đã nhiều lần tự hỏi nếu như mình chỉ huy tác chiến cùng Tây Hạ thì sẽ áp dụng chiến thuật tác chiến như thế nào.



Giờ đây khi hắn đã bước vào Tể chấp, có quyền quyết định, đương nhiên sẽ không khiêm nhường.



Hắn quyết tâm dùng chiến tranh cục bộ này để thử nghiệm tư tưởng chiến lược của mình có được tiến hành thông suốt hay không để chuẩn bị cho các chiến dịch quy mô lớn sau này.



Đỗ Văn Hạo nói tiếp: "Đồng thời với việc làm vườn không nhà trống ở khu vực biên giới, sẽ xây dựng chiến trại ở biên giới. Mỗi chiến trại có một đô nhân mã trú đóng ( Tống binh biên chế mỗi đô là một trăm quân ), dùng hàng rào cự mã vây quanh chiến trại. Bốn phía xung quanh đào hào cự mã cùng công sự phòng ngự. Bên trong chiến trại chủ yếu sử dụng sàng nỏ bắn xa, thần tí cung ( Thần tí cung do Tống Thần Tông thời Bắc Tống phát minh, thân cung dài ba xích ba, dây cung dài hai xích năm, tầm bắn xa đạt tới hơn ba trăm bốn mươi thước, được mệnh danh là vũ khí không gì bì nổi, trở thành một trong những loại vũ khí trang bị cho quân cung nỏ của Đại Tống ) và cường nỗ. Tất nhiên cũng chuẩn bị Phong hoả đài đốt lửa báo hiệu. Tích trữ lương thảo và nước uống để dùng lâu dài.Trong khi đó các chiến trại phân bố theo hình tam giác, hỗ trợ, dựa vào nhau. Mỗi toà chiến trại cách nhau năm trăm bước. Bởi vì tầm bắn của thần tí cung chúng ta ước chừng là hai trăm năm mươi bước ( chừng bă trăm tám mươi mét ) như vậy khi quân địch tiến vào tầm bắn có thể dùng hoả lực đan xen tiêu diệt".



Hoàng Lý hỏi: "Điều này chỉ e không ổn. Quân địch có thể dùng máy bắn đá cự ly xa công kích hay tập trung binh lực tấn công chiếm trại thì sao? Khi đó thì cần phảo làm gì?"



"Không nên nóng vội! Tại hạ vẫn chưa nói xong.



Đại đội binh lực của chúng ta bố trí ở một chỗ cách không xa tuyến chiến trại của chúng ta. Đội kỵ binh bố trí ở phía trước để có thể nhanh chóng phối hợp tác chiến. Đóng ở sau chính là đại đội binh lực.



Như vậy một khi chiến trại có địch quân tấn công, Phong hoả đầi đốt khói báo động làm hiệu.



Hậu quân sẽ lập tức tiếp viện, quyết chiến cùng quân địch.



Cần phải chú ý là hậu quân không được phân chia. Nhất định phải tập trung binh lực vào một chỗ. Nếu không rất có thể sẽ phạm phải sai lầm làm bừa.



Điểm chính của chiến thuật này chính là đánh bước nào củng cố bước ấy. Chiến trại như những chiếc vòi dài, vừa là thành luỹ tấn công, vừa là trạm gác tiền tiêu.Đồng thời với sự hậu thuẫn của lực lượng bộ binh chiếm ưu thế, toàn tuyến chiến trại tấn công từng bước một, từng bước tiến mạnh về phía trước, bức quân địch không thể cùng quân ta quyết chiến chính diện, phát huy ưu thế binh nhiều tướng mạnh của quân ta, lấy nhiều đánh ít.



Nếu như quân địch bỏ chạy, tuyệt đối không thể tiến hành truy kích bởi vì chúng ta thận trọng tiến lên phía trước. Đối với những hạng người liều lĩnh tham công, bất luận là có lập công hay không đều xử trảm theo quân pháp".



Đối với mọi người đây là lần đầu tiên nghe thấy loại chiến thuật này. Lâm Hi hỏi: "Vậy làm thế nào có thể tiến lên phía trước giống như tằm ăn rỗi?"




Vương Giai cau mày nói: "Vẫn còn chưa đủ. Cũng không thể điều động toàn bộ binh lực của Kinh Lược Ti Hoàn Khánh lên trước".



Đỗ Văn Hạo chắp tay nói: "Theo như ty chức thấy. Đây là một trận chiến đánh lâu dài vì vậy không thể chỉ trông cậy vào binh mã của một lộ quân để giải quyết vấn đề. Lúc này hẳn nên tiến hành thay đổi pháp chế quân sự. Hãy lấy toàn bộ sáu lộ binh mã của Thiểm Tây lục lộ an phủ ti đưa vào phạm vi điều động cho chiến dịch lần này".



Hàn Chẩn kinh ngạc nói: "Tổng số nhân mã của sáu lộ này có bao nhiêu?"



Những con số này Đỗ Văn Hạo đã ghi nhớ hắn liền giơ ngón tay nói: "Hoàn Khánh Kinh Lược ti là quân tác chiến chính diện với quân Tây Hạ của chúng ta vì vậy nên bố trí tại đây số binh lực chiếm từ ba tới bốn phần tổng binh lực của cả nước. Tổng nhân số đại khái từ ba mươi tới bốn mươi vạn quân. Đương nhiên trong số này có tính cả Sương quân và các loại quân không thể tác chiến chỉ có thể vận lương cùng các công việc phụ trợ. Cấm quân chính thức tác chiến ở đây chừng hai mươi vạn".



Hàn chuẩn nói: "Hai mươi vạn sao? Vậy có nhiều quá không? Trong khoảng thời gian này quân Tây Hạ mỗi lần quấy nhiễu cũng không tới một vạn quân, chỉ khoảng bốn, năm ngàn quân gì đó.



Hai mươi vạn binh lực chúng ta xuất quân chinh phạt. Thứ nhất giết gà dùng dao mổ trâu. Thứ hai rút hết binh lực ở các địa phương khác có thể khiến cho không còn binh lực, quân địch sẽ thừa cơ tràn vào".



Đỗ Văn Hạo mỉm cười nói: "Quân ta bố trí dọc theo tuyến phía bắc Hoàn Châu, ở chỗ gần với kinh thành Tây Hạ nhất. Mỗi một bước tiến lên phía trước là một bước tới gần kinh thành quân Tây Hạ.



Nếu như quân địch tập kích gây rối ở địa phương khác, quân ta vẫn không thể chia binh, vẫn tiếp tục xâm nhập phía trước.



Trước tình huống kinh thành Tây Hạ bị uy hiếp, quân Tây Hạ tuyệt đối sẽ không dám rút binh lực bảo vệ kinh thành đi đánh lén nơi khác



Chúng tất sẽ tập trung binh lực ngăn cản tuyến đầu quân ta.



Chính vì vậy các địa phương khác sẽ không bị quân Tây Hạ xâm lấn quy mô lớn. Mặc dù có đi chăng nữa cũng chỉ là vây Nguỵ cứu Triệu mà thôi để phân tán binh lực chúng ta".



Hàn Chuẩn gật đầu nói: "Nói vậy cũng đúng".



Đỗ Văn Hạo nói tiếp: "Lúc trước sở dĩ ty chức đề nghị dùng binh lực sáu lộ Thiểm Tây Lục lộ an phủ ti tham gia chiến dịch này, không phảo là mang tất cả binh lực tập trung ở đó mà chúng ta sẽ tiến hành chế độ thay phiên tác chiến.



Nói một cách đơn giản chính là binh mã của lục lộ an phủ ti đều thay nhau ra trận tác chiến cùng quân địch.



Mỗi lần thay phiên hai đạo nhân mã. Cấm quân trực tiếp tác chiến không thể ít hơn năm vạn quân. Sương quân phụ trách quân nhu có thể không theo giới hạn đó. Thời hạn thay phiên là nửa năm một.



Việc thay nhau ra trận như vây thứ nhất có thể tránh cho tướng sĩ tác chiến lâu dài quá mệt mỏi.



Thứ hai tướng sĩ của tất cả các lộ binh mã đều có thể thay nhau ra trận.



Tôi luyện sức chiến đấu, khảo nghiệm tướng sĩ, chuẩn bị cho sau này tác chiến quy mô lớn".



Vương Giai khen ngợi: "Chủ ý này rất hay! Thay nhau ra trận. Nửa năm một vòng. Mỗi lần đổi phiên năm vạn lập tức ra trận".



"Hay" Mọi người đều đồng ý. Tể tướng đầu triều đã tán đồng, mọi người cũng hiểu được vị Tể tướng này đã bao che cho con rể tương lai của mình.



Trong khi đó đây cũng không phải là vấn đề có tính nguyên tác gì cả.



Chủ yếu là phương pháp này phù hợp với đòi hỏi của chiến thuật đánh lâu dài nên tất cả đều đồng ý với đề nghị của Đỗ Văn Hạo. Tài sản của baongoc