Tranh Bá Thiên Hạ
Chương 61 : Liền không nói cho ngươi
Ngày đăng: 09:07 19/04/20
Cảnh sắc ven đường thực ra không khác nhau là mấy. Nhưng không biết vì sao, sau khi rời khỏi Hà Đông Đạo tiến vào phạm vi của Kinh Kỳ Đạo, Phương Giải luôn cảm thấy mình phát hiện ra một cái gì đó khác biệt trên quan đạo này. Đế đô Trường An là trái tim của Đại Tùy. Mà Kinh Kỳ Đạo, chính là xương sườn bảo vệ trái tim.
Đại Tùy có hai mươi bốn đạo, trừ Kinh Kỳ Đạo ra, Tổng Đốc các đạo khác đều là quan Nhị Phẩm. Mà Tổng Đốc của Kinh Kỳ Đạo, lại quan to Nhất Phẩm.
Có lẽ trong nhận thức của dân chúng, quan to Nhất Phẩm đơn giản là một vị quan rất lớn rất lớn mà thôi. Nhưng phải biết rằng quan rất lớn rất lớn đó đại biểu chính là sự tín nhiệm của Hoàng Đế. Từ Đại Tùy lập quốc tới nay, Tổng Đốc đảm nhiệm Kinh Kỳ Đạo đều là những người được Hoàng Đế cực kỳ coi trọng. Kinh Kỳ Đạo bảo vệ xung quanh đế đô, Hoàng Đế sao có thể giao một khu vực rộng lớn vàquan trọng này cho người mà mình nghi ngờ chứ?
Giống như, lúc chém giết trên chiến trường, binh lính sao dám để cho địch nhân ở sau lưng?
Kinh Kỳ Đạo là một đạo tương đối nhỏ so với hai mươi bốn đạo còn lại. Dù vậy, diện tích của Kinh Kỳ Đạo vẫn lớn hơn nước Đông Sở một ít.
Lúc Phương Giải tiến vào Kinh Kỳ Đạo, thì thời tiết đã chuyển sang ấm áp. Mỗi lần chứng kiến những cụ già ngồi trên bó củi phơi nắng, nói chuyện phiếm, Phương Giải đều có cảm giác hâm mộ và hoài niệm kiếp trước. Người già luôn có chút mệt mỏi, chậm chạp, nên bọn họ thích ngồi sưởi nắng dưới ánh mặt trời ấm áp hơn là người trẻ.Bọn họ nói chuyện phiếm có lẽ không liên quan gì tới quốc gia đại sự, thường thường là kể cho nhau những chuyện lúc mình còn trẻ tuổi.
Phương Giải nhìn những cụ già kia, nhịn không được suy nghĩ. Những thôn dân thoạt nhìn tuổi già sức yếu này, có lẽ có người đã từng là lão binh trải qua nhiềm lần chém giết trên chiến trường. Có lẽ có người đã từng là phú giáp một phương. Dù về già bọn họ không còn giàu có, nhưng rất an bình.
Trải qua trăm năm, xã hội Đại Tùy đã từng bước hoàn thiện. Đối đãi với những người già cũng có quy định riêng. Chẳng hạn như người già trên năm mươi tuổi, có thể được trợ cấp mười đồng tiền từ trong thôn. Người già trên sáu mươi tuổi, có thể được trợ cấp mười lăm đồng tiền. Vào mùa đông hàng năm còn được tặng thêm áo bông và chăn mền. Nếu có thể sống tới bảy mươi tuổi, không những được nhiều trợ cấp và chiếu cố hơn, thậm chí huyện lệnh xuất hành nhìn thấy cụ già trên bảy mươitrở lên, đều phải tránh đường.
Nhất là tới Hoàng Đế hiện tại, càng thêm đối xử tốt với người già, làm cho lòng người ấm áp. Cho nên Hoàng Đế Dương Dịch được các dân chúng xưng là vị đế vương tôn lão chí hiếu nhất trong vòng trăm năm qua của Đại Tùy.
Có một chuyện xưa, dù không biết thật hay giả, nhưng rất lưu hành trong dân gian. Chuyện xưa nói rằng, năm đó lúc Hoàng Đế mới chỉ là Tứ hoàng tử. Có một lần dùng thân phận khâm sai đi tuần về phía nam. Lúc đội ngũ đi qua một cây cầu đá, một cụ già chống gậy có lẽ là vì đi đường mệt mỏi, liền nghỉ tạm ở trên cầu. Không biết có phải vì lúc ấy đang giữa trưa, thời tiết ấm áp hay không, cụ già ngồi dựa vào cầu đá một lúc liền ngủ.Tứ hoàng tử Dương Dịch ngăn lại thủ hạ muốn đánh thức cụ già, đích thân đi tới cởi áo khoác của mình đắp cho cụ già kia. Sợ cụ già cảm lạnh, hắn còn sai người lấy chăn bông trong xe ngựa của mình đặt bên cạnh cụ già. Động tác nhẹ nhàng đỡ cụ già nằm xuống chăn bông. Sau đó hắn ngồi xuống bên cạnh cụ già, cầm một cái quạt bồ đuổi muỗi cho cụ già.
Lúc ấy quan viên tùy tòng đi theo đều động dung. Cứ như vậy ngồi nửa canh giờ, cụ già mới tỉnh dậy. Tứ hoàng tử Dương Dịch hỏi ông ta bao nhiêu tuổi, cụ già đáp bảy mươi hai tuổi. Dương Dịch lập tức đưa một cái phong bao đỏ thẫm cho cụ già, nói là triều đình hiếu kính với người già trên bảy mươi tuổi.
Hắn dùng chữ hiếu kính, chứ không phải là ban ơn.
Sau khi cụ già tỉnh lại, Dương Dịch dắt cụ già qua cầu, sau đó đội ngũ mới khởihành. Đang lúc mọi người cho rằng việc này đã xong, Dương Dịch lại làm một việc khiến người ta không thể không kính nể. Hắn sai người tìm hiểu cụ già kia ở nơi nào. Sau đó bắt một đám người bao gồm con trai, con dâu, cháu nội của cụ già kia tới, ở trước mặt toàn bộ dân chúng trong thôn hung hăng mắng một trận.
Để cho một cụ già hơn bảy mươi tuổi ra ngoài một mình, không ai dìu dắt, đây là tội bất hiếu. Nhất làcụ già này muốn đi bộ hơn mười dặm tới huyện thành để mua bánh hoa quế để ăn. Trong nhà có hơn mười miệng ăn, lại không có người nào giúp cụ già đi mua, điều này càng không thể tha thứ.
Một trầu roi trút xuống, con cháu của cụ già kia liền kêu khóc nhận phạt.
Chuyện này luôn được dân gian tán dương. Đương nhiên cũng rất nhanh rơi vào tai Hoàng Đế Đại Tùy lúc đó. Sau khi Hoàng Đế biết được việc này, trầm mặt thậtlâu, về sau liền bỏ đi ý niệm để Tam hoàng tử làm Thái tử.
- Không phải ngươi có thể nhìn thấu sao?Trác tiên sinh lườm hắn một cái:
- Ngươi cho rằng đọc tâm là không gì không làm được? Lúc trước ta đã nói qua, đối với những người có tâm trí kiên đình, hay là tâm phòng ngự chắc chắn, đọc tâm sẽ không có tác dụng. Ta không nhìn thấy sự che dấu sâu nhất trong lòng ngươi, cho nên mới nghi hoặc tuổi như ngươi, sao lại có lòng dạ sâu như vậy?
Phương Giải nghiêm trang nói:
- Đây là thiên phú, biết chưa?
Thấy hắn không muốn nhiều lời, Trác tiên sinh cũng không hỏi tiếp nữa. Hắn trầm ngâm một lúc, nói:
- Thực rađiều mà ta càng hiếu kỳ, chính là dù ngươi một mực nói rằng ngươi không nắm chắc tiến vào Diễn Vũ Viện, nhưng bất kể là ngữ khí hay là nội tâm, ngươi đều không có quá nhiều lo lắng với việc tiến vào Diễn Vũ Viện. Rốt cuộcngươiđã ẩn dấu bản lĩnh gì vậy?
Phương Giải hỏi:
- Tiên sinh thực sự muốn biết?
Trác tiên sinh gật đầu.
Phương Giải nhìn xung quanh thấy không có người, để sát vào tai Trác tiên sinh, thanh âm rất nhẹ:
- Liền không nói cho ngươi biết
Thấy biểu lộ kinh ngạc của Trác tiên sinh, Phương Giải cười cười nói:
- Thực ra ta không nắm chắc có thể tiến vào Diễn Vũ Viện, nhưng ta có chút nắm chắc có thể tiến vào quan trường Đại Tùy. Có lẽta thích hợp là một quan văn hơn?Bởi vì biện pháp ta nghĩ ra mặc dù có chút buồn cười và ngây thơ, nhưng dù sao nó còn mới, lại có hiệu quả và hữu dụng. Nói không chừng thực sư có thể khiến các vị học sĩ trong triều đình phải lau mắt mà nhìn. Thậm chí Hoàng Đế bệ hạ cũng phải lau mắt mà nhìn ta.
Trác tiên sinh nghĩ ngợi, nói:
- Có lẽ lúc ngươi làm quan văn mới phát hiện ra rằngthực ra mùi máu tươi trên người quan văn, còn đậm đặc hơn võ tướng rất nhiều.