Triều Thiên Nhất Côn [Luận Anh Hùng]

Chương 86 : Minh đầu đến minh đầu đánh, ám đầu đến ám đầu đánh

Ngày đăng: 14:10 18/04/20


Đêm hôm đó, trước khi đi tới “rừng đen”, Tam Cô đại sư nói với mọi người:



- Mọi người cẩn thận, nơi này rất tối, lão nạp mở đường cho chư vị, nhưng vẫn xin lưu ý trước mặt.



Lương A Ngưu nghe vậy liền lầu bầu:



- Cái gì lưu ý trước mặt, chúng ta cả tám trăm dặm đều lo lắng đề phòng, một cái rừng đen có là gì.



Ôn Nhu cũng theo ánh trăng chỉ về phía xa, cười hỏi:



- Rừng đen, là một mảng rừng rậm lớn phía trước sườn núi kia sao? Có vẻ hơi dày đặc, thoạt nhìn cũng không có gì. Chúng ta núi đao biển lửa cũng đã xông qua, cũng không cảm thấy đao quá sắc, lửa quá nóng, cánh rừng đen này cũng không thể nhuộm người sáng láng thành bồ đề đen chứ.



Nói xong liền cười lên yêu kiều.



Tam Cô đại sư biết bọn họ cũng không thèm để ý, liền nói:



- Lão nạp vẫn khuyên chư vị cẩn thận là hơn.



Tuổi tác của y không lớn lắm, còn chưa biết là nam hay nữ, lại thường thích tự xưng là “lão nạp”. Mọi người đều rất không đồng ý cái danh hiệu này của y.



Vương Tiểu Thạch thấy thế liền cười nói:



- Tại khu vực này “rừng đen” cũng có chút tiếng tăm, ở trên giang hồ cũng có thành tựu.



Phương Hận Thiếu cũng nghe được một số tin đồn, vì vậy phối hợp với đề tài của Vương Tiểu Thạch, nói:



- Đúng, từng có không ít nhân vật nổi tiếng trong võ lâm ngã xuống ở đây.



Ôn Nhu vẫn không lưu tâm, chỉ ngạc nhiên hỏi:



- Rắn sâu chuột kiến, độc vật mãnh thú trong rừng này lợi hại như vậy sao?



Vương Tiểu Thạch nói:



- Nơi này địa hình kỳ quái, nơi ao đầm chướng khí rất nặng, không cẩn thận rất dễ sa chân, không thể không đề phòng. Hơn nữa trong rừng này mỗi cây mỗi lá, mỗi cọng cỏ, mỗi hòn đá đều có màu đen, bùn cũng màu đen, cây dày và đặc, rắc rối phức tạp, đường xá khó phân. Buổi tối vào rừng, lần mò trong đêm, có thể nói là đưa tay không thấy năm ngón, phải cẩn thận bị người khác thừa cơ hội.



Lương A Ngưu vẫn không để trong lòng:



- Hoàn cảnh hiểm ác, ai chưa từng qua? Một cánh rừng, bà nội nó nhiều nhất chỉ có thể biến ra một đám ma quỷ. Họ Lương ta còn muốn bắt quỷ đây.



Nói đến chuyện ma quỷ, Ôn Nhu lại có vẻ biến sắc.



Nàng không sợ trời, không sợ đất, nhưng sợ nhất là chuyện về ma quỷ và cái từ quỷ này.



Vì vậy nàng lại bắt đầu oán trách:



- Nếu nơi này có nguy hiểm, sao phải buổi tối mới vào rừng? Trời sáng ban ngày, không phải bình an hơn sao. Đây không phải là rãnh rỗi không chuyện gì, tự mình tìm khổ sao.



Vương Tiểu Thạch khéo léo nói:


Lải nhải như vậy, chẳng vui vẻ chút nào!



Nghiêm túc đi như vậy, giống như cái gì? Coi là cái gì? Chẳng khác nào đội ngũ cản thi (điều khiển thi thể) của Tương Tây.



Nghĩ đến “cản thi”, trong đầu Ôn Nhu hiện lên một hình ảnh, liền cảm thấy sợ hãi. Đi được mấy bước, dưới chân nàng bỗng mềm nhũn, trước mắt tối sầm, mọi thứ đều giống như bị một túi vải lớn màu đen che lại, không nhìn thấy thứ gì, tất cả đều biến mất, tối đen.



Ôn Nhu muốn giãy dụa, nhưng trước mắt đều là màu đen, nàng lại lệch khỏi đội ngũ, lại khổ vì hét không ra tiếng, chỉ cảm thấy trong một chùm nước đen u ám giống như có ma quỷ yêu phách, đang quấn lấy tay chân của mình, kéo vào trong lòng đất.



Nàng giãy không ra, cũng vùng không thoát.



Nàng gọi không ra, cũng hét không được.



Giống như một cơn ác mộng, một ác mộng màu đen trong đêm tối.



Nàng hoảng sợ, trong lòng vẫn luôn kêu la: “Chết rồi chết rồi chết rồi chết rồi, lần này gặp quỷ rồi, lần này chết chắc rồi…”



Cho đến khi trong tai nghe được một tiếng kêu:



- Minh đầu đến minh đầu đánh, ám đầu đến ám đầu đánh! Bốn phương tám hướng đến toàn phong đánh, hư không đến liên giá đánh, đánh đánh đánh đánh đánh! (1)



Tiếng kêu đánh liên tục này giống như một tiếng sét đánh vào nàng, khiến nàng tỉnh lại.



Lúc này nàng mới nhìn thấy một chút ánh sáng.



Ánh trăng.



Còn có một chút ánh sáng khác.



Một thanh phương tiện sạn (vũ khí giống như của Sa Tăng) làm bằng thép tinh bay múa dưới ánh trăng, miệng sạn phản chiếu ánh trăng tỏa ra ánh sáng lạnh.



Lúc này Ôn Nhu mới xem như là “tỉnh” lại, cũng đứng lên.



Tiếp đó, nàng phát hiện không phải mình “đứng” lên, mà là được người ta “đỡ” lên.



Người đỡ nàng là Vương Tiểu Thạch.



Trước mắt lại có người đang liên tục hét lên, giao thủ, chiến đấu.



Người ra tay là Tam Khô đại sư, y (hay là nàng?) trước người, sau người, trái người, phải người đều có mấy điểm đen bóng đen, giống như yêu mị trong đêm tối nhìn chằm chằm vào đại sư vung vẩy phương tiện sạn này. Ôn Nhu chỉ liếc mắt nhìn, liền phát hiện mấy cái bóng đen đáng sợ kia chính là “sự vật” vừa rồi dính lấy mình, mặc dù nàng còn không biết vừa rồi đã xảy ra chuyện gì, hiện giờ rốt cuộc là chuyện gì xảy ra?



Chú thích:



(1) Ý của câu này muốn nói, khi ý niệm của thanh minh xuất hiện, ta sẽ đoạt quán chiếu của thanh minh, không lưu vết tích. Nếu phát giác được vô niệm, ta cũng đoạt giác tri của vô niệm này. Liên giá là một công cụ dùng để tuốt lúa thời xưa, ý là hễ có phát hiện tác ý vết tích nhỏ bé của tâm niệm, đều khiến nó rơi ra, cho đến vô tướng.



Quán chiếu (Contemplation) không khác mấy đối với sự tập trung, mặc dù nó là sự tập trung, nhưng ở đây sự chú tâm của hành giả thật kiên cố và chặt chẽ. Do đó, quán chiếu là giai đoạn phát triển toàn diện của sự tập trung. Quán chiếu mở lối cho trí tuệ trực giác và nhiều năng lực siêu nhiên khác mà người ta thường gọi là những năng lực huyền bí, và chúng ta có thể đạt đến những năng lực này ngay cả trước khi đạt đến trạng thái Niết Bàn.



Giác tri là một loại thể nghiệm, hoàn toàn tập trung sự chú ý vào những kích thích bên trong và bên ngoài cá thể vào giây phút này.



Tác ý (manasikara) là chủ động ý chí khi tiếp chạm đối tượng. Ví dụ khi thấy sự ác, mình chủ động ý chí loại trừ nó ra khỏi tâm trí. Vì việc diệt niệm ác khởi lên trong tâm thuận theo giáo lý của Đức Phật, thuận theo sự tiến hóa tâm linh đưa đến giải thoát nên gọi là “như lý tác ý” hay “theo lý tác ý” cũng được. Ngược lại chấp nhận niệm ác để nó tồn tại và giúp nó phát triển thì gọi là “phi như lý tác ý”.