Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 16 : Nuôi cá trong ruộng

Ngày đăng: 12:22 19/04/20


Ngày tháng thấm thoát trôi đi, chớp mắt đã đến năm 1977. Tôi, ngoài thân người cao một chút thì thu hoạch lớn nhất chính là nhớ kĩ được một hai nghìn từ vựng tiếng Anh, cuốn Hamlet học được hơn một nửa. Sư mẫu có lúc cũng nhắc tới, nói “Tứ nhân bang” đã tan vỡ mấy tháng rồi, sao không thấy sửa lại án oan cho tiên sinh. Tiên sinh thì vẫn bình tĩnh như thường, cứ từng bước từng bước dạy học, thấy tôi học tập ngày càng tiến bộ cũng cảm thấy vô cùng thanh thản.



Ba tôi làm việc ở ủy ban cải cách hợp tác xã mấy tháng đến nay, hoàn toàn đã có chỗ đứng vững chắc. Hồi đó ủy ban cải cách hợp tác xã là cơ quan chính quyền cấp thấp nhất, phân công nội bộ vốn dĩ đã rất không rõ ràng, bố tôi trên danh nghĩa là chủ quản của công tác giáo dục văn hóa và tuyên truyền, nhưng thực chất đã trở thành là nhân vật quan trọng của hợp tác xã Hồng Kì.



Cũng có những người nhiều chuyện muốn bố tôi điều mẹ tôi từ đang làm việc tại một công xã khác đến hợp tác xã Hồng Kì, bị bố tôi từ chối thẳng thừng.



Muốn tránh bị chê cười, cổ kim trong ngoài, quan trường đều là cái quy tắc như vậy.



Thời tiết mỗi ngày một ấm áp lên, tôi lại bắt đầu ngồi tâm tư.



Năm ngoái ở hợp tác xã được nghe một cuộc nói chuyện ban đêm giữa bố tôi với chủ nhiệm Nghiêm, trong lòng tôi liền nảy ra một số suy nghĩ, cảm thấy cần phải làm một chút gì đó mới đúng. Có điều kiếp trước của tôi có lẽ chỉ là một anh công nhân kĩ thuật chỉ biết sửa chữa máy móc, đối với công việc nhà nông quả thật không lành nghề lắm, một giờ ba khắc cũng nghĩ không ra biện pháp hay nào cả.



Thấy các xã viên bận bịu chuẩn bị cấy mạ, trong lòng tôi bỗng nhiên khẽ động một cái…ừm, có lẽ biện pháp này được đấy.



Bố tôi sau khi nhậm chức phó chủ nhiệm hợp tác xã Hồng Kì, số lần về nhà có nhiều hơn một chút, xét cho cùng thì cách cũng không xa mà, hơn 10 dặm, đi bộ thì cũng chỉ 1 tiếng đồng hồ. Còn về đứa con trai bảo bối của ông, bố tôi ngày càng quan tâm hơn. Ba bốn buổi tối, đem các kiến thức nghề điện và sửa chữa của ông trong mấy chục năm vắt ra sạch sẽ, đến nay đã có thể tùy ý nghịch đài radio. Thủ pháp lão luyện, gần như không có gì có thể so sánh được với ông_người kĩ sư tư cách đầy người. Nếu như đào tạo một cách hợp lí, không biết chừng sẽ xuất hiện thêm một Einstein nữa cũng nên.



Dường như bố tôi biết được chân tướng, hi hi!



“Tiểu Tuấn, làm gì vậy?”



Chiều chủ nhật, tôi đang đứng ngẩn ngơ trước ruộng lúa trươc cửa nhà, trong lúc không đề phòng thì bố tôi đã cười hi hi bước đến bên cạnh mình, vội vàng ngước mắt nhìn lên, một thân hình cao to khác cũng lọt vào trong tầm mắt, hóa ra là chủ nhiệm Ngiêm cũng cùng đến.



“Nuôi cá”



Tôi chả suy nghĩ gì nói ra một câu.



Hai vị chủ nhiệm đều là ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu gì cả.



“Nuôi cá trong ruộng.”



Tôi tiếp tục giải thích.



Kiểu “Nuôi cá trong ruộng” này có lẽ là “kiến thức cao thâm nhất” về phương diện có liên quan đến nông nghiệp mà tôi nắm vững, mà còn hiểu được một cách tương đối sâu sắc thấu triệt. Trung kì thập niên 90, xã Hồng Kì phát triển nghề nuôi trồng với quy mô lớn, ruộng lúa của 80% thôn làng Liễu gia đều nuôi cá, tôi không chỉ là được ăn một lần. Cái được gọi là “ngật nhân chủy nhuyễn, nã nhân thủ nhuyễn”, nhiều lúc giả vờ hỏi một vài câu liên quan đến kĩ thuật nuôi cá trong ruộng, cảm thấy hoàn toàn không phức tạp, thời gian xa cách nhiều năm, cũng còn một ít ấn tượng, đến nay nhiều lúc không ngại lôi ra hù dọa hai vị chủ nhiệm đại nhân.



Sau 20 năm, cá được nuôi trong ruộng lúa, vậy thì kể cả 20 năm sau nữa, có lẽ cũng có thể nuôi được.



Chủ nhiệm Nghiêm và bố tôi đều cảm thấy trước mắt sáng ngời hi vọng.



Chủ nhiệm Nghiêm cười hi hi nói với bố tôi: “Tấn Tài, đứa con trai này của anh, quả thật rất biết tiết kiệm lời nói ha, nói toàn là nói có một nửa thôi”.



Vạn ngôn vạn đăng, không bằng cứ im lặng là hơn.
Thấy bọn họ thương lượng làm thể nào để nuôi thả, làm thế nào để phòng tránh không để cá bơi mất…vô cùng kĩ lưỡng, tôi cũng theo đó mà cảm thấy vui mừng. Xem ra đến mùa thu hoạch không chỉ có cơm gạo mới thơm phức, mà còn có cá rán thơm giòn để ăn rồi.



Chủ nhiệm Nghiêm dặn dò hai vị dưới quyền, một mắt nhìn thấy cái dáng thèm ăn nuốt nước bọt của tôi, không kiềm được thấy rung động trong lòng.



“Tiểu Tuấn, cháu vừa nói cái gì vậy?”



Tôi bất ngờ: “Nói gì cơ ạ? Cháu có nói gì đâu.”



“Không phải, cháu vừa nói….đúng rồi, cháu nói sờ đá để qua sông, là ý gì vậy?”



“Đâu có ạ, Nghiêm bá bá, cháu chính là không hiểu ý của câu nói đó mới hỏi bố cháu đấy chứ.”



“Đùng có đánh trống lảng. Cái trò trẻ con đó của cháu mà cũng giấu được bác sao? ”



Chủ nhiệm Nghiêm nếu như đã muôn chơi thì tôi cũng phải chiều thôi.



“Bá bá, Liễu Gia Sơn nuôi cá, các đại đội khác có nuôi không? ”



“Tất nhiên là phải nuôi rồi. Cả hợp tác xã Hồng Kì đều phải nuôi.”



“Vậy…nếu như nghộ nhỡ nuôi không sống thì phải làm thế nào? Cá bị bệnh thì phải làm sao? Đến lúc đấy không được trách cháu đâu nha. ”



“Ây, thằng nhóc này, nói năng kiểu gì vậy? Bá bá là loại người đó sao? Trong mắt của cháu bá bá thật là người như vậy ư? Xảy ra vấn đề lại đi trách một đứa bé ?”



Tôi gãi gãi đầu, cười hì hì nói: “Cháu đây là đang lời không hay thì nên nói ra trước, cẩn thận để không mắc sai lầm lớn.”



“Láu cá thật….ha ha, cẩn thận không sai lầm….ừm….”



Tiếng cười của chủ nhiệm Nghiêm từ từ nhỏ dần rồi biến mất.



“Hay cho câu cẩn thận không sai lầm! Cháu đây chẳng phải đang nhắc nhở khéo ta sao?”



Tôi cười cười, mặc nhận lời nói của bác ấy.



“Vậy tốt, chúng ta cứ mò đá qua sông. Mỗi một đại đội, đầu tiên thả 10 mẫu, 20 mẫu cá giống, nếu như thành công, tiếp tục mở rộng phạm vi nuôi thả.” Trợn mắt nhìn tôi một cái, cười nói: “Đến lúc đó thật là bá bá phải phát thưởng cho cháu mới được.”



“Cảm ơn bá bá, đến lúc đấy mời cháu ăn thịt nha.”



Ày…thật chả ra làm sao, chỉ biết mỗi ăn thịt!