Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 4 : Biết trước tương lai

Ngày đăng: 12:22 19/04/20


Cơm là cơm gạo trắng, mỗi người được một bát to. Thức ăn là sợi cà rốt ngâm xào.



Đây đã tốt lắm rồi, cả thôn Liễu Gia Sơn, số người được ăn cơm gạo trắng không phải nhiều. Phần lớn các gia đình đều ăn cơm độn khoai. Cái gọi là cơm độn khoai, nói trắng ra, là cơm trộn với các miếng khoai lang nát. Lượng gạo khoai lang nhiều hay ít, phải nhìn vào gia cảnh nhà mới biết được. Gia cảnh tốt một chút, khoai lang độn vào ít đi, còn gia cảnh không tốt, thi khoai lang độn nhiều lên. Có những gia đình nghèo quá, thậm chí còn phải ăn toàn khoai lang không.



Việc này cũng chẳng biết làm thế nào, lúc đó kêu gọi sản xuất hợp tác xã, loại lúa gạo cũng không được cải tiến, sản lượng rất thấp. Chỉ có thể độn khoai với số lượng lớn. Bởi lẽ sản lượng khoai lang rất lớn, côn trùng sâu bệnh ít, dễ bội thu. Rất nhiều năm nay, những hộ nông dân Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Nam, đều trông chờ vào khoai lang để nuôi sống bản thân.



Với tôi, cơm với thức ăn thế này không khó nuốt, rất hợp khẩu vị.



Vừa quay về quá khứ, ký ức hoàn toàn đọng lại ở thế kỷ 21. Ăn thịt ăn cá cũng ngấy rồi. Sợi cà rốt ngâm chính cống thế này, muốn ăn được cũng không phải là chuyện dễ. Tôi bê bát cơm lên, ăn nhồm nhoàm, vừa ăn vừa nhìn cha cười.



Thấy tôi ăn ngon lành, cha vui lắm, sờ đầu tôi, móc ra một điếu thuốc hiệu “Chim bồ câu” đưa lên miệng hút.



Năm 1967, có thể hút thuốc là tượng trưng của thân thế và địa vị. Người nông thôn, thường là hút thuốc lá cuộn, tức là tự mình trồng thuốc lá tự mình sao thuốc, sau đó dùng giấy cuộn lại thành điếu để hút, thường gọi là “ống loa”. Đi ra ngoài đường mới mua một bao thuốc cho gọi là có thể diện, thường chỉ là loại “Kinh tế” ba cắc một bao, hoặc loại “Đuốc lửa” tám hào một bao. “Chim bồ câu” một đồng tám, có thể coi là loại thuốc tốt rồi. Cha tôi là công nhân viên chức nhà nước, là nhân vật có vai vế trong Liễu Gia Sơn, hút loại thuốc này cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng có điều lương mỗi tháng của ông là ba mươi sáu đồng năm hào, lương tháng của mẹ tôi cũng tầm ấy, phải nuôi bốn đứa trẻ, còn phải hiếu thuận ông ngoại bà ngoại, tiêu pha không ít. Loại “Chim bồ câu” này cũng không được hút một cách thoải mái, ở nhà ông cũng có lúc hút thêm “ống loa”.



“cha, sao hôm nay cha lại về đây?”



Chị hai vừa ăn vừa nói.



Cha tôi là một người bố hiền rất điển hình, trong ký ức kiếp trước của tôi, ông chưa từng đánh chị em tôi, mắng cũng rất ít. Mấy chị em đều rất thân với bố.



Cha là kỹ thuật viên của một rạp chiếu phim, chuyên tu sửa máy phát phim và máy phát điện. Nhưng thỉnh thoảng ông cũng phải đi chiếu phim. Nông thôn lúc bấy giờ, hoạt động giải trí còn ít lắm, chỉ có xem phim ngoài trời và hát kịch địa phương thôi. Đoàn văn công của huyện số lượng người có hạn, rất ít khi về thôn diễn kịch. Các xã, thậm chí các thôn đều có đội văn công của riêng mình, nhưng trình độ lại rất nghiệp dư, đạo cụ cũng thiếu thốn, Trời kỳ cách mạng lớn chỉ cho phép hát tám vở kịch, hát đi hát lại mất đoạn ấy, dân tình cũng chán ngấy lên rồi. Nếu so sánh, thì số lần xuất hiện của rạp chiếu phim ngoài trời và chất lượng của những bộ phim đều tốt hơn so với hát kịch. Nhân viên chiếu phim về thôn cũng trở thành thần tượng trong mắt nhân dân.



Thôn Ma Đường Loan nằm sát thôn Liễu Gia Sơn, quan hệ của nhân viên điều chỉnh trạm quản lý phát sóng của huyện Hướng Dương với cha tôi cũng không tồi, mỗi lần có dịp đi chiếu phim ở gần Liễu Gia Sơn, là lại tìm đến cha tôi.Coi như là công tư trọn cả đôi đường.



Ma Đường Loan?



Trong lòng tôi chợt lóe lên, mơ hồ nghĩ ra chuyện gì, nhưng lại không nhớ nổi.



“Tốt quá rồi, cha, đêm nay đưa chúng con đi Ma Đường Loan xem phim nhé”
Cha bắt đầu đọc.



A, sao lại là thơ Đường? tôi mới lên lớp 1, chẳng nhẽ trước kia cha đã từng dạy bài thơ này hay sao? Cũng có thể dạy qua rồi, những ký ức thời thơ bé của kiếp trước đã quá xa vời, không thể nhớ rõ ràng như vậy được.



“Nhất tuế nhất khô vinh, dã hỏa tiêu bất tận, xuân phong xuy hựu sinh”



Tôi đọc tiếp lời cha, một mạch đọc hết. Sau đó liền nhìn thấy cha, còn chị hai, chị ba dùng con mắt rất quái dị nhìn tôi, hình như không tin tưởng.



Chết rồi. Tôi đột nhiên nghĩ ra, cha đang kiểm tra chị hai mà. Chị học lớp 5, học qua bài này rồi. xem chừng về sau trước khi mở miệng phải uống lưỡi bảy lần, không cẩn thận là lộ sơ hở ngay.



“Tiểu Quân, con học bài này rồi sao?”



Cha nghi ngờ hỏi.



Tôi ôm đầu, trong cái khó ló cái khôn, liền cười đáp: “Con đã từng nghe chị hai đọc”



Lời giải thích này có thể miễn cưỡng qua mắt được ông.



Cha vui lắm, móc ra một viên kẹo, cười tít mắt nói: “nghe chị hai đọc mà nhớ được, tốt lắm. Thưởng con một viên kẹo”



Đây là chiêu quen thuộc của cha, mỗi lần về nhà, đều mua mấy viên kẹo hoa quả, cho chị em tôi. Thời bấy giờ kẹo nhiều chủng loại lắm, giống như hoa quả, nhưng không ngon bằng, chỉ một viên kẹo, bọc một lớp giấy hoa hoa xanh xanh, gọi là “kẹo bọc giấy”. Trẻ con nông thôn, cả năm cũng chẳng ăn được mấy lần.



Tôi nhận viên kẹo, vui vẻ nhét vào miệng, thật ngọt!



Cha thấy chị em tôi vui vẻ, ánh mắt đầy tình yêu thương.



Ăn loại kẹo bọc giấy hơn mười năm chưa được ăn, tôi đột nhiên có một ý nghĩ mới.